ANTĐ - Bên cạnh thị trường chính ở châu Âu, Nga đang mở ra "con đường tơ lụa" về năng lượng nhằm tăng cường cung cấp năng lượng cho các quốc gia châu Á, châu lục được cho là sẽ soán ngôi "quán quân" tiêu thụ năng lượng của thế giới trong tương lai không xa.
Tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đi kèm với tốc độ tăng dân số nhanh đă làm nhu cầu năng lượng của châu Á-Thái B́nh Dương cũng tăng nhanh nhất thế giới. Ngân hàng châu Á (ADB) dự báo, nhu cầu năng lượng của khu vực sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 và sẽ vượt xa Bắc Mỹ và châu Âu vào năm 2050, trong đó lại phải nhập khẩu tới 90% nhu cầu về dầu mỏ.
Đường ống dẫn khí Sakhalin Vladivostok đang được xây dựng
Theo Phó Tổng thư kư LHQ Noeleen Heyzer, khu vực châu Á-Thái B́nh Dương hiện c̣n hơn 1 tỷ người chưa được sử dụng điện và 1,7 tỷ người phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, có hại cho sức khoẻ con người và làm suy yếu các dịch vụ xă hội. V́ thế, an ninh năng lượng của khu vực này là một trong những vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu.
An ninh năng lượng là vấn đề càng quan trọng hơn với các quốc gia đang trỗi dậy mạnh, tăng trưởng nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ... Để giải cơn khát năng lượng tăng chóng mặt cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc đang ráo riết t́m kiếm mọi nguồn năng lượng trên khắp thế giới bởi nếu không tăng trưởng kinh tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc hàng đầu sẽ bị đe doạ nghiêm trọng.
Trước sự tăng vọt nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại châu Á-Thái B́nh Dương, Nga thời gian qua đă coi đây là thị trường* đầy triển vọng và cố gắng tranh thủ cơ hội chiếm lĩnh thị phần. Nga đang có kế hoạch đến năm 2030 sẽ tăng thị phần châu Á-Thái B́nh Dương lên gấp 4 lần hiện nay với việc tập trung vào việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.
Trên thực tế, Nga đă rốt ráo triển khai xây dựng các đường ống lớn để cung cấp khí đốt cho những khách hàng lớn nhất tại châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Hiện tập đoàn xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới Gazprom của Nga đang thương thảo với Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) về một hợp đồng cung cấp khí đốt khổng lồ. Hợp đồng này có giá trị tới 1.000 tỷ USD và được thực hiện trong thời gian 30 năm.
Theo hợp đồng này, Gazprom sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí đốt xuyên Siberia từ giữa năm nay để từ năm 2015 có thể cung cấp cho Trung Quốc khoảng 70 tỷ m3 khí mỗi năm. Lượng khí đốt này bằng gần một nửa so với 150 tỷ m3 khí mà Nga xuất sang châu Âu mỗi năm.
Tương tự, Nga cũng đang thảo luận về việc xây dựng một đường ống khí đốt từ Nga qua CHDCND Triều Tiên tới Hàn Quốc trị giá nhiều tỷ USD mà nếu hoàn thành sẽ cung cấp khí đốt cho Seoul từ năm 2017. Trong khi đó, tập đoàn Gazprom cũng đang trao đổi với các đối tác Nhật Bản về việc một số công ty Nhật Bản tham gia vào việc xây dựng* đường ống dẫn khí Sakhalin-Vladivostok với công suất hơn 30 tỷ m3 khí đốt cũng như một nhà máy khí hoá lỏng ở Vladivostok để cung cấp cho thị trường Nhật Bản.
Với hệ thống đường ống dẫn khí đốt và dầu mỏ - những "con đường tơ lụa" năng lượng thời hiện đại, nước Nga tin rằng sẽ củng cố vị thế trên thị trường năng lượng châu Á nơi mà cường quốc Á-Âu này c̣n đang có vị trí khiêm tốn so với khả năng của ḿnh.
Theo ANTĐ