Anh ngày càng tiến gần hơn tới khả năng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, khi quyết định đóng cửa Đại sứ quán của nước này tại London, đồng thời rút toàn bộ nhân viên ngoại giao ở Tehran về nước.
Quyết định do Ngoại trưởng William Hague công bố phản ánh sự lung lay trong mối quan hệ Anh - Iran, hiện được đánh giá là tồi tệ nhất trong 20 năm qua. Quyết định trên là hành động trả đũa vụ 200 người Iran tấn công, đập phá đồ đạc, đốt quốc kỳ và chiếm đóng 2 ṭa nhà của Đại sứ quán Anh ở Tehran hôm thứ Ba vừa qua.
Tất cả các quan chức ngoại giao Anh đă được rút khỏi Iran hôm thứ Tư, bao gồm cả Đại sứ đặc mệnh toàn quyền mới được bổ nhiệm Dominick Chilcott. Ngoại trưởng Hague lên án hành động của Iran đă “vi phạm trắng trợn những trách nhiệm quốc tế” được quy định trong công ước Vienna nhằm bảo vệ các nhân viên và lănh sự quán nước ngoài.
Ông Hague nói thêm: “Nếu bất cứ quốc gia nào không thể đảm bảo cho chúng tôi làm việc trên lănh thổ của họ th́ họ cũng không thể mong đợi duy tŕ một Đại sứ quán trên đất của chúng tôi”.
Đại sứ Safar Ali Eslamian Koupaei của Iran ở London cũng đă được triệu tập tới Bộ ngoại giao Anh nhận yêu cầu đóng cửa Đại sứ quán ngay lập tức. Tất cả 18 nhà ngoại giao Iran ở Anh sẽ lên máy bay về nước vào thứ Sáu tới.
Người biểu t́nh Iran tấn công đại sứ quán Anh ở Tehran.
Trước sự phản ứng gay gắt của London, Đại sứ Koupaei tỏ ra hết sức ngạc nhiên, c̣n Bộ ngoại giao Iran th́ chỉ trích đó là một bước đi “vội vàng”. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ ngoại giao khẳng định Iran sẽ thực hiện những biện pháp đáp trả động thái của London.
Hành động cứng rắn của Anh và tuyên bố đáp trả của Iran khiến cộng đồng quốc tế lo ngại mối quan hệ giữa London - Tehran đang đứng bên bờ vực đổ vỡ. Dù ngoại trưởng Hague nhấn mạnh quan hệ với Iran sẽ không bị cắt đứt hoàn toàn, Anh vẫn sẽ đối thoại với Iran trên các diễn đàn quốc tế nhưng quan hệ giữa hai quốc gia hiện tại đă ở “mức thấp nhất để duy tŕ quan hệ ngoại giao”.
Trên thực tế, Iran đang gặp nhiều sự cô lập cùng lúc, bởi quyết định của Anh gây tác động nghiêm trọng đến các nước khác ở châu Âu. Đức và Pháp đă lập tức triệu hồi đại sứ về nước để “tham vấn”, trong khi đó Na Uy đóng cửa Đại sứ quán tại Tehran, c̣n Italy th́ đang xem xét thực hiện các bước đi tương tự. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng đă chính thức ra tuyên bố lên án vụ việc.
Tờ
Telegraph trích lời các chuyên gia nhận định rằng, vụ tấn công vừa qua phản ánh sự chia rẽ sâu sắc ngay bên trong nội bộ lănh đạo của Iran. Chính phủ bị chia rẽ bởi cuộc tranh giành quyền lực giữa Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và Lănh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Theo ông Ali Ansari, một chuyên gia nghiên cứu Iran tại Đại học St Andrews: “Có mâu thuẫn ngay trong nội bộ chính phủ Iran, nhưng nó chỉ được bộc lộ rơ ràng nhất ở giai đoạn này khi họ t́m thấy kẻ thù chung”.
Trên thực tế, đổ vỡ mối quan hệ ngoại giao giữa Anh - Iran sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc hai quốc gia “nghỉ chơi” với nhau. Nó có thể là tiếng trống khơi lên cuộc chiến chống lại Tehran hay ít nhất cũng khiến nước cộng ḥa Hồi giáo này bị cô lập.
Theo
BĐVN