Khi Munni đặt chân lên khu vực trồng mía màu mỡ ở phía bắc Ấn Độ với tư cách là một cô dâu trẻ cách đây nhiều năm, cô không thể tưởng tượng được có ngày ḿnh lại trở thành vợ chung của anh em chồng. Munni phải quan hệ t́nh dục và sinh con với hai anh em trai của chồng chỉ v́ họ không thể t́m được vợ.
"Chồng tôi và bố mẹ chồng tôi nói rằng, tôi phải chia sẻ bản thân với hai anh em trai khác", người phụ nữ tầm 40 tuổi trong bộ quần áo sari truyền thống màu vàng cho biết tại trung tâm cộng đồng ở quận Baghpat, bang phía bắc Uttar Pradesh của Ấn Độ.
"Họ chiếm đoạt thể xác của tôi mỗi khi họ muốn - bất kể ngày và đêm. Khi tôi chống cự, họ đánh đập tôi bằng bất kỳ thứ ǵ có trong tay", Munni cho biết.
"Thỉnh thoảng họ ném tôi ra ngoài và bắt tôi ngủ ngoài trời hoặc đổ đầy xăng lên người tôi và châm lửa đốt tôi", Munni kể tiếp.
Những trường hợp như của Munni ít khi được báo cáo cho lực lượng cảnh sát bởi những người phụ nữ sống trong các cộng đồng này hiếm khi được rời khỏi nhà mà không có người đi theo. V́ thế, có rất nhiều phụ nữ như Munni đang phải sống một cuộc đời cay đắng, tủi hổ ở những ngôi làng heo hút ở Uttar Pradesh.
Munni sinh được 3 người con trai với chồng và các anh em trai của chồng. Cô cũng không tố cáo với cảnh sát trường hợp của ḿnh.
Các nhân viên xă hội cho biết, t́nh trạng phá thai khi mang thai bé gái trong xă hội trọng nam khinh nữ ở mức độ cao tại một số khu vực của Ấn Độ đă dẫn đến t́nh trạng thiếu nữ giới trầm trọng. Kết quả là t́nh trạng hăm hiếp, buôn bán nữ giới và sự nổi lên của “tục” chung vợ giữa các anh em trai đang gia tăng nhanh chóng ở mức báo động.
“Tục” chung chồng bí mật
Chỉ cách thủ đô New Delhi 2 giờ đồng hồ lái xe nhưng những ngôi làng ở quận Baghpat lại dường như tách biệt và khác hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Nếu như ở thủ đô New Delhi sầm uất, nhữn cô gái mặc quần jean thoải mái cưỡi xe môtô đi lại trên đường và phụ nữ giữ nhiều trọng trách quan trọng trong các cơ quan th́ ở Baghpat thân phận người phụ nữ thật thê thảm.
Phụ nữ ở Baghpat phải che mạng trước mặt những người đàn ông. Họ bị giới hạn trong 4 bức tường của ngôi nhà với nhiệm vụ chính là chăm sóc con cái và làm các công việc nội trợ. Họ bị cấm đi ra ngoài mà không có ai đi cùng.
Những người đàn ông ở Bahgpat hoặc đi làm trên những cánh đồng mía tươi tốt hoặc ngồi tán gẫu, uống trà, hút thuốc lá dưới những bóng cây và than phiền về t́nh trạng thiếu cô dâu cho con trai và những người anh em của họ.
Những con số có thể cho thấy rơ thực tế đó. Theo thống kê dân số năm 2011 của Ấn Độ, chỉ có 858 phụ nữ trên mỗi 1.000 nam giới ở quận Baghpat. Trong khi tỉ lệ này trung b́nh ở Ấn Độ là 940 nữ/1000 nam.
"Ở tất cả những ngôi làng trong quận Baghpat, có ít nhất 5 đến 6 nam giới không thể t́m được một người vợ. Ở một số nơi, thậm chí có tới 3 đến 4 thanh niên trong cùng một gia đ́nh không thể cưới được vợ. Đó là một vấn đề hết sức nghiêm trọng”, ông Shri Chand, một cảnh sát 75 tuổi về hưu, cho biết.
"Tất cả những chuyện này được giấu kín. Không ai công khai thừa nhận nó nhưng tất cả chúng tôi đều biết chuyện ǵ đang xảy ra. Một số gia đ́nh đă mua những cô dâu từ nơi khác về trong khi nhiều gia đ́nh khác bắt mấy anh em phải chung một cô con dâu".
Nhiều phụ nữ đến từ những khu vực khác như bang Jharkhand và Tây Bengal đă kể về việc gia đ́nh nghèo khổ của họ đă được những người môi giới trả khoảng 300 USD để cưới họ cho các gia đ́nh ở Baghpat – nơi có văn hoá, ngôn ngữ và cách sống hoàn toàn khác với họ.
"Lúc đầu, mọi việc thật khó khăn. Có quá nhiều thứ phải học và tôi chẳng hiểu bất kỳ điều ǵ. Tôi nghĩ tôi đến đây để chơi", Sabita Singh, 25 tuổi, cho biết. Singh đă được “mua” về từ một ngôi làng ở Tây Bengal khi mới 14 tuổi và cô đă phải cưới một người chồng hơn ḿnh 19 tuổi.
"Dần dần tôi đă quen. Tôi nhớ những tháng ngày tự do của ḿnh”, Singh vừa nói vừa vỗ vỗ vào đứa con thứ ba đang ẵm trên tay của ḿnh.
T́nh trạng bóc lột phụ nữ như trên là bất hợp pháp ở Ấn Độ nhưng nhiều trong những vụ phạm tội như thế đă dần trở nên được chấp nhận ở những cộng đồng sống khép kín bởi các nạn nhân sợ không dám nói ra trong khi hàng xóm th́ không thích can thiệp vào việc của người khác.
Một số người làng ở Baghpat thậm chí c̣n cho rằng, việc chung vợ giữa các anh em trai có nhiều lợi ích như tránh được việc phải phân chia đất và các tài sản khác giữa những người thừa kế trong gia đ́nh.
Có thể nói, nạn chung chồng khủng khiếp nói trên sẽ không thể được xoá sổ nếu t́nh trạng trọng nam khinh nữ ở một số khu vực của Ấn Độ vẫn c̣n tồn tại. Mặc dù luật Ấn Độ đă cấm không tiết lộ giới tính thai nhi nhưng t́nh trạng phá thai nếu là bé gái tiếp tục tăng cao mà không có dấu hiệu giảm sút.
Ở nhiều khu vực của Ấn Độ, nam giới được coi là tài sản bởi họ được cho là người có trách nhiệm chăm sóc gia đ́nh, giữ tên cho ḍng họ và thực hiện các thủ tục cúng giỗ cho cha mẹ. Trong khi đó, nữ giới được coi là một món nợ bởi các gia đ́nh có con gái sẽ phải cung cấp một khoản hồi môn khi con gái đi lấy chồng. Việc bảo vệ trinh tiết cho con gái cũng là một mối quan ngại lớn với các gia đ́nh bởi nếu con gái họ chẳng may quan hệ trước hôn nhân th́ sẽ bị coi là một điều sỉ nhục đối với gia đ́nh.
Kiệt Linh - (theo DM, Chinadaily)