Các ông chủ thời nay tâm niệm ngoài chất lượng hàng hoá, dịch vụ, không có ǵ ấn tượng hơn với khách hàng bằng một khuôn mặt dễ mến, nụ cười rạng rỡ trên môi. Tuyển dụng "chân dài" trở thành mốt thời thượng của hầu hết công sở hiện nay.
Màn tŕnh diễn thời trang hay chương tŕnh ca nhạc đặc biệt luôn là khúc dạo đầu cho mỗi buổi lễ ra mắt hay giới thiệu sản phẩm. Khách ṭ ṃ muốn biết những ca sĩ, người mẫu lạ hoắc này ở đâu ra, c̣n chủ nhà th́ được dịp khoe: "Người cơ quan em đấy, các bác thưởng thức cây nhà lá vườn xem sao".
Không thể thiếu người mẫu khi giới thiệu sản phẩm. Ảnh: Hoàng Hà.
Tiếng là cây nhà lá vườn, nhưng họ đều có gốc gác chuyên nghiệp và được tuyển lựa rất kỹ càng. Tuy không nói ra, song chủ doanh nghiệp ngầm thừa nhận rằng tuyển mộ người đẹp chuyên lo các công việc lễ tân, ngoại giao, hội hè, vừa tiện huy động, mà đỡ tốn kém hơn đi thuê người mẫu bên ngoài.
Đối với những doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực như quảng cáo,
PR hay các hoạt động xă hội... mà dính dáng nhiều đến giao tiếp "bằng mắt"- ngoại h́nh là một yếu tố buộc phải có khi tuyển đầu vào với nhân viên. Thậm chí, nhiều công ty c̣n đặt ra các điều kiện trong quy chế tuyển dụng của ḿnh về chiều cao đối với nữ là 1,58 m, c̣n với nhân viên nam từ 1,65m trở lên.
Tổng giám đốc một ngân hàng có tiếng ở Hà Nội thẳng thừng tuyên bố: "Chuyên môn kém có thể đào tạo được, c̣n một gương mặt xấu, khó nh́n th́ không thuận cho công việc". Chính v́ quan điểm này mà tất cả các cuộc tuyển dụng nhân viên trong các pḥng ban phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như nhân viên tại các quầy giao dịch, tín dụng, lễ tân..., ông đều đích thân tham gia. Thậm chí để khuyến khích nhân viên ḿnh làm đẹp, trong những dịp lễ Tết như mùng 8/3, 20/10... thay v́ thưởng tiền, ngân hàng tặng thẻ mua mỹ phẩm hay phiếu chăm sóc sắc đẹp tại các trung tâm thẩm mỹ, spa.
Cách đây hai tháng, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông chẳng ngần ngại bỏ cả đống tiền để mời hai cô ca sĩ có giọng ca quan họ mượt mà về làm công việc văn pḥng, nhưng mục đích chính là để tiếp khách. Các nhân viên x́ xào to nhỏ chuyện hai em sáng sáng đến cơ quan, khăn khăn, áo áo, ra ra vào vào chẳng làm việc ǵ mà vẫn hưởng mức lương 4 triệu đồng. C̣n ông Nam, Phó giám đốc nhân sự của công ty phân trần: "Các em tuy không có tŕnh độ chuyên môn nhưng được giọng hát hay. Nhiều đối tác đến làm việc tại công ty chỉ đ̣i hai em Hà và Dung ra tiếp mới chịu kư hợp đồng".
Tại Công ty quảng cáo Mai Ân, TP HCM, vị trí lễ tân đă bỏ trống từ một tháng nay v́ không tuyển được người mới. Trưởng pḥng nhân sự công ty liên tục nhăn nhó: "Tại sếp đ̣i cứ phải chân dài, mày sáng, mắt phụng th́ mới được, c̣n các kỹ năng làm việc không để ư nên chỉ tuyển được vài hôm là thấy không hợp với công việc".
Giám đốc Mai Ân th́ một mực: "Tiếp tân là bộ mặt công ty, nhất là trong ngành quảng cáo luôn cần người giao tiếp, thậm chí nếu túng quá th́ cũng huy động vào các vai trong slide quảng cáo sản phẩm càng tốt".
O bế nhan sắc nhân viên
Mới đây, ông Hùng, Giám đốc một công ty thiết kế xây dựng c̣n quyết định trích quỹ công ty để cho cô trợ lư của ḿnh đi bọc răng thẩm mỹ. Theo ông, cô trợ lư này đảm đương công việc rất tốt, chuyên môn th́ miễn chê, dáng chuẩn, nhưng ông vẫn rất ngại đi cùng tới những buổi thương lượng với đối tác v́ răng cô quá... xấu.
Chị Hạnh, cán bộ pḥng nhân sự của một công ty dịch vụ hàng không cũng thừa nhận, đối với những doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, hoạt động xă hội... th́ ngoài những cán bộ chủ chốt có tay nghề, bao giờ công ty cũng phải trích một số tiền kha khá để nuôi các em "chân dài, vai trần" chỉ có nhiệm vụ tiếp đối tác khi cần. B́nh thường, các nhân viên này chỉ làm công việc không tên như bàn giấy, ghi chép sổ sách... nhưng khi gặp phải đối tác khó tính chỉ muốn bàn chuyện làm ăn nơi bàn nhậu th́ công ty lại phải cử các người mẫu này đi tiếp.
Giám đốc Công ty Mai Ân cũng thừa nhận có khó khăn trong tuyển nhân viên đẹp v́ "ngoại h́nh sáng mà làm việc tốt và thông minh th́ không nhiều", nhưng nếu trong thành phần nhân sự mà có các "chân dài" th́ có rất nhiều lợi thế. "Dù ở vị trí nào, tiếng tăm sẵn có của những nhân viên đặc biệt này cũng góp phần
PR cho thương hiệu công ty rất nhiều", ông Ân nhận xét.
Nỗi niềm chân dài
"Ôi dào, con nhỏ ấy th́ tài cán ǵ. Chẳng qua chỉ giỏi chân dài, váy ngắn nên được sếp cưng chiều...”. Mỗi lần nh́n thấy mấy chị cơ quan túm tụm lại x́ xèo to nhỏ, Mai Trang, trợ lư giám đốc cho một công ty chuyên về xuất nhập khẩu không khỏi chạnh ḷng. Qua 3 ṿng tuyển, Trang đều đạt điểm xuất sắc. Hai bằng đại học, tiếng Anh như gió và cô luôn được sếp đánh giá là người có năng lực thực sự. Vậy mà, những lời ong tiếng ve quanh cô không bao giờ dứt. "Đôi lúc mệt mỏi muốn chuyển cơ quan cho xong nhưng rồi ḿnh lại nghĩ ở đâu cũng vậy cả thôi, nếu bỏ cuộc tức là chấp nhận ḿnh sai", Trang nói.
Bị đồng nghiệp đàm tiếu chưa đủ. Đôi khi "chân dài" c̣n bị làm phiền bởi chính sếp của ḿnh. Nhiều người thoáng đành chép miệng, "làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu". Thế nhưng không ít cô chấp nhận làm nhân viên b́nh thường, chứ không muốn chịu mang tiếng măi. Vân, thư kư cho tổng giám đốc một công ty tư vấn xây dựng là một ví dụ. Vốn tính thẳng thắn, có lần trong cuộc họp, cô đă phê phán cách điều hành nặng về t́nh cảm của sếp. Một số người thông cảm cho rằng cô làm vậy là đúng, số khác lại coi cô là người thích thể hiện. Giờ th́ cô quyết định thôi chức thư kư để xuống làm một nhân viên b́nh thường để cuộc sống dễ thở hơn.
Thanh, một nữ nhân viên bán điện thoại di động cho biết, cô đă phải trải qua rất nhiều ṿng phỏng vấn mới vào được công ty. Thanh tâm sự: "Chẳng ai muốn làm một con búp bê di động. Để làm nhân viên bán hàng không chỉ ngoại h́nh dễ nh́n, mà ḿnh c̣n phải có khiếu ăn nói, phải hiểu về sản phẩm để giới thiệu thử trong buổi phỏng vấn mới được chấm".