R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
“Phụ nữ phải biết dùng luật bảo vệ ḿnh”
Trường hợp người chồng ở Vĩnh Phúc ngoại t́nh về đánh đập, bắt vợ xem clip chồng ngủ với người t́nh... "Điều này tạo nên sự phẫn nộ, không thể chấp nhận được"- ĐBQH Nguyễn Thị Khá - uỷ viên thường trực Uỷ ban Các vấn đề của Quốc hội đă chia sẻ với PV Nguoiduatin.vn như vậy.
Đau ḷng trước sự cam chịu và vô cảm
Thưa, bà cảm thấy thế nào khi báo chí đưa tin một người vợ bị chồng đánh đập, bắt xem clip anh ta ngủ với người t́nh?
Nghe chuyện ấy, tôi thấy người chồng đang sống giữa xă hội hiện đại nhưng lại xử sự với vợ như thời của xă hội nô lệ, người phụ nữ là nô lệ của người chồng. Tôi thật sự buồn và phản đối hành vi này. Tôi băn khoăn lẽ nào những người xung quanh không phát hiện được nỗi đau khổ của người phụ nữ bị đoạ đày, hay họ ngại vấn đề ǵ để người phụ nữ trong một gia đ́nh bị hành hạ đến như vậy?
ĐBQH Nguyễn Thị Khá Đặc biệt đáng trách hơn là gia đ́nh bên chồng vô cảm với nỗi đau phận dâu con khi họ coi đó là... chuyện b́nh thường, xảy ra rồi sẽ hoà thuận ngay thôi!? Sự hành hạ người phụ nữ đau đớn cả thể xác và tinh thần mà được nhận thức như vậy tôi nghĩ pháp luật cần phải kiên quyết xử lư cả người trực tiếp và gián tiếp (người không tố giác tội phạm) để răn đe những trường hợp khác.
Trong xă hội, dường như những người phụ nữ vẫn mang nặng thân phận cam chịu, không dám nói ra nỗi khổ bị chồng đánh đập hành hạ, bà nghĩ sao về điều này?
Trong trường hợp này, người phụ nữ phải cố gắng vươn lên bảo vệ bản thân ḿnh và bảo vệ gia đ́nh theo pháp luật chứ không bảo vệ theo cách thầm lặng và cam chịu như thế.
Quốc hội cũng đă ban hành Luật Pḥng, chống bạo hành gia đ́nh nhưng những vấn đề thực tế đang diễn ra trong xă hội soi vào Luật để thực hiện lại không mấy khả thi. Ví dụ như chuyện cách ly chồng khi bạo hành vợ?
Các biện pháp cách ly, hiện nay tính khả thi cũng chưa cao. Nhưng ở đâu chính quyền, cộng đồng có trách nhiệm cao th́ luật thực thi có hiệu quả hơn, nơi đâu thờ ơ th́ luật khó đi vào cuộc sống.
Nhiều nơi người phụ nữ vẫn đang bị ngược đăi, bị bạo hành nhưng không dám tố cáo. Vậy trách nhiệm của những cơ quan đoàn thể đến đâu khi để xảy ra những thân phận phụ nữ phải biến ḿnh thành... nô lệ?
Hiện nay chúng ta đang xây dựng nếp sống văn hoá, mọi người cùng pḥng chống tội phạm... như vậy các tổ chức đoàn thể phải củng cố lại, có trách nhiệm với cộng đồng dân cư. Hơn nữa, những người trong gia đ́nh cũng phải có nhận thức đầy đủ về pháp luật, phải tố giác hành vi bạo hành.
Giải thoát “tư tưởng nô lệ”
Trong trường hợp, người vợ bị bạo hành về thể xác, bị chồng đánh đập với thương tích từ 11% theo luật sẽ khởi tố h́nh sự. Nhưng thực tế, nhiều người thương tật c̣n cao hơn thế nhiều cũng không muốn chồng bị ra toà, bị đi tù. Vậy theo bà phải giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?
Ở đây người phụ nữ đang nghĩ rất đơn giản. Họ cho rằng thương tích về thể xác rồi cũng sẽ khỏi mà không nghĩ rằng điều quan trọng hơn là thương tích trong tinh thần. Liệu họ có thể trở về sống hạnh phúc được hay không với người chồng bạo hành như thế và ḿnh thường xuyên là nạn nhân? Dù bên ngoài vết thương đă lành nhưng trong ḷng họ luôn sợ hăi khi thấy mặt chồng, tôi nghĩ điều đó mới đáng lo ngại.
Vậy có phải do áp lực công việc, khó khăn kinh tế hay nhận thức thấp kém khiến bạo lực gia đ́nh đang hiện hữu, thưa bà?
Gần đây, phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhiều vụ bạo hành gia đ́nh, cho dù chúng ta đă có luật và tuyên truyền luật này sâu rộng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng này trong đó có cả áp lực kinh tế, nhưng quan trọng hơn vẫn là nhận thức của người phụ nữ về hạnh phúc gia đ́nh, giới hạn "chịu đựng vô cực" nên không thay đổi được hành vi bạo lực.
Từ xưa, người ta quan niệm phụ nữ khi đă lấy chồng, chết phải làm ma nhà chồng. Do vậy, họ ngại tố cáo để chồng phải ra toà bởi v́ "xấu chàng hổ ai", họ cũng sợ dư luận rằng ăn ở thế nào mà bị chồng đánh đập. Nếu c̣n nhận thức như vậy th́ nền tảng gia đ́nh không thể phát triển bền vững.
Thưa bà, trong quá tŕnh xây dựng Luật Pḥng, chống bạo hành gia đ́nh đă có bao giờ các cơ quan chức năng thống kê đầy đủ về các vụ bạo hành chưa?
Khi Quốc hội xây dựng luật này đă có nhiều cuộc hội thảo tại các vùng miền, nghe những người phụ nữ bị bạo hành lên tiếng. Nhưng đó chỉ là bề nổi rất ít người dám tố cáo, c̣n những người chịu đựng, im lặng th́ nhiều lắm, đặc biệt là bạo lực về tinh thần, t́nh dục và kinh tế. Các cơ quan cũng chỉ thống kê được những vụ người bị bạo hành thể xác đến khai báo với chính quyền.
Theo bà Quốc hội có nên đặt ra vấn đề giám sát việc thực thi Luật pḥng, chống bạo hành gia đ́nh không?
Việc giám sát cũng là cần thiết nhưng tôi nghĩ cần nâng cao nhận thức cho toàn xă hội, trách nhiệm của xă hội lên án, chống hành vi bạo hành mới là quan trọng. Nếu mọi người cứ thờ ơ, "đèn nhà ai nấy rạng" th́ xă hội không thể tốt được. Khi mọi người hiểu pháp luật, sống trong pháp luật th́ những vụ bạo hành mới được tố giác, người có hành vi bạo hành mới chùn bước.
Xin cảm ơn bà!
Vương Hà
|