Cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đang bước vào giai đoạn quyết định số phận của đồng euro. Khu vực eurozone hiện chỉ c̣n một lựa chọn: Hội nhập hơn nữa hoặc tan ră.
Các chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng, trong ṿng hơn một tuần nữa, khu vực eurozone hoặc sẽ được trang bị các phương tiện cần thiết, hoặc phá sản. Hệ lụy là những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chủ quyền và chủ nghĩa suy tàn sẽ có cơ hội thúc đẩy ngày tàn của Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước thành viên.
Khủng hoảng ở eurozone trước hết xuất phát từ khía cạnh chính trị. Kể từ khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng nợ công, sự ứng phó của tất cả 17 nước eurozone luôn chậm và yếu ớt, làm trầm trọng thêm các khó khăn về kỹ thuật và cái giá phải trả về kinh tế - xă hội của từng nước và của cả khối. Sâu xa hơn là sự thiếu thiện chí, ư chí và một thỏa hiệp chính trị. Xét chuỗi thực tế sự việc, tất cả nằm ở trách nhiệm và khả năng thuyết phục đối tác và huy động hệ thống thể chế của Tổng thống Pháp Nikolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Đồng euro đang trải qua những giờ phút sóng gió nhất
Trở ngại đối với các nỗ lực b́nh ổn khu vực eurozone là ở chỗ khi phải đối mặt với khủng hoảng nợ công, cũng như với khủng hoảng ngân hàng trước đây, ông Sarkozy có đủ can đảm và nhanh nhẹn nhưng thiếu sức mạnh, trong khi bà Merkel có sức mạnh nhưng lại thiếu nhanh nhẹn.
Đành rằng bà Merkel có lư do để thoái thác trách nhiệm (đằng sau bà là một chính phủ liên minh, chế độ nghị viện, hệ thống liên bang, ṭa án hiến pháp công khai theo chủ nghĩa chủ quyền), nhưng chừng đó không đủ để bao biện cho việc ngay từ đầu khủng hoảng, bà luôn phản ứng cầm chừng và quá chậm trễ. Nói tóm lại, có thể ví "Tổng thống Pháp là một máy gia tốc không động cơ, c̣n Thủ tướng Đức là một động cơ không máy gia tốc".
Rơ ràng, khu vực đồng euro không thể vận hành suôn sẻ theo cách như vậy và điều quyết định hiện nay là hai đầu tàu Pháp và Đức phải t́m được một tiếng nói chung. Đến nay, Đức tiếp tục muốn có một cơ chế giám sát tài chính nghiêm khắc, sẵn sàng đưa ra những trừng phạt bắt buộc và nhiều người cho đây là đ̣i hỏi hợp lư, bởi Đức là nước cung cấp nhiều tín dụng nhất. Trong khi đó, Pháp không muốn trao vai tṛ quyết định này cho Ủy ban châu Âu mà cho lănh đạo các nước thành viên để tránh t́nh trạng mất chủ quyền.
Để đạt được một thỏa thuận về ngân sách và mục tiêu hài ḥa thuế quan cũng như đưa ra các quyết sách theo cơ chế đa số thay v́ đồng thuận, EU chỉ có hai cách: hoặc xem xét lại các hiệp ước đă kư kết và sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như gặp nhiều rủi ro, hoặc t́m một thỏa thuận liên nhà nước vốn nhanh hơn và hiện thực hơn. Kèm theo đó trước hết là sự đồng thuận về công cụ kỹ thuật để thực hiện các lựa chọn chính trị này.
Trong lúc các nước châu Âu vẫn đang bàn chuyện cứu nợ ngân sách cho Italia và Tây Ban Nha th́ Anh đă tính đến chuyện sẽ làm ǵ nếu "ngôi nhà eurozone" bị sập và lên kế hoạch chống đỡ "cơn sóng thần" tài chính. Tờ "Telegraph" hôm đầu tuần đă trích lời một chuyên viên phân tích ở ngân hàng đầu tư UBS cảnh báo về kịch bản xấu nhất có thể diễn ra là t́nh trạng hỗn loạn dân sự, làn sóng thất nghiệp...
Trước nguy cơ này, Bộ Ngoại giao Anh đă yêu cầu các Đại sứ quán Anh ở châu Âu chuẩn bị kế hoạch chống đỡ và sơ tán công dân nếu xảy ra sự kiện đồng euro bị xóa sổ. Bộ Tài chính Anh đă gấp rút soạn thảo kế hoạch cứu trợ châu Âu nếu điều đó xảy ra, đồng thời kêu gọi các ngân hàng chuẩn bị kế hoạch hành động trong trường hợp euro không c̣n là đồng tiền chung của eurozone.
Minh Tâm