Việc Thủ tướng Hi Lạp Papandreou nhường quyết định đồng ư hay không đồng ư với thỏa thuận cứu nợ tuần trước của EU cho cử tri nước này qua một cuộc trưng cầu ư dân có thể là một h́nh tượng rất đẹp của “cái nôi dân chủ” này.
Song, trong thực tế những lá phiếu này, bất luận đồng ư hay không, lại chẳng giúp được ǵ cho việc trả nợ và sự tồn tại của hơn 10 triệu người dân nước này.
|
Người biểu t́nh Hi Lạp giật đổ hàng rào cảnh sát dựng lên trong cuộc biểu t́nh chống chính sách thắt lưng buộc bụng ở thành phố Thessaloniki - Ảnh: Reuters |
>> Lo ngại bóng ma bất ổn mới từ Hi Lạp
>> Pháp - Đức triển khai gói cứu trợ cho Hi Lạp
Đồng ư, th́ sẽ đúng như liệu pháp mà EU đă đề ra, nghĩa là thắt lưng buộc bụng hơn nữa, cho đáng với việc các chủ nợ cũng đă phải bấm bụng chia nghèo với Hi Lạp khi đồng ư xóa 50% nợ mà Hi Lạp đă vay. Không đồng ư, là đồng nghĩa với việc Hi Lạp vỡ nợ, bị đuổi ra khỏi khối đồng euro, quay trở lại với đồng drachma mà người Hi Lạp từng xài với nhau, chấm dứt giao thương với thế giới...
Cho dù chọn thắt lưng buộc bụng trả nợ hay mặc kệ vỡ nợ th́ các lá phiếu ấy cũng không làm cho thực lực kinh tế của Hi Lạp khá hơn khi cơ cấu kinh tế của nước này không “hướng ngoại” cho lắm để có thể thu về ngoại tệ (cho dù là đồng euro) để trả nợ. Khi công nghiệp chỉ chiếm 17,9%, th́ ngoài công nghiệp tàu thủy, Hi Lạp hầu như chẳng c̣n ǵ nữa để xuất khẩu mà thu về đồng euro hay bất cứ ngoại tệ nào khác!
Khi dịch vụ chiếm đến 78,8% GDP, trong đó mũi nhọn du lịch có giỏi lắm cũng chỉ thu hút được tối đa 16 triệu khách (năm 2008), chỉ gần bằng 1/5 lượng du khách mà Pháp đón hằng năm (75 triệu), th́ trong hai năm xuống đường không ngớt, nguồn thu này coi như tan vỡ. C̣n nông nghiệp, mấy năm trước đây chủ yếu là do người nhập cư nai lưng ra làm chứ dân Hi Lạp chê, th́ nay cảm giác bị cướp công ăn việc làm lại càng tăng, như đă từng xảy ra vào năm 2008 với những cuộc biểu t́nh chống người nhập cư “cướp nồi cơm” ở thủ đô Athens!
Trong bối cảnh đó, thắt lưng buộc bụng thêm nữa là ǵ? Là hạn chế nhập khẩu xăng hơn nữa khi mỗi ngày chỉ xuất có 181.600 thùng song nhập đến 496.000 thùng/ngày (năm 2009), cho dù ở Hi Lạp không có thói “nghèo mà sang” đua nhau mua xe hơi “ba, bốn chấm” để... đốt xăng! Là “méo mặt” nh́n vật giá leo thang, khi CPI năm 2010 là 4,7% vậy mà mới tháng 2, sau gói “cứu nợ” thứ nhất, lương bị “đóng băng”, tiền thưởng bị cắt 10%, công tác phí và tiền công làm ngoài giờ bị cắt, qua tháng 3 đă cắt thêm mọi tiền thưởng Phục sinh, Giáng sinh, tăng thuế VAT.
Đến gói “cứu nợ” thứ nh́ vào tháng 5, lại cắt luôn lương tháng 13 và 14 đối với những ai có mức lương trên 3.000 euro, c̣n những ai lương thấp hơn th́ lĩnh vỏn vẹn 800 euro “an ủi”. Đă thế, lại giảm lương công chức 8% và đưa thuế VAT từ 21% lên 23%... Qua năm 2011, lại tăng thuế thu nhập đối với những ai lĩnh lương trên 8.000 euro/năm (đă là mức lương chết đói ở châu Âu rồi), phụ thu thêm 2% quỹ thất nghiệp, người hưu trí cũng bị đánh thuế luôn.
Tháng 8 năm nay, lại đánh thêm một sắc thuế mới là thuế bất động sản từ 3-20 euro/m2 nhằm thu cho ngân sách 4 tỉ euro. Nói tóm tắt, thắt lưng buộc bụng là bớt thu nhập, tăng thuế, để nhà nước giảm thất thu ngân sách. Mới chừng đó đă méo mặt rồi, nay dính thêm gói “băi nợ” mới, chỉ có chết!
Tâm trạng của dân chúng Hi Lạp trước đề nghị trưng cầu ư dân của ông Papandreou đại loại là thế. Quả thật ông không c̣n chọn lựa nào khác khi mà in tiền (euro) th́ không được, xuất khẩu th́ cả năm ngoái chỉ được 20 tỉ euro (dân số Hi Lạp 10 triệu người), lấy đâu ra tiền euro để trả nợ! Dân Hi Lạp có bỏ phiếu chống cũng chẳng thoát được cảnh vỡ nợ. Thôi th́ để dân chúng tự định đoạt số phận vậy. Có trách chăng là các chính phủ trước đă vừa “vung tay quá trán”, vừa dung túng tham ô (thuế vụ là ngành “ăn” nhiều nhất và góp phần nhiều nhất vào sự thâm thủng ngân sách dẫn đến nợ công).
DANH ĐỨC
(
Báo tuoitre.vn)