Báo chí trong nước hôm nay đồng loạt đưa tin Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội rút giấy phép biểu diễn của chương tŕnh ca nhạc "Chế Linh 30 năm tái ngộ”. Chắc nhiều người hâm mộ Chế Linh đang thất vọng với quyết định này, v́ họ sẽ không có dịp nghe anh chàng ca sĩ lính chê biểu diễn.
Giới nghệ sĩ Việt Nam có lẽ là một trong những nhóm người gặp nhiều khó khăn nhất trên thế giới. Trước đây, khi Việt Nam chưa đổi mới hay sau đổi mới một thời gian ngắn, hầu như không có văn nghệ sĩ phía Việt Nam sang bên này, hoặc văn nghệ sĩ bên này về thăm Việt Nam. Trong bối cảnh đó, một tạp chí văn học ra đời có tên là Hợp Lưu, do Họa sĩ Khánh Trường làm chủ bút là một cái mốc đáng chú ư. Như tên gọi, chủ trương của tạp chí là ḥa hợp và giao lưu, đăng những công tŕnh sáng tác và b́nh luận văn học của giới văn nghệ cả trong lẫn ngoài nước. Tôi rất thích tạp chí này, và là một độc giả lâu năm, ngay từ những số đầu (và nay th́ đọc ké trên mạng). Tạp chí có nhiều cây bút nổi tiếng trong và ngoài nước đóng góp nhiều bài biên khảo và sáng tác văn học có giá trị. Trong số các tác giả đó phải kể đến Đỗ Minh Tuấn, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Mộng Giác, Vũ Ngự Chiêu, Đặng Tiến, Trần Vũ, Nhật Tiến, v.v. Ấy thế mà vẫn có những người cực đoan ở ngoài này chỉ trích rằng Hợp Lưu là “tạp chí Việt Cộng”, rằng Khánh Trường là người cộng sản! C̣n ở trong nước th́ chắc chắn Hợp Lưu không được lưu hành. Nhưng Hợp Lưu vẫn tồn tại và vẫn chuyển tải những sáng tác có giá trị cho người thưởng lăm.
Đó là giới văn nghệ sĩ, c̣n giới ca sĩ Việt Nam cũng chẳng lấy làm may mắn. Một thời gian dài, Việt Nam tồn tại hai ḍng tân nhạc. Ḍng tân nhạc hải ngoại là ḍng nhạc miền Nam trước 1975 kéo dài, và ḍng nhạc trong nước. Trong khi trong nước thịnh hành “nhạc đỏ”, nhạc hùng, nhạc chiến thắng, th́ ngoài này là ḍng nhạc t́nh (có người gọi là nhạc vàng), nhạc lính, nhạc chống cộng, và nhạc than thở cuộc đời tị nạn. Trong thực tế, ḍng nhạc miền Nam trước 1975 vẫn tồn tại trong công chúng cả nước cho đến nay dù rất nhiều ca khúc không được chính thức cho phép tŕnh diễn. Thử đi một chuyến xe đ̣ miền Tây th́ sẽ biết những ca khúc do Chế Linh, Phi Nhung, Trường Vũ, v.v. ca phổ biến như thế nào. Rồi đất nước mở cửa, ca sĩ trong nước có thể ra ngoài này tŕnh diễn, và ngược lại ca sĩ ngoài này về Việt Nam làm những show nhạc hoành tráng. Có người về hẳn Việt Nam sinh sống và mở pḥng trà. Ấy vậy mà thỉnh thoảng đây đó vẫn có một số người cực đoan biểu t́nh, chống phá, thậm chí hành hung ca sĩ bên nhà sang đây tŕnh diễn. C̣n ca sĩ ngoài này về bên nhà tŕnh diễn th́ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của giới chức trong nước. Nhiều ca khúc trước 1975 vẫn c̣n bị cấm không cho lưu hành (dù trong thực tế th́ người ta ca hát đầy đường). Thế mới biết muốn đem tiếng ca và niềm vui cho mọi người mà xem ra không đơn giản chút nào.
Mấy năm gần đây, đọc tin tức và biết nhiều ca sĩ về nước tŕnh diễn tôi cũng mừng. Những ca sĩ tôi từng ái mộ như Lệ Thu, Họa Mi đă được khán giả trong nước chào đón nghe nói nồng nhiệt. Những ca sĩ từng có thời vang danh ở miền Nam như Tuấn Ngọc, Đức Huy, Hương Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Dung, Khánh Hà, hoặc những ca sĩ mới “nổi” sau 1975 như Tuấn Vũ, Trường Vũ, Phi Nhung, Ư Lan, Gia Huy, Quang Lê, v.v. cũng lần lược về Việt Nam tŕnh diễn và được khán giả ủng hộ nồng nhiệt. Nhớ hôm tôi đi giảng ở ĐH Y Hà Nội, đi trên đường thấy những pano quảng cáo show nhạc của Quang Lê một cách rầm rộ ngay trước cổng trường, tôi hỏi tài xế ở đây có người biết Quang Lê à, th́ anh nói “Ối giời ơi, tất cả các DVD của Thúy Nga, Asia, Vân Sơn đều có bán đầy đường bác ạ”, nói rồi anh chỉ ngay cái quán gần trường nói “Đấy, trong đấy bác muốn mua DVD nào cũng có”. Tôi th́ không phải là fan đặc biệt của những ḍng nhạc của Quang Lê, Tuấn Vũ, hay Chế Linh, nhưng thú thật tôi thấy mừng khi có nhiều ca sĩ về nước làm show, và nhiều ca sĩ trong nước sang đây biểu diễn. Mừng v́ tôi nghĩ cuối cùng th́ sự ḥa hợp, ḥa giải đang thành sự thật.
![](http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20117/HienNhi/11.2011/CheLinh.jpg)
Live show Chế Linh được quảng bá rầm rộ - Ảnh: CTV Thanh Niên
Mới đây nhất là show nhạc hoành tráng của Chế Linh ở Hà Nội. Dù thích hay không thích Chế Linh th́ ai cũng công nhận anh có nhiều fan trung thành. Chế Linh không chỉ là ca sĩ mà c̣n là người viết nhạc. Biết tiếng anh từ những năm trong thập niên 1970s, nhưng măi sau 1975 tôi mới biết anh là người Chăm, với tên thật là Chà Len (Jamlen). Năm nay anh đă 69 tuổi, và đă có một sự nghiệp ca hát 50 năm. Những bài làm nên tên tuổi của anh th́ đếm không xuể, nhưng chắc phải kể đến những bài “tủ” như Thành phố buồn, Đêm buồn tỉnh lẻ, Áo em chưa mặc một lần, Đêm nguyện cầu, Lời kẻ đăng tŕnh, Mai lỡ đôi ḿnh xa nhau (nổi tiếng khi hát với Thanh Tuyền). Nói tóm lại, nhạc anh tŕnh diễn là ḍng nhạc mà có người nói một cách không tử tế mấy là nhạc sến. Thật vậy, có thời nhạc sến được hiểu là đồng nghĩa với nhạc Chế Linh. (Quan điểm của tôi về ḍng nhạc này đă được tŕnh bày trong một bài viết Bàn về nhạc sến). Chế Linh hát nhiều nhạc lính và có khi người ta hiểu lầm anh là lính (nhưng trong thực tế anh chưa từng đi lính). Tuần qua, đọc báo mới biết anh đă về Việt Nam làm một show nhạc gây ấn tượng trong ḷng người mộ điệu. Chương tŕnh nhạc thấy có các ca sĩ nổi tiếng như Sơn Tuyền, Hương Lan, Thái Châu, Tuấn Ngọc, Mạnh Đ́nh, cùng với MC Kỳ Duyên và Đức Huy. Nói như thế để thấy rằng sự hiện diện của Chế Linh và đồng nghiệp hải ngoại của anh ở Hả Nội là một biểu tượng đẹp cho sự ḥa hợp ḥa giải dân tộc.
Thế nhưng cái nỗi mừng đó chợt khựng lại khi hôm nay nghe tin show nhạc "Chế Linh 30 năm tái ngộ” bị rút giấy phép. Chẳng hiểu nguyên nhân ǵ mà show nhạc bị rút giấy phép, nhưng đọc qua báo chí th́ thấy những lí do có vẻ … cỏn con quá. Chẳng hạn như một lí do được viện dẫn là Sở cấp giấy phép tên chương tŕnh là "Liveshow ca sĩ Chế Linh”, c̣n nhà tổ chức th́ để là"Chế Linh 30 năm tái ngộ”! Tôi nghĩ lí do này có cái ǵ ... ḱ ḱ. Chế Linh về Việt Nam biểu diễn sau 30 năm vắng bóng, th́ chương tŕnh nhạc được quảng cáo là "Chế Linh 30 năm tái ngộ” cũng chẳng có ǵ sai. Thật ra, danh xưng chương tŕnh đó c̣n hay hơn và thuần Việt hơn là cái tên nửa Tây nửa ta “Liveshow ca sĩ Chế Linh” (đúng ra là live show chứ, nhưng sao không gọi là nhạc sống cho xong). C̣n lí do thứ hai Sở viện dẫn là có 11 bài không có trong danh mục được phổ biến của Bộ VH-TT-DL, nhưng không biết 11 bài ǵ. Mà cũng lạ, chương tŕnh nhạc là ngày 12/11, vậy sao Sở không làm việc với nhà tổ chức rút lại 11 bài đó mà lại rút giấy phép tŕnh diễn. Sự việc rút giấy phép này gửi một tín hiệu đỏ làm cho giới nghệ sĩ hải ngoại dè dặt hơn khi về Việt Nam ca hát, và là một cái cớ cho những người chống đối các ca sĩ về nước biểu diễn nói “Đó, chúng tôi đă nói rồi”. Nhạc sĩ Phạm Duy có lần nói rằng sau chiến tranh, âm nhạc là phương tiện ḥa hợp ḥa giải dân tộc tốt nhất, và tôi thấy cũng đúng. Thế nhưng ở đâu th́ câu đó đúng, chứ ở nước ta th́ chỉ đúng có điều kiện. Thật đáng tiếc!
NVT blog