66 phóng viên đă thiệt mạng trong năm 2011 vừa qua. Họ đă ra đi vĩnh viễn khi đưa tin về cuộc cách mạng tại Ả rập, các băng đảng buôn bán ma túy tại Mexico hay những biến động chính trị tại Pakistan.
Thông tin được tổ chức Phóng viên không biên giới công bố ngày 21/12 cho biết mười nhà báo đă thiệt mạng tại Pakistan, chủ yếu là bị ám sát. Điều này đă khiến quốc gia này trở thành nơi nguy hiểm nhất để truyền thông tác nghiệp trên thế giới, năm thứ 2 liên tiếp.
C̣n tại cuộc cách mạng Ả rập vừa qua, 20 nhà báo, phóng viên cũng đă vĩnh viễn nằm xuống. Con số phóng viên thiệt mạng tại Trung Đông năm nay đă tăng gấp đôi so với năm ngoái. Bên cạnh đó là vùng Châu Mỹ La tinh, nơi các băng đảng buôn bán ma túy hoạt động mạnh mẽ nhất, con số các phóng viên bị sát hại cũng tương đương với Trung Đông.
Phóng viên tác nghiệp tại chiến trường Afghanistan
Có khoảng 1.044 nhà báo đă bị bắt trong năm 2011, gần gấp đôi năm 2010. Phần lớn số đó bị bắt trong các cuộc biểu t́nh tại Ả rập, Hy Lạp, Belarus, Uganda, Chile và Mỹ. Theo báo cáo của Tổ chức phóng viên không biên giới th́ Trung Quốc, Iran và Eritrea hiện đang được coi là “nhà tù lớn nhất của giới truyền thông” nhưng không công bố con số cụ thể.
Những địa điểm được Tổ chức này liệt vào danh sách nguy hiểm nhất cho giới truyền thông là: Abijan (Bờ biển Ngà); Quảng trường Tahrir (Cairo, Ai Cập); Deraa, Hóm và Damascus (Syria); Quảng trường Change (Yemen); Misrata (Lybia).
Trong năm 2010 đă có 57 phóng viên thiệt mạng. Năm tồi tệ nhất cho những người hoạt động trong giới truyền thông là năm 2007 khi cuộc chiến tại Iraq đă cướp đi sinh mạng của 87 phóng viên.
Đào Anh
Reuters