Từng đi qua một thời học tṛ hồn nhiên, trong sáng, cả Lan Trinh, Đại Nghĩa và Cao Thái Sơn đều đă từng có những kỷ niệm khó quên dưới ngôi trường xưa của ḿnh.
Cao Thái Sơn nỗ lực để thành tṛ ngoan
Đối với anh chàng ca sĩ Cao Thái Sơn, ngôi trường cấp ba Lê Quư Đôn (Hà Nội) là một trong những điều rất đỗi tự hào. Là một trường chuyên quy tụ rất nhiều học sinh khá giỏi của Hà Nội nên các bạn học sinh của trường đều rất chăm ngoan, ngay cả đến giờ ra chơi, các bạn cũng cặm cụi ngồi “gạo” bài. Bởi thế mà hầu hết học sinh lớp nào chỉ biết lớp nấy, thậm chí bạn bè cùng lớp, gặp mặt hàng ngày nhưng cũng chẳng mấy khi có thời gian đi chơi cùng nhau.
Cao Thái Sơn kể rằng, tính t́nh anh khá hiếu động nhưng từ khi vào học ở Lê Quư Đôn, anh luôn ư thức rằng ḿnh phải học để theo kịp bạn bè. Nam ca sĩ chia sẻ: “Lúc đó Sơn chỉ nghĩ là cả trường ai cũng giỏi, ḿnh mà không bằng các bạn th́ xấu hổ lắm. Mà nếu ḿnh học kém th́ sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của trường nữa”. V́ thế mà Cao Thái Sơn rất chăm chỉ và quyết tâm học tập.
Nam ca sĩ của “Con đường mưa” bật mí, hồi đi học, anh học rất khá. Mặc dù là một cây văn nghệ “lừng danh” ở trường nhưng không ai nghĩ với sức học như vậy, Cao Thái Sơn lại rẽ ngang sang con đường nghệ thuật. Nhưng dù theo đuổi sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp nhưng anh vẫn hoàn thành tốt công việc học tập của ḿnh. V́ thế mà không mấy ai ngạc nhiên khi năm vừa rồi, Cao Thái Sơn đă tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi.
Chia sẻ về sự thành công của ḿnh, Cao Thái Sơn tâm sự: “Thực ra, thành công trên lĩnh vực cũng là một điều đáng tự hào. Nhưng điều khiến các thầy cô vui và tự hào nhất về học tṛ của ḿnh đó là người học tṛ đó ngoan ngoăn lễ phép và luôn hướng về trường xưa dù đi bất cứ nơi đâu”.
Lan Trinh nhớ lớp học “chuồng cu”
Học cấp hai ở một trường bán trú nhỏ nên khi đỗ cấp ba vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong danh tiếng, cô nữ sinh Lan Trinh vừa tự hào vừa vô cùng bỡ ngỡ. “Trinh hay bất cứ ai từng học ở Lê Hồng Phong đều có cảm giác trường ḿnh rất vĩ đại. Bạn không biết đâu, có những góc nhỏ hay con hẻm nhỏ ở trường tưởng như là ngơ cụt nhưng khi len lỏi vào đó, bạn sẽ được dẫn đến một khoảng không mới rộng lớn và thú vị vô cùng” – Lan Trinh thích thủ kể lại.

Nhắc về trường xưa, Lan Trinh luôn không quên nhắc về những kỷ niệm năm cuối cấp. Lớp 12 chuyên Lư của Lan Trinh khi đó chỉ có 16 “mống” cùng học chung trong một căn pḥng nhỏ chỉ vỏn vẹn 4 dăy bàn và gần như tách biệt hoàn toàn với các lớp khác. Chính điểm đặc biệt đó mà pḥng học này được mọi người trong lớp tŕu mến gọi bằng cái tên thân mật: “chuồng cu”. Thời đó, 16 cô cậu bạn của lớp học “chuồng cu” khá nổi trong trường về cả thành tích học tập lẫn cái sự quậy nhưng là quậy một cách “chính thống”, đơn giản như là đùa nghịch “ầm đùng” trên lớp hay “qua mặt” giám thị để ngủ lại ở “chuồng cu” thân thuộc này.
Đại Nghĩa được nhiều nữ sinh săn đón
Kể về thời học tṛ nhiều năm về trước, Đại Nghĩa tự nhận ḿnh là một học sinh cá tính nhưng không cá biệt. Anh khi đó là một cậu bạn vui vẻ, hòa đồng trong mắt bạn bè, giỏi văn và… dốt Toán trong mắt thầy cô, năng nổ - nhiệt tình trong mắt lớp phó phong trào, và nói chuyện riêng nhiều trong mắt lớp phó kỷ luật. Nhiều tài và khá nổi tiêng nên Đại Nghĩa khi đó được các bạn nữ trong trường “săn đón” nhiều và có những rung động đầu đời, đẹp và trong sáng.
Nhắc về trường xưa, Đại Nghĩa nhớ đến rất nhiều kỷ niệm – về những buổi học hăng say, những giờ ra chơi nghịch ngợm hay những lần cắm trại nhiều tṛ vui. Tuy nhiên đến giờ, anh nhớ nhất vẫn là những ngày học cuối cùng của năm 12. Lúc đó, anh và bạn bè kí tên vào áo trắng của nhau, đứa nào cũng khóc vì biết rằng chỉ còn hôm nay là được ngồi chung với nhau đầy đủ như thế này và rồi ngày mai mỗi đứa sẽ một nơi.
Đại Nghĩa kể anh khóc nhiều lắm. Cái áo trắng chi chít chữ kư của bạn bè anh ấy vẫn giữ đến ngày hôm nay, dù nó đã ố vàng sau 15 năm dài. Bây giờ mỗi dịp Tết, Đại Nghĩa vẫn thường hay họp lớp cùng những người bạn cũ lớp 12A2 của ḿnh. Và câu chuyện về những ngày cuối cấp vẫn thường được mọi người nhắc lại như những kỷ niệm khó thể phai nḥa về những năm tháng học tṛ ở mái trường xưa.
Bích Ngọc
theo 2sao