Những người đàn bà ấy, có thể trốn chồng, trốn con hút thuốc và nhất định "bỏ chồng chứ không bỏ thuốc lào"!
Nhà văn Thạch Lựu (nguyên phó TBT Đài Phát thanh Hải Pḥng) hể hả bảo với chúng tôi rằng, ở Tiên Lăng quê ông: "Đàn bà hút thuốc lào chả có chuyện ǵ là lạ. Thế nhưng, hút thuốc lào để nó trở thành nếp sinh hoạt thường ngày, thành "kỹ nghệ" mới đáng nên chuyện .
Ở đó, những người phụ nữ thôn quê, chân chất cũng có thể trở thành thi sĩ, phiêu bồng trong làn khói thuốc mờ ảo. Những người đàn bà ấy, có thể trốn chồng, trốn con hút thuốc và nhất định "bỏ chồng chứ không bỏ thuốc lào"!
Tôi cười, cứ nghĩ rằng ông tự hào về quê hương ḿnh quá mà nói vậy, mà tôn cái việc hút thuốc lào lên làm "văn hóa làng Tiên Lăng". Nghệ sĩ mà! Nhưng rồi, có gặp, có nghe chuyện của những người đàn bà hút thuốc lào mà theo ông là những người "có thể trốn chồng, trốn con để bảo tồn văn hóa làng" ấy, tôi mới hiểu - điều ông ngợi ca không phải là không có cơ sở.
Hút thuốc từ thuở... lên 7
Hỏi chuyện về những người phụ nữ hút thuốc lào, hầu như làng nào, xă nào ở Tiên Lăng cũng có. Nhưng hầu hết họ đều đă bước sang nửa bên kia cuộc đời được phân nửa. Và với nhiều người th́ "đó chỉ c̣n là dĩ văng".
Bà Bùi Thị Lanh, thôn Quan Bồ, xă Cấp Tiến năm nay đă bước sang tuổi 65, lên chức bà nội, bà ngoại từ ngót chục năm nay. Tưởng chúng tôi là khách đến "cứu tinh" cho hơn hai tạ thuốc lào đă thành phẩm mà vẫn chất trong kho của gia đ́nh, bà đon đả mời chào. Nhưng rồi, niềm hy vọng của bà cũng tắt ngấm. Bà ngao ngán: "Năm nay được mùa nhưng giá cả thấp quá, chưa bán được. Có khi để lại mà dùng thôi".
|
H́nh ảnh này sẽ chỉ c̣n lại trong dĩ văng? |
Hỏi về cái sự hút thuốc lào của ḿnh, đôi mắt bà như sáng lên. Bà cười mủm mỉm, không vội trả lời mà kéo khách vào nhà. Trên bàn, chiếc điếu bát vẫn c̣n bảng lảng những vệt khói thuốc. Bà từ tốn nhón một ít thuốc lào, vo viên lại, châm lửa. Tiếng kéo thuốc đều, nghe thật vui tai, thể hiện sự điêu luyện của người hút. Từ từ phả làn khói thuốc vào không trung, bà hỉ hả "ǵ chứ thuốc lào th́ cả làng, cả tổng ngày ấy biết hút. Tôi cũng tập tành từ lúc lên 7, 8 tuổi".
Sở dĩ bà Lanh nhớ được như thế là v́... trận đ̣n của bố. "Nhè lúc bố mẹ không có nhà, ông anh cả đưa điếu cho tôi thử. Nhưng chẳng hiểu thế nào mà tôi rít thuốc kéo luôn nước điếu lên mồm, lên mũi, ngă vật ra. Đúng lúc ấy ông cụ đi làm về, thấy thế sơ cứu ǵ đó rồi cho ba anh em một trận. Ấy thế mà sau vụ đó tôi biết hút ngay", bà không giấu được nỗi ngạc nhiên, giọng tưng tửng.
Giấu thuốc đi... đẻ
"Cái thời vàng son" trong trí nhớ bà Lanh là cách đây cũng ba, bốn chục năm rồi. Ngày ấy "đi đến đâu trong làng cũng có điếu bát, điếu cày. Trai gái họp hành cũng rít thuốc lào ṣng sọc, chẳng phải ngại ngần, giữ ư tứ ǵ", bà kể.
Hút thuốc nhiều đến nỗi, đám thanh niên như bà cũng rành. Nh́n màu thuốc là biết ngon hay không, nặng hay nhẹ, có người c̣n tinh ư đến mức biết thuốc đó trồng ở khu đất nào trong xă. "Hút vào mà êm, lơ đơ trong miệng mới là thuốc ngon. Cũng có loại tanh miệng, hóc không "kéo" được th́ bỏ ngay, độc lắm", bà Lanh đúc kết.
Nhưng hút thuốc để trở thành "kỹ nghệ" có lẽ là lúc... đi đẻ. Ba lần xuống trạm xá để đẻ, bà Lanh vẫn kịp giấu trong tay áo nhúm thuốc lào với một tập giấy. Thuốc được cuộn lại, bọc trong tờ giấy như điếu thuốc lá. Các cô y tá dưới trạm xá đều là người làng, biết các sản phụ hút thuốc th́ khuyên can v́ sợ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Thế nhưng, "lên cơn thèm ai mà chịu được. Vậy nên, nhân lúc y tá ra ngoài hay thèm quá, bọn tôi lại trốn ra ngoài vườn sau trạm xá để hút. Mà cái tṛ hút thuốc vụng trộm ấy hay lắm, phải kéo hơi thật dài mới đă, vừa kéo thuốc vừa nơm nớp lo sợ bị người ta phát hiện, kiểu ǵ cũng bị ca cho một bài", bà Lanh nhớ lại.
"Ối giời ơi, bà "ăn" thuốc cháy đầu rồi!"
Câu chuyện của bà Đỗ Thị Thuần (73 tuổi, thôn Hà Đới, xă Cấp Tiến) thật rổn rảng. Bà Thuần kể, nhà bà có ba chị em th́ cả ba đều biết "kéo" thuốc lào từ rất sớm. Bây giờ, chỉ c̣n bà và người chị cả Đỗ Thị Sinh (82 tuổi) là vẫn c̣n thiết tha với thuốc lào. Đến nỗi "một ngày mà không có thuốc th́ chẳng làm được việc ǵ ra hồn, ốm không có thuốc tây c̣n chịu được chứ nhất định không thể thiếu thuốc lào", bà lư sự.
Tưởng như người đàn bà có tới sáu chục năm gắn bó với chiếc điếu ấy sẽ măi trung thành với nó, thế mà, đă có lúc bà tưởng như phải bỏ thuốc. Ấy là hồi bà bị ho cả tháng trời mà không rơ bệnh. Chồng và các con khuyên can, bà xuôi tai, định bỏ quách đi cho lành chứ nhiều khi lên chơi nhà con ở dưới phố, nhà cửa sạch sẽ nên chẳng dám hút thuốc lào, phải khổ sở "nhịn". Và bà bỏ được đúng... năm ngày. Lại hút. Chồng bà, ông Trần Văn Phai cũng v́ lo cho bà mà giận. Bà chỉ biết cười trừ mà rằng: "Tôi bỏ ông c̣n được chứ đừng bắt tôi bỏ thuốc lào". "Thế là ông cũng đành chịu", bà kể với đôi mắt hấp háy.
Từ hơn một năm nay, trong câu chuyện về thuốc lào của bà Thuần c̣n có bóng dáng thằng cháu nội đích tôn. "Nó mới lên 4 tuổi nhưng đă biết châm điếu cho bà. Mỗi lần về chơi, nó đều bảo tôi: "Bà "ăn" thuốc đi cho con xem". Nó châm điếu, tôi "kéo" thuốc. Lúc nhả khói, nó rú ầm lên "ối giời ơi, bà "ăn" thuốc cháy cả đầu rồi ḱa" làm cả nhà cười ầm", giọng bà Thuần rưng rưng.
Có một điều, trong câu chuyện với những người đàn bà hút thuốc lào ấy, tôi tuyệt nhiên không nghe họ kể về những bệnh tật mà người ta vẫn gắn cho việc hút thuốc. Tôi cũng xin không đưa ra một phán xét hay có ư xổ xúy nào, bởi nói như bà Thuần: "Đất có lề, quê có thói. Cái ǵ đă thành nếp sinh hoạt, đă ăn sâu vào máu rồi th́ khó bỏ lắm".
Mà bỏ làm ǵ nữa, chúng tôi cũng chẳng c̣n sống được bao lâu nữa đâu". Hay nói như cách của ông nhà văn già Thạch Lựu th́ chính những người đàn bà ấy đang níu lại chút hồn quê cho Tiên Lăng. Chút hồn ấy rồi cũng sẽ tan như màn khói thuốc - khi những người đàn bà ấy khuất bóng về với tổ tiên. Cái tương lai ấy - đang đến, rất gần theo bấm đốt ngón tay của bà Lanh, bà Thuần "Trong làng bây giờ chỉ c̣n lại 3, 4 người đàn bà hút thuốc lào".
(Theo bee.net.vn)