- Người dùng điện thoại không thể ngờ rằng nhà mạng hoàn toàn có thể bán thông tin cá nhân của họ cho các công ty khác để thu lợi cho ḿnh.
Khoảng giữa tháng 10 vừa qua, Verizon Wireless - công ty cung cấp dịch vụ viễn thông di động nổi tiếng của Mỹ đă thay đổi chính sách bảo mật, cho phép công ty ghi lại dữ liệu về địa chỉ, tuổi tác, giới tính, thậm chí cả địa chỉ các website cụ thể mà khách hàng thường vào. Verizon cũng là nhà mạng đầu tiên của Mỹ công khai xác nhận đă bán thông tin thu được từ khách hàng cho các doanh nghiệp khác.
Bán thông tin khách hàng là một hiện tượng đă xảy ra từ lâu và không phải chỉ xảy trong ngành công nghiệp dịch vụ không dây. Brian Kennish, cựu kỹ sư của DoubleClick (công ty phát triển và cung cấp dịch vụ quảng cáo qua Internet) cho rằng các công ty mạng điện thoại đă chia sẻ dữ liệu về địa chỉ của người sử dụng với các bên thứ ba trong hơn một thập kỷ qua.
Quả thật, các công ty mạng điện thoại biết nơi sống, những thông tin cá nhân về độ tuổi, giới tính, ngành nghề hay nhiều thông tin khác như: ứng dụng mà người dùng thường xuyên tải về, và thậm chí cả vị trí của họ tại thời điểm hiện tại. Các loại dữ liệu này có thể sẽ rất hữu ích và hấp dẫn với những công ty thứ ba.
Chẳng hạn, một công ty kinh doanh nhỏ đang t́m kiếm địa điểm đặt trụ sở. Công ty này có thể mua lại bản báo cáo thị trường của các công ty mạng điện thoại để biết người tiêu dùng phù hợp với mặt hàng của họ tập trung ở những khu vực nào. Hoặc một công ty bảo hiểm có thể mở rộng được nguồn khách hàng thông qua hồ sơ cá nhân của những người dùng điện thoại.
Và tất nhiên, trước sức hút của lợi nhuận, các nhà mạng sẽ dễ dàng bán những thông tin này cho người trả giá cao nhất.
3 nhà mạng lớn khác của Mỹ - AT&T, Sprint và T-mobile khẳng định chưa bao giờ chính thức cung cấp thông tin khách hàng cho bên thứ 3. Nhưng thực chất, họ đều thu lợi từ việc này.
Hơn nữa, sự nổi lên của điện thoại thông minh trong thời gian gần đây đă tạo thêm cho các nhà cung cấp dịch vụ không dây kho dữ liệu khổng lồ về thông tin cá nhân của khách hàng.
Ông Jeff Chester, giám đốc điều hành của Trung tâm Dân chủ kỹ thuật số c̣n cho rằng bán thông tin khách hàng đă trở thành một phần trong chiến lược phát triển của các công ty viễn thông.
"Họ đều làm như vậy" - ông Chester nói. "Mọi người đều biết rằng điện thoại di động cùng các dịch vụ liên quan đă làm nền kinh tế kỹ thuật số phát triển rầm rộ như hiện nay. Và các nhà mạng đă tận dụng điều này để làm tăng lợi nhuận bằng mọi cách thức có thể".
Ông Nasir Memon, một giáo sư khoa học máy tính tại Viện Bách khoa - Đại học New York cho biết: "Chúng tôi đă nhận được nhiều ư kiến bức xúc của người dùng di động nói rằng đă bị nhà mạng lợi dụng". "Họ đă tạo ra một sân chơi để thu hút mọi người và rồi bán đứng khách hàng của ḿnh cho các công ty khác".
Về phần ḿnh, Verizon đă nhận được một số lời khen v́ ít nhất đă dám công khai những ǵ ḿnh làm. Tuy nhiên, ngay cả số ít những người ủng hộ này cũng băn khoăn về mức độ thông tin cá nhân mà nhà mạng bán cho các công ty bên ngoài.
Đây được coi là lời cảnh báo cho những người dùng điện thoại di động. Những thiết bị viễn thông này được coi là vật dụng mang tính cá nhân cao. Tuy nhiên, ngay cả những thông tin cá nhân của người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng bị nhiều người khác theo dơi th́ liệu các thiết bị đó có c̣n giữ được đặc tính riêng tư nữa hay không?
Hoàng Anh - CNN