R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
|
Gaddafi, "quư ông một tỷ đô" của nước Mỹ
(VTC News) - Một tỷ USD chính là cái giá mà riêng Mỹ đă phải trả để có được “thủ” của Gaddafi. Nếu tính tổng chi phí cho chiến dịch quân sự ở Libya, nhiều người sẽ phát hoảng bởi số tiền quá khổng lồ.
* Bài viết dựa trên các thông tin và quan điểm cá nhân của tác giả Kevin Baron - cây bút chuyên viết về vấn đề an ninh quốc gia cho tạp chí National Journal, trong đó bao gồm cả các bài viết về các phi vụ làm ăn thời chiến. Trước đó, ông từng là phóng viên viết bài kiêm phóng viên ảnh cho tờ Stars and Stripes của Lầu Năm Góc (Mỹ).
Lời tác giả: "Hăy gọi Gaddafi là người đàn ông tỷ đô. Một tỷ USD cho một nhà độc tài."
Theo Lầu Năm Góc (Mỹ), con số mới nhất mà Bộ Quốc pḥng nước này đưa ra về tổng tiền thuế người Mỹ đă phải nộp để có được “đầu” của Gaddafi tính đến hết tháng 9 vừa qua là 1,1 tỷ USD. Và đấy mới chỉ là tính riêng tại Mỹ.
Phải mất một thời gian nữa, người ta mới có thể thống kê chính xác tổng số tiền mà Mỹ đă “bơm” vào chiến dịch quân sự ở Libya. Con số đó dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, chưa kể đến tổng số tiền Bộ Ngoại giao nước này, Cục T́nh báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), các cơ quan khác có liên quan tới chiến dịch này ở Mỹ, các nước thuộc khối NATO và các quốc gia cũng tham chiến khác đă bỏ ra.
| Gaddafi bị hạ thủ vào ngày 20/10 vừa qua |
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết: “Mỹ đă chi tổng cộng 2 tỷ USD vào chiến dịch quân sự ở Libya và số tiền đó đă không trở nên vô nghĩa”.
Trong khi đó, NATO không theo dơi tổng chi phí mà các nước thành viên phải bỏ ra trong suốt quá tŕnh tham gia vào chiến dịch quân sự ở Libya mà chỉ để ư tới nguồn quỹ trực tiếp được trích ra từ tài khoản chung của họ. Một phát ngôn viên của NATO cho hay, tổng số tiền mà tổ chức này trực tiếp rút từ quỹ chung ra để đầu tư vào chiến dịch này ở vào khoảng 7,4 triệu USD mỗi tháng cho các khả năng chiến tranh điện tử, cộng thêm 1,1 triệu USD mỗi tháng để trả lương cho các tướng lĩnh và nhân viên tại các trụ sở của họ.
Từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự có tên “Người bảo vệ thống nhất” vào tháng 3 vừa qua, giới phê b́nh đă đặt ra câu hỏi liệu Mỹ có đủ khả năng để mở mặt trận thứ 3 hay không, giữa lúc Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) ước tính, cho đến nay, cuộc chiến ở Afghanistan đă ngốn của họ gần 500 tỷ USD, c̣n ở Iraq, tổng chi phí chiến tranh đă đạt mức kỉ lục: 1 ngh́n tỷ USD.
Trong tuần đầu tiên của chiến dịch quân sự ở Libya, các chiến đấu cơ tàng h́nh B2 của Mỹ từ Missouri đă phải cắt giảm những đợt đánh bom và thay vào đó, khoảng 200 tên lửa đă được phóng đi từ tàu ngầm ở Địa Trung Hải, gây ra cảnh báo bất cứ chiến dịch quân sự nào nếu được mở rộng sẽ nhanh chóng ngốn thêm hàng tỷ USD.
| 1 tỷ USD cho nhà độc tài Gaddafi: Vẫn quá rẻ? |
Tuy nhiên, sau khi quân đội Mỹ “châm ng̣i”, thổi lửa vào chiến dịch này, nhiều quốc gia khác thuộc NATO cũng đă tham chiến giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí quân sự. Lúc này, người Mỹ chỉ đóng vai tṛ hỗ trợ với các tàu tiếp nhiên liệu trên không, thiết bị gây nhiễu điện tử và hệ thống giám sát.
Vai tṛ làm “hậu phương vững chắc” là một trong những điều Tổng thống Mỹ Barack Obama đă liên tục nhấn mạnh tới trong bài phát biểu ở Vườn Hồng vào hôm thứ 5 vừa qua – thời điểm sau khi Gaddafi bị hạ thủ. Trong bài phát biểu của ḿnh, Obama đă nói: “Chúng ta đă đạt được mục tiêu đề ra mà không cần phải sử dụng tới quân đội Mỹ trên mặt đất tại Libya và nhiệm vụ của NATO sẽ sớm tới hồi kết”.
Tổng thư kư NATO Anders Fogh Rasmussen từ Brussels đă ra tuyên bố: "Chúng tôi sẽ sớm kết thúc việc phối hợp với Liên Hợp Quốc và Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya”.
Cả các quan chức Mỹ và NATO đều khăng khăng khẳng định rằng nhiệm vụ họ đề ra không phải là việc truy t́m, bắt giữ hay tiêu diệt nhà lănh đạo bị thất thế ở Libya Gaddafi. Theo họ, nhiệm vụ đó là giúp lệnh cấm vận vũ khí được thực thi, thành lập một vùng cấm bay ở Libya, và bảo vệ dân thường ở đây khỏi các cuộc tấn công hay các mối đe doạ tấn công từ phía lực lượng trung thành với Gaddafi.
| Cuộc nội chiến ở Libya đă thực sự đến hồi kết sau cái chết của Gaddafi? |
Kể từ khi chiến dịch này bắt đầu vào ngày 31/3 vừa qua cho tới ngày tàn của Gaddafi, đă có 7.725 chuyến bay làm nhiệm vụ, 1.845 cuộc không kích với 397 vụ lượng vũ khí buộc phải cắt giảm, và 145 vụ do máy bay không người lái Predator của Mỹ thực hiện.
Trong khi đó, các máy bay của NATO, bao gồm cả các phi cơ do Mỹ cung cấp đă có tổng cộng 26.089 lần làm nhiệm vụ và thực hiện 9.618 vụ tấn công tính tới hết thứ Tư vừa qua. Hơn 70 tiêm kích của Mỹ đă hỗ trợ thực hiện chiến dịch này, trong đó có cả các máy bay không người lái Predator. Chỉ tính riêng 1 ngày trước khi Gaddafi bị hạ thủ, NATO đă có 67 chuyến bay làm nhiệm vụ và thực hiện 16 vụ không kích tại Libya.
Ngoài ra, NATO cũng đă sử dụng tới 21 tàu bao gồm tàu ngầm, tàu sân bay, các tàu đổ bộ tấn công, tàu khu trục và các tàu làm dịch vụ cung ứng khác cùng một lúc.
Hiện tại, ứng viên Tổng thống Mỹ Jon Huntsman vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề tổng chi phí cho chiến dịch ở Libya.
M.Q
|