Bẵng đi một thời gian, gần đây dư luận Hà Tĩnh lại xôn xao về một nhân vật lẫy lừng tiếng tăm ở Hà Tĩnh nói riêng và miền Trung nói chung. Chỉ riêng vụ đám cưới tài xế của ông trùm này cũng đă ” nổ như bom”, gây chấn động cả một miền quê nghèo lam lũ. Đám cưới toàn siêu xe từ 5-7 tỷ đến trên 15 tỷ VNĐ. Nhiều người hỏi tôi, họ lấy đâu ra nhiều tiền đến vậy? Hải Quê là ai mà giang hồ đồn đại ghê vậy? Chuyện dài lắm, không thể nói ngay được Hải Quê là ai và họ lấy đâu ra nhiều tiền đến vậy.
Lê Quốc Châu Blog xin trích đăng lại loạt bài của Tác giả Nguyễn Hồng Lam-Báo CAND nhằm giúp những ai ṭ ṃ muốn biết Hải Quê là ai, và họ lấy đâu ra nhiều tiền đến vậy? Xin nói ngay loạt bài này chưa hẳn đă hay, chưa chắc đă trúng; chỉ là một góc nh́n giúp bạn đọc h́nh dung lờ mờ về chân dung một con người lăy lừng tiếng tăm ở đất miền Trung Việt Nam.Đây mới chỉ là một phần bề nỗi rất nhỏ mà thôi, c̣n có cả một tảng băng ch́m phía sau sự giàu sang của Nguyễn Thanh Hải mới đáng suy ngẫm.
Đám cưới tài xế của Hải Quê toàn siêu xe với 3 xe máy khủng dẫn đường.
Dàn siêu xe này đă gây chấn động quê nghèo lam lũ
Bài 1: Ai đă tàn sát rừng đại ngàn Hương Sơn-Hà Tĩnh?
Giấy phép cho khai thác 10.000m3, đầu nậu thuê đốn 40.000-50.000m3, nhập chung cả gỗ khai thác phi kỹ thuật vào gỗ hợp pháp để được đóng dấu búa kiểm lâm.
Tháng 6/2005, trong báo cáo “Điều tra đa dạng sinh học vùng dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở dăy núi Bắc Trường Sơn”, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đă xếp rừng Hương Sơn, Hà Tĩnh có tầm vị trí ngang bằng, đồng thời là cầu nối với 3 khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á là Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) ở Việt Nam và Khu bảo tồn thiên nhiên Na Kai – Nậm Then của nước bạn Lào. Đây là khu vực rừng có tính đa dạng sinh học rất cao, đồng thời là rừng pḥng hộ đầu nguồn của các con sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Ngàn Phố, những chi lưu của sông La, con sông lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh.
Hơn thế nữa, vùng lơi Rào Àn của rừng Hương Sơn c̣n được các nhà khoa học quốc tế đánh giá là “một trong những cánh rừng nguyên sinh đẹp nhất thế giới”. Khu vực xung quanh đỉnh Pù Hùng Lều (cao 2.100m), giáp bản Nacađốc, huyện Cămcớt, tỉnh Bolikhămxay (Lào) đến nay vẫn hầu như chưa hề có dấu chân người. Ở đó vẫn tồn tại những thảm động vật lưỡng cư dày đặc, những đàn bướm khổng lồ cùng nhiều loại động vật quư hiếm đă được đưa vào sách đỏ, có loài tưởng chừng đă hoàn toàn bị diệt chủng. Không nghi ngờ ǵ nữa, rừng Hương Sơn là một kho báu vô giá đầy sức mê hoặc đối với những nhà sinh vật học.
Chính v́ thế, rất đông những nhà khoa học trong và ngoài nước đă đổ về nghiên cứu và đề xuất hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ khu vực rừng quư hiếm này. Năm 2001, Chính phủ Đan Mạch đă tài trợ kinh phí để thực hiện Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học dăy núi Bắc Trường Sơn”. Từ năm 1999 đến nay, rất nhiều đoàn nghiên cứu khoa học hỗn hợp đă t́m đến Hương Sơn. Năm 2005, có một đoàn 30 nhà khoa học từ các nước Anh, Hà Lan, Mỹ, Australia, Nga đă t́nh nguyện dựng lều ở những 9 tháng ṛng ră trong vùng lơi rừng Hương Sơn để khảo sát nghiên cứu. Ngày 23/1/2006, GS Vơ Quư và nhiều nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên môi trường Quốc gia đă làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm bàn bạc sáp nhập vùng lơi rừng Hương Sơn vào Vườn quốc gia Vũ Quang, biến nó thành khu dự trữ sinh quyển thế giới đề nghị UNESCO công nhận.
Trong khi các nhà khoa học đang hết sức đau đầu để t́m cách ǵn giữ th́ ngay tại địa phương, rừng Hương Sơn lại vẫn đang bị tận diệt từng ngày, mọi biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn nhằm ǵn giữ nó của chính quyền địa phương vẫn hầu như bất lực. Tháng 9/2004, một báo cáo của UBND huyện Hương Sơn đă ghi nhận: tổng diện tích đất có rừng trên toàn huyện chỉ c̣n khoảng 70,4 ngàn ha trên tổng diện tích 90,7 ngàn ha đất rừng. Diện tích đất rừng có… rừng giảm đáng kể nhưng cũng chưa nghiêm trọng bằng sự suy kiệt của chất lượng rừng, bởi thực tế (khác xa những con số trong các báo cáo vẫn đầy lạc quan) th́ ngoài khoảng 10.000 ha vùng rừng lơi nguyên sinh Rào Àn, giáp Vườn quốc gia Vũ Quang, những khu vực rừng c̣n lại hầu như đă rơi vào t́nh trạng nghèo hoặc nghèo kiệt.
“Trong trắng ngoài xanh”, nh́n bên ngoài rừng núi vẫn xanh um và tươi tốt nhưng thực chất đó chỉ là màu xanh của thảm thực b́, c̣n gỗ tốt th́ đă hoàn toàn biến mất. Hai xă Sơn Kim I, Sơn Kim II vẫn được ghi nhận là c̣n 43.000ha rừng nhưng theo xác nhận của ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch xă Sơn Kim I, và theo khảo sát của chúng tôi, th́ “có t́m đỏ mắt cũng chẳng có cây gỗ nào”.
Năm 1998, vùng Khe Dầu, xă Sơn Kim I, gỗ quư vẫn đứng sừng sững ngay cạnh nhà dân, c̣n nay muốn t́m ít gỗ làm nhà, những tay tiểu lâm tặc ở địa phương phải đi sâu vào thêm 19km. Khu vực Danh Chắn, xă Sơn Kim II, 10 năm trước là rừng nguyên sinh, nay chỉ c̣n đồi trọc với những khoảnh rừng tái sinh lèo tèo suy kiệt. Tại xă Sơn Hồng, 17.000 ha rừng nguyên sinh đă bị đốn sạch, nhường chỗ cho dây leo cỏ dại.
Theo đánh giá của một số nhà chuyên môn hiểu biết sâu về thực trạng rừng Hương Sơn th́ trữ lượng gỗ của toàn bộ rừng trên địa phương này chỉ c̣n lại chừng từ 2 – 2,5 triệu m3 gỗ, trong khi con số thống kê của Phân Viện Điều tra quy hoạch Bắc Trung Bộ vào năm 1994 đánh giá trữ lượng này là trên 9 triệu m3! Trên 70% rừng đă mất, đó chính là hậu quả của cái gọi là “phương án khai thác rừng để bảo vệ và phát triển bền vững” vẫn đang được áp dụng trong hàng chục năm qua!
Chống lâm tặc – cuộc chiến không cân sức
Khoảng năm 1996, giấy phép khai thác gỗ theo chỉ tiêu ở Hương Sơn chỉ c̣n được cấp cho duy nhất một chủ rừng là Lâm trường Hương Sơn, sau đổi tên thành Công ty Lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn. Công ty đă bán lại giấy phép cho các đầu nậu gỗ để họ tự tổ chức khai thác. Việc giám sát cả về địa chỉ khai thác (theo điều tra thiết kế) lẫn số lượng, chủng loại, chất lượng gỗ đều vượt quá tầm giám sát của chủ rừng.
“Dễ làm khó bỏ”, đầu nậu gỗ gần như toàn quyền chọn lựa và chặt trụi những vùng nhiều gỗ quư, bất chấp nó có nằm trong khu vực đă quy hoạch thiết kế hay không. Hàng loạt những cánh rừng toàn lim, táu, dổi… những loại gỗ đặc sản của Hương Sơn đă bị chặt trụi, gần như không c̣n cơ hội tái sinh. Giấy phép cho khai thác 10.000m3, đầu nậu thuê đốn 40.000-50.000m3, nhập chung cả gỗ khai thác phi kỹ thuật vào gỗ hợp pháp để được đóng dấu búa kiểm lâm.
Tiếp đó, các đầu nậu này lại thu mua giá rẻ thêm hàng chục ngàn mét khối gỗ lậu khác của những tay tiểu lâm tặc địa phương và cũng nhập luôn vào cùng gỗ hợp pháp. Dưới sự tiếp tay của một số cán bộ kiểm lâm, gỗ lậu cứ ung dung ra khỏi cửa rừng để lại sau lưng những cánh rừng già đă trở thành đất hoang đồi trọc.
Cá lớn nuốt cá bé, dần dần nguồn lợi gỗ rừng bị gom về một mối, thu vào tay các “đại gia” như Thu “thương binh”, Hùng “bút”, Hải “quê”, Hùng “nhân”, Hoàn… Những “ông trùm” này ít khi xuất hiện và tự đứng ra thu gom mà giao lại các công đoạn buôn gỗ lậu cho đàn em là những người địa phương ở các xă có rừng. Hàng loạt thủ đoạn tinh vi đă được chúng tung ra. Trận lũ quét kinh hoàng năm 2002 vừa xảy ra, Công ty Lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn đă có ngay một hồ sơ xin khai thác tận thu gỗ chết đứng hậu quả của lũ quét trong khu vực rừng lơi Rào Àn. UBND tỉnh đă đồng ư. Chỉ suưt nữa, lâm tặc sẽ tha hồ đưa ra khỏi rừng một cách hợp pháp hàng ngàn mét khối gỗ chặt lậu cả trước và sau lũ. Nhưng may mắn “dự án” này đă bị huyện phát hiện và ách lại
(C̣n tiếp).