Không khí nóng hầm hập đang vây quanh Iran khi căng thẳng liên tục dâng cao trong khu vực và Mỹ tỏ ra sẵn sàng hành động.
Hôm qua, AFP đưa tin Iran từ chối tiếp nhiên liệu cho máy bay thuộc những hăng hàng không của phương Tây và một số nước Ả Rập tại các sân bay quốc tế ở nước này. Đây được xem là biện pháp ăn miếng trả miếng khi các hăng nhiên liệu lớn trên thế giới làm điều tương tự đối với máy bay của Iran. Như vậy, quan hệ hàng không giữa Iran với phương Tây và một số nước láng giềng có thể bị cắt đứt. Đây là diễn biến mới nhất gây thêm căng thẳng vốn đă dâng cao trong mấy ngày qua.
Hormuz dậy sóng
Trong cùng ngày, Tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ Lockheed Martin chính thức trúng thầu hợp đồng trị giá 1,96 tỉ USD để thiết lập hệ thống pḥng thủ tên lửa cho UAE, theo AFP. Diễn biến này xảy ra khá trùng hợp sau khi Tehran tuyên bố sẽ bắn thử nhiều loại tên lửa như đất đối hải, đất đối không lẫn hải đối hải từ tầm ngắn đến tầm xa trong cuộc tập trận đang diễn ra tại vùng biển gần eo Hormuz. Nổi bật trong số đó là tên lửa đạn đạo Shahab-3, được cho là có tầm bắn lên đến gần 2.000 km. Tuy nhiên, sau đó giới chức hải quân cấp cao của Iran nói lại rằng tên lửa Shahab-3 sẽ được bắn thử vào một ngày khác, nhưng không công bố thời điểm chính xác.
Dù có hay không việc thử tên lửa th́ t́nh h́nh của khu vực này vẫn đang hết sức nóng bỏng kể từ khi Iran tổ chức tập trận quy mô lớn (24.12.2011- 2.1.2012). Cũng trong cuộc tập trận, Iran c̣n “khoe” tàu ngầm lớp Ghadir, vốn nổi tiếng với độ lặn sâu và khả năng hoạt động cực êm. Mới đây, website về thông tin t́nh báo DEBKAfile dẫn một số nguồn cấp cao tại Trung Đông cho biết t́nh báo Mỹ cảnh báo Iran sẵn sàng cho biệt kích rải thủy lôi tại eo biển chiến lược Hormuz.
Giới quan sát nhận định các diễn biến vừa nêu nhằm khẳng định tuyên bố của Iran rằng sẽ trả đũa mạnh tay nếu bị Mỹ và đồng minh tiếp tục gia tăng trừng phạt liên quan đến chương tŕnh hạt nhân của nước này. Ngày 27.12.2011, Phó tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Reza Rahimi nói: “Không giọt dầu nào lọt qua được eo
Hormuz nếu phương Tây cấm vận ngành xuất khẩu dầu của Iran”. Một ngày sau, Tư lệnh hải quân Habibollah Sayyari phụ họa thêm rằng việc phong tỏa tuyến đường biển tại đây là chuyện “dễ như ăn kẹo”. Thực tế, khu vực hẹp nhất của eo biển Hormuz chỉ rộng khoảng 34 km và chiều rộng của hai làn đường vận chuyển tại đây là 3,2 km, được ngăn cách bởi vùng đệm cũng rộng 3,2 km. V́ thế, Iran đúng là có đủ khả năng thực hiện ư định “đóng nút” khu vực.
Thế trận của Mỹ
Phản ứng lại, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Mỹ George Little ngày 29.12 khẳng định eo biển Hormuz là huyết mạch có ư nghĩa lớn đối với an ninh, ổn định và kinh tế trong khu vực. “Mỹ không chấp nhận hành vi can thiệp hoạt động lưu thông qua Hormuz”, AP dẫn lời ông Little nhấn mạnh. Ngoài ra, Rebecca Rebarich, phát ngôn viên Hạm đội 5 của Mỹ đang đóng tại khu vực này, cũng tuyên bố “luôn sẵn sàng chống lại bất cứ hành động ác ư nào nhằm đảm bảo tự do đi lại”. Không chỉ nói, Mỹ c̣n đặc phái tàu sân bay USS John C.Stennis tiếp cận nơi Iran đang tập trận. Thêm vào đó, Mỹ vừa công bố đơn hàng bán 84 chiến đấu cơ F-15 trị giá 30 tỉ USD cho đồng minh Ả Rập Xê Út và đang cân nhắc việc bán một loại bom tấn công hiện đại cho UAE.
Từ sớm, Mỹ đă chuẩn bị chặt chẽ một lực lượng hùng hậu và tăng cường thắt chặt liên kết với các đồng minh trong khu vực. Tháng 10.2011, tờ The New York Times đưa tin Washington đang lên kế hoạch phân bổ lại sức mạnh ở vùng Vịnh để kiềm chế Tehran. Cuối tháng trước, Lầu Năm Góc đưa một lượng lớn binh sĩ tại Iraq về đồn trú ở Kuwait. Tính đến thời điểm này, Mỹ có hơn 40.000 quân trong khu vực với gần 30.000 binh sĩ tại Kuwait. Mỹ c̣n án ngữ thêm Hạm đội 5 với 15.000 binh sĩ cùng hơn 1.000 nhân viên hỗ trợ mặt đất. Ngoài ra, Washington cũng đang điều thêm một số tàu chiến đến để pḥng ngừa khả năng xung đột. Một “cấu trúc an ninh” bao vây Iran cũng đang được h́nh thành với liên minh giữa Mỹ cùng Ả Rập Xê Út, Kuwait, Bahrain, Qatar, UAE và Oman. Không những là đồng minh của Mỹ, những nước này c̣n là “đại gia” sản xuất dầu mỏ trong khu vực và ngành xuất khẩu dầu của họ sẽ hoàn toàn tê liệt nếu Iran phong tỏa eo Hormuz.
Tàu Iran tập trận tại Hormuz ngày 31.12.2011 - Ảnh: Reuters |
Tàu sân bay USS John C.Stennis của Mỹ - Ảnh: AFP |
Thật ra, căng thẳng đă âm ỉ từ tháng 11 sau khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế tŕnh báo cáo tuyên bố Iran đang tích cực nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Từ đó, các bên liên tục đấu khẩu và Tehran tỏ rơ sự cứng rắn bằng cuộc tập trận và các tuyên bố nói trên. Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn lạc quan cho rằng mọi chuyện chưa đến nỗi bùng nổ thành chiến tranh tổng lực. Theo đó, cả Mỹ lẫn Iran đều hiểu rằng cái giá của chiến tranh đều rất nặng nề cho cả hai bên. Hồi tháng trước, Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Martin Dempsey cảnh báo một cuộc chiến như thế sẽ là thảm họa cho cả khu vực. Iran tập trận cũng chỉ với ư định răn đe Mỹ và Israel chớ tấn công, muốn thị uy các nước láng giềng qua đó ngăn ngừa đụng độ.
Căng thẳng cũng có thể được lắng dịu phần nào sau khi Press TV dẫn lời Tư lệnh Sayyari hôm qua nói Iran chưa có ư định phong tỏa eo biển Hormuz.
Eo biển Hormuz
Eo biển này đóng vai tṛ cực kỳ quan trọng v́ là cửa ngơ duy nhất nối liền vịnh Ba Tư với biển Ả Rập để tỏa đi khắp nơi. Trong năm 2011, trung b́nh mỗi ngày có 14 tàu chở dầu đi qua Hormuz, mang theo tổng cộng 17 triệu thùng dầu, theo trang U.S Energy Information Administration. Con số này tương đương 35% lượng vận chuyển và chiếm 20% giá trị giao dịch dầu trên toàn thế giới.
Nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa hoặc ngưng hoạt động v́ chiến tranh th́ giải pháp thay thế là vận chuyển bằng đường ống Đông - Tây dài gần 1.200 km với chi phí cao hơn. Tuy nhiên, đường ống này chỉ có công suất 5 triệu thùng mỗi ngày. V́ thế, nhiều chuyên gia đều nhận định giá dầu có thể nhanh chóng tăng lên trong thời gian tới khi t́nh h́nh eo biển Hormuz thêm căng thẳng. Bloomberg dẫn lời 32 nhà phân tích cho rằng giá dầu sẽ tăng sau ngày 6.1.
|
Cán cân quân sự Mỹ - Iran
Mỹ có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới, với khoảng 1.478.000 binh sĩ thường trực và 1.460.000 người dự bị, ngân sách quốc pḥng hằng năm khoảng 500 tỉ USD. Lực lượng quân sự Mỹ được trang bị khoảng 6.000 xe tăng, 6.700 xe chiến đấu bộ binh, 10.000 xe bọc thép quân sự, gần 300.000 xe bọc thép loại nhẹ. Sức mạnh quân sự trên không của Mỹ gồm khoảng 3.700 máy bay thuộc hải quân cùng 5.573 máy bay được biên chế cho không quân. Mỹ c̣n có 11 tàu sân bay, 9 tàu đổ bộ mang máy bay trực thăng, 7 tàu mẹ vận chuyển đổ bộ, 12 tàu mẹ đổ bộ đất liền, 22 tàu tuần dương, 60 tàu khu trục, 27 tàu hộ tống cỡ lớn, 75 tàu ngầm cùng hàng trăm tàu chiến các loại khác.
Iran là một trong những thế lực mạnh nhất khu vực với 500.000 lính thường trực, hơn 1 triệu quân dự bị, có ngân sách quốc pḥng hằng năm khoảng 10 tỉ USD. Quân đội Iran có khoảng 2.940 xe tăng, nhưng một lượng đáng kể trong số đó đă cũ. Nước này có gần 600 máy bay chiến đấu nhưng đa số là nâng cấp từ các ḍng đời cũ của Mỹ. Hải quân Iran có 13 tàu ngầm, 5 tàu khu trục nhỏ, 3 tàu hộ tống, 24 tàu tấn công nhanh, 98 tàu tuần duyên, 100 tàu phóng tên lửa loại nhỏ. (Tổng hợp)
|
Ngô Minh Tr