Hoa Kỳ sẽ ồ ạt đổ vào Trung Á hàng loạt vũ khí sau khi các đơn vị lính Mỹ rời Afghanistan, - chuyên viên Aleksandr Konovalov Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược nhận xét.
Trung Á sẽ nóng dần lên với các quân sự của người Mỹ ở sát biên giới Nga và Trung Quốc?
Lầu Năm Góc đă đề nghị với Tajikistan và Uzbekistan để thành lập trên lănh thổ của hai nước này một mạng lưới các trung tâm đào tạo. Thoạt nghe th́ dường như lư do đưa ra khá chính đáng – nhằm huấn luyện cho quân nhân các nước trong khu vực cách sử dụng những vũ khí và thiết bị của lực lượng NATO ở Afghanistan sau đây sẽ được chuyển giao miễn phí cho họ. Thế nhưng các trung tâm này cũng có thể dễ dàng biến thành căn cứ quân sự. Hẳn là Hoa Kỳ đang cố gắng để nhận được sự đồng ư như vậy của chính quyền một số nước, đổi lấy khoản viện trợ quân sự hào phóng, - chuyên viên Aleksandr Konovalov cho biết.
“Tất nhiên, có thể đạt được thỏa thuận là một phần dự trữ vũ khí của Mỹ sẽ chuyển giao cho các nước láng giềng hoặc để lại cho quân đội Afghanistan. Nhưng những binh sĩ Afghanistan sẽ không giữ nổi những thứ này trong tay ḿnh, mà vũ khí sẽ lọt vào tay những tên khủng bố Hồi giáo. Có nguy cơ hoàn toàn hiện thực là cung cấp vũ khí hàng loạt cho những nhóm khủng bố và ly khai. Đây cũng là điều khiến nhiều quốc gia phải hứng chịu cơn đau đầu mới”.
Sau khi rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2014, Hoa Kỳ và NATO cũng có thể duy tŕ hiện diện quân sự của họ ở đất nước này tại 15 căn cứ điều hành chiến dịch, - ông Leonid Ivashov Giám đốc Học viện các vấn đề địa chính trị của Nga nêu ư kiến. Đây là mối đe dọa thực sự đối với an ninh của các nước láng giềng của Afghanistan, trong đó có Trung Quốc. Chuyên viên Nga cho rằng những cơ sở điều hành chiến dịch vẫn sẽ bảo tồn trong trạng thái sẵn sàng cơ động.
Khả năng xuất hiện những căn cứ mới của quân sự nước ngoài ở sát cạnh biên giới của Nga và Trung Quốc
Hoa Kỳ và NATO sẽ chuyển tới đó một phần vũ khí và thiết bị từ các kho chứa hiện nay tại Afghanistan. Họ sẽ tạo lập cơ sở hạ tầng để nếu cần thiết th́ trong thời hạn ngắn nhất có thể triển khai các nhóm quân. Theo quan điểm của chuyên viên Leonid Ivashov, viễn cảnh đó không thể không gây lo ngại cho Trung Quốc, bởi trong số các căn cứ điều hành sẽ gồm cả loạt sân bay hiện đại bậc nhất. Những phi trường này sẵn sàng bất cứ lúc nào tiếp nhận các máy bay giáng đ̣n tấn công đe dọa những thao trường hạt nhân của Trung Quốc cũng như và cơ sở hạ tầng quốc pḥng của những nước khác trong khu vực. Chuyên viên đề xuất hoạch định các biện pháp pḥng ngừa cho phản ứng thích hợp với chiến lược mới của Hoa Kỳ "trở lại châu Á" sau khi kết thúc hoạt động ở Iraq và Afghanistan:
“Việc duy tŕ các kỹ thuật và nhóm quân nước ngoài dưới dạng cơ sở bảo vệ an ninh tư nhân, rồi các căn cứ điều hành ở Afghanistan – hiển nhiên là đối tượng cho mối lo ngại mới của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Iran. Cũng như cho hàng loạt đối tác của Nga trong CSTO. Cần tập trung giải quyết vấn đề này trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Điều quan trọng là xác định các biện pháp giảm thiểu thiệt hại, đe dọa và những mạo hiểm có thể nảy sinh sau khi bắt đầu việc quân Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan vào năm 2014 như họ dự kiến. Đương nhiên cả trên cơ sở song phương cũng như trong khuôn khổ SCO và CSTO, Nga cần hoạch định lập trường chung cùng với các đối tác của ḿnh".
Khả năng xuất hiện những căn cứ mới của quân sự nước ngoài, trong đó cả ở sát cạnh biên giới của Nga và Trung Quốc, phần nhiều sẽ tác động làm thay đổi t́nh h́nh địa chính trị của khu vực. Và không thể tránh khỏi sẽ thúc đẩy các đối tác chiến lược tới phản ứng chung đáp trả mối đe dọa an ninh đối với tất cả các nước tại khu vực này.
* Phú nguyễn (theo tiếng nói nước Nga)