Trung Quốc “trả giá đắt” cho thành công trong kiềm chế lạm phát
Nếu nh́n qua, số liệu mới nhất dường như cho thấy kinh tế Trung Quốc đă “hạ cánh an toàn”. Mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Trung Quốc hiện đă tạm thời kiềm chế được lạm phát, nhưng trong quá tŕnh hạn chế lạm phát tăng cao, chính phủ đă khiến nền kinh tế nói chung thiệt hại không ít, rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm lại trở nên lớn hơn rất nhiều.
Nếu nh́n qua, số liệu mới nhất dường như cho thấy kinh tế Trung Quốc đă chuyển hướng đúng đến con đường “hạ cánh an toàn”. Trong khoảng thời gian 1 năm, lạm phát tháng 10/2011 đă xuống mức 5,5% từ 6,1% của tháng trước đó. Hoạt động đầu tư, yếu tố quan trọng giúp kinh tế Trung Quốc phát triển, tăng trưởng đều đặn 24,9%/năm.
Tuy nhiên Trung Quốc đang đối đầu với nhiều vấn đề trong hệ thống ngân hàng, lĩnh vực tư nhân và tồi tệ nhất trong lĩnh vực bất động sản.
Tất nhiên không phải chính phủ Trung Quốc không biết những vấn đề này, nhưng họ vẫn c̣n hoài nghi về việc liệu khi giải quyết, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có tiếp tục tăng trưởng mạnh hay không.
Khi khủng hoảng nợ tiếp tục căng thẳng và kinh tế Mỹ c̣n phục hồi chậm chạp, nếu các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sai lầm, tăng trưởng kinh tế đi xuống mạnh, kinh tế toàn cầu phải chịu một rủi ro không ai mong muốn.
Ông Liu Li-Gang, chuyên gia kinh tế trưởng tại ANZ, cho rằng: “Chúng tôi đă chứng kiến thị trường bất động sản Trung Quốc bước vào thời kỳ suy giảm. Khi yếu tố bên ngoài đă xấu đi quá nhiều, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cần phải rút bớt đi chính sách thắt chặt và nới lỏng chính sách tiền tệ ngay lập tức.”
Vào tháng 10/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đă phát đi tín hiệu rằng chính phủ Trung Quốc sẵn sàng chuyển hướng chính sách. Từ đó đến nay, TTCK Trung Quốc đă tăng được 10% nhưng cho đến nay chính phủ chưa thực sự bắt tay vào làm những ǵ họ đă tuyên bố.
Tín dụng ngân hàng tăng trưởng nóng giúp kinh tế tăng trưởng ở mức 2 con số nhưng nó khiến các ngân hàng khốn khổ với nợ xấu và lạm phát cao.
Từ tháng 10/2010 đến nay, để đưa nền kinh tế vào tầm kiểm soát, chính phủ Trung Quốc đă nâng lăi suất cơ bản 5 lần và nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 9 lần và yêu cầu các ngân hàng hạn chế tín dụng dưới mức yêu cầu.
Khi tín dụng bị hạn chế, các ngân hàng lập tức điều chỉnh hoạt động cho vay. Họ cung cấp tiền cho các tập đoàn nhà nước, vốn coi như có rủi ro vỡ nợ thấp hơn. Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận được với tín dụng.
Nền kinh tế chịu một hậu quả không mấy dễ chịu. Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 60% GDP và 80% việc làm nhưng lại không thể vay được tiền.
Tại trung tâm doanh nghiệp Trung Quốc ở thành phố Ôn Châu, hàng loạt doanh nghiệp nhỏ phá sản, chính phủ Trung Quốc không khỏi lo lắng. Trong tháng qua, chính phủ Trung Quốc buộc đă phải đưa ra một số biện pháp hỗ trợ để giúp giảm bớt t́nh trạng khan vốn.
Thị trường bất động sản Trung Quốc không nhận được sự hỗ trợ nào như vậy.
Việc giữ cho giá bất động sản không tăng quá nóng tốt cho “sức khỏe” dài hạn của nền kinh tế, tuy nhiên chiến lược của chính phủ, ví như hạn chế số lượng nhà mà một người được mua, có thể khiến thị trường sụp đổ chứ không phải hạ nhiệt dần dần.
Tháng 10/2011, một tháng mà hoạt động mua nhà thường rất sôi động, khối lượng giao dịch giảm tới 25% so với cùng kỳ.
Ông Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế tại Nomura Holdings, cho rằng khi chính phủ muốn đẩy mạnh phát triển nhà công cộng, sự sụt giảm của đầu tư cá nhân sẽ được bù đắp, thế nhưng quá tŕnh này c̣n lâu mới chắc chắn thành công.
Khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra tuyên bố của ḿnh, các công ty bất động sản đă có thể thở phào. Từ đó đến nay ông lại nhấn mạnh rằng biện pháp kiềm chế giá nhà sẽ vẫn được thực thi bất chấp việc các công ty kinh doanh bất động sản khó khăn đến thế nào đi nữa.
Trên website của chính phủ, ông tuyên bố: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ không nới lỏng chính sách với lĩnh vực bất động sản.” Ở thời điểm rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm lại đang vượt qua lạm phát để trở thành rủi ro lớn nhất mà Trung Quốc phải đối đầu, chính sách thiếu linh hoạt như vậy thật nguy hiểm.
Ngọc Diệp
Theo TTVN/FT