Song Chi
Theo dơi báo chí trong và ngoài nước gần đây người ta có thể thấy lănh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh những hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao. Hết ông này lại đến ông kia thay nhau đi công du các nước, hoặc nhộn nhịp đón tiếp các phái đoàn lớn nhỏ sang thăm.
Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trung Quốc, bắt tay Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, khi ông tiếp đón ông Trọng ở Bắc Kinh ngày 11 tháng 10, 2011. (H́nh: Tân Hoa Xă)
Tuần vừa qua là hai chuyến công du của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc và ông Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đến Ấn Độ, được dư luận quốc tế trong và ngoài nước quan tâm theo dơi.
Cùng lúc, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở nhà đón tiếp bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel cùng một phái đoàn hùng hậu, nhằm “nâng cao quan hệ Việt-Đức lên thành đối tác chiến lược v́ tương lai.”
Người dân VN đă bàn tán nhiều về hai chuyến Hoa du, Ấn du của hai ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang. Nếu như chuyến đi sang Trung Quốc của ông tổng Bí thư gây ra tâm lư lo ngại, hoài nghi, tiêu cực, th́ chuyến đi Ấn của ông chủ tịch nước lại được hầu hết ủng hộ, vui mừng.
Cung cách lời ăn tiếng nói, cử chỉ của hai ông cũng bị đem ra mổ xẻ, so sánh.
Ông Trọng bị chĩa mũi dùi về cái h́nh bắt tay Tổng Bí Thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và việc kư kết bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.” Tiếp tục “lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục,” dưới sự chỉ đạo của “phương châm 16 chữ” và “ tinh thần 4 tốt”...
Ngược lại, ông Sang được khen ngợi từ cách bắt tay với tổng thống và thủ tướng Ấn Độ. Cho tới những câu trả lời phỏng vấn báo chí Ấn Độ trước chuyến viếng thăm về việc VN ủng hộ Ấn Độ tiếp tục thăm ḍ dầu khí ở vùng biển thuộc chủ quyền của VN, bất chấp sự phản đối của TQ.
Nhân đó một số người cũng so sánh việc ông Trương Tấn Sang từ lúc nhậm chức cho đến nay đă “né” các phái đoàn đại biểu khác nhau từ TQ sang VN ra sao. Trong lúc những h́nh ảnh ông Tổng Trọng ôm hôn thắm thiết Ủy Viên Quốc Vụ TQ Đới Bỉnh Quốc hay ông Thủ Dũng với bộ đồng phục giống hệt như anh em song sinh với Đới Bỉnh Quốc bị chỉ trích không hết lời!
Hăy c̣n quá sớm để hy vọng vào một ông lănh đạo nào đó ở VN có thể như Mikhail Gorbachev hay Boris Yeltsin...
Nhưng rơ ràng dù muốn dù không, đối với TQ, các lănh đạo VN thời Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang so với thời Nông Đức Mạnh hay Lê Khả Phiêu buộc phải có sự thay đổi. Một phần do chính sách hung hăng của TQ trên biển Đông. Phần khác do sức ép của dư luận người dân VN trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, những nhà lănh đạo VN hiện nay càng cần phải tích cực thi hành chính sách ngoại giao đa phương, không chỉ v́ mối họa bành trướng ngày càng rơ từ TQ, mà c̣n v́ những vấn đề nội tại của VN.
Ngay cả Miến Điện - nước có quan hệ cực kỳ thân thiết lâu nay với TQ cũng đang có những động thái t́m cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước này khi nghe theo ư dân, từ chối dự án xây đập thủy điện do TQ tài trợ. Ngay sau chuyến thăm của Chủ Tịch nước VN Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Miến Điện Thein Sein... cũng sang Ấn. Chưa kể hàng loạt cải cách về chính trị của Miến Điện trong thời gian gần đây đang được cả thế giới chú ư.
Không biết những cuộc cách mạng hoa nhài ở Trung Đông và Bắc Phi cho đến sự thay đổi của Miến Điện, Cuba - những quốc gia vốn bị mang tiếng bảo thủ, “chậm tiêu,” có tác động ǵ đến nhận thức, tư duy của các nhà lănh đạo ĐCSVN hay không. Hay là họ lại tiếp tục chuyển hướng nhưng theo một con đường sai lầm như đă từng như vậy, sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu trước kia.
Sự đổi mới về kinh tế đó tuy đáp ứng được nhu cầu của một giai đoạn, là thoát khỏi đói nghèo do chế độ bao cấp toàn diện gây ra và đưa đến sự tăng trưởng trong hai thập niên qua, nhưng không tận diệt được gốc rễ của vấn đề. Những khuyết tật, căn bệnh trầm kha mới của một nền kinh tế không ra quốc doanh cũng không hẳn thị trường trong lúc vẫn giữ nguyên mô h́nh thể chế chính trị độc tài độc đảng dần dần phơi bày đầy đủ.
VN lại đang đứng trước một yêu cầu phải đổi mới toàn diện cả về kinh tế lẫn chính trị, xă hội, nếu muốn vượt qua sự bế tắc, sụp đổ.
Trong khi đó, trên thế giới cục diện chính trị đang thay đổi một cách nhanh chóng.
Sự khủng hoảng kinh tế của Mỹ trong thời gian qua, cộng với thói quen phóng đại của giới truyền thông, khiến cho nhiều người có vẻ vội vàng cho rằng thời của nước Mỹ đă qua rồi. Và thế kỷ XXI là thế kỷ của TQ. Đặc biệt là trong suy nghĩ của giới chính khách diều hâu ngạo mạn ở Bắc Kinh.
Nhưng những ai có cái nh́n tỉnh táo hơn đều hiểu rằng ít nhất cho đến giữa thế kỷ này, TQ vẫn chưa thể vượt qua Hoa Kỳ về mọi mặt, càng chưa thể thay Hoa Kỳ lănh đạo thế giới.
Và nếu trong tương lai có muốn đảm nhiệm vai tṛ đó, chắc chắn TQ phải thay đổi trở thành một nước dân chủ tự do. C̣n nếu tiếp tục là một quốc gia độc tài với đường lối ngoại giao hung hăng, với tham vọng về lănh thổ, lănh hải và tài nguyên của nước khác như hiện nay, TQ sẽ không thể có được sự ủng hộ của thế giới.
Trước mắt, bài viết “America's Pacific Century” (Thế kỷ Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ) của Ngoại Trưởng Mỹ Hilary Clinton trên tờ Foreign Policy đă cho thấy rơ Hoa Kỳ sẽ không dễ dàng buông khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương.
Chính sách này là một thuận lợi cho các quốc gia trong khu vực này nói chung và VN nói riêng. VN, nhờ vào vị trí chiến lược, c̣n có thể tranh thủ thêm sự ủng hộ từ các cường quốc lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ.
Đặt những lợi thế này bên cạnh mối quan hệ nguy hiểm và thiệt tḥi với Bắc Kinh, hy vọng sẽ thức tỉnh cái đầu của những người lănh đạo có tầm nh́n ngắn, ích kỷ, chỉ biết đặt quyền lợi đảng/phe nhóm lên trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc.
Từ lâu, VN đă là một dân tộc thường xuyên bị nhỡ tàu trước những biến chuyển lớn của thời cuộc và những vận hội cho đất nước. Dưới sự lănh đạo của đảng cộng sản hơn 66 năm qua, sự sai lầm, nhỡ tàu lại càng lập lại rất nhiều lần.
Và mỗi lần như vậy, khoảng cách phát triển giữa VN và các nước càng lớn, cái giá mà cả dân tộc đang và sẽ phải trả trong tương lai càng lớn.
Thử nh́n lại các nước XHCN cũ sau hai mươi năm. Nga vẫn là một chế độ độc tài nên bị tŕ trệ nhiều mặt. Đức nhờ một nửa nước có thể chế tự do lâu năm kéo lên nên vẫn là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và lớn thứ tư trên thế giới. Ba Lan cũng phát triển nhanh chóng nhờ có nền dân chủ mạnh mẽ hơn Nga nhiều.
C̣n VN, mỗi bước đổi mới đều chậm chạp, quanh quẩn. Cứ nh́n ví dụ việc “vật lộn” để giải quyết bài toán giao thông đô thị và cho cả nước của ông bộ trưởng Giao Thông Vận Tải mới Đinh La Thăng, hay cuộc chiến giá xăng dầu đầy cam go của ông Bộ Trưởng Tài Chính Vương Đ́nh Huệ th́ thấy. Lại nhớ đến ông Bộ Trưởng Giáo Dục Nguyễn Thiện Nhân “đánh trống bỏ dùi” trước kia.
Có thể họ đều là những cá nhân có ḷng, không loại trừ có khả năng nữa, nhưng trong một guồng máy chung, họ rất khó thay đổi được cục diện.
Nói ǵ đến chuyện tái cơ cấu cả nền kinh tế là đụng đến quyền lợi của các nhóm lợi ích và sinh mệnh chính trị của chính các ông lănh đạo. Hay chuyện đổi mô h́nh thể chế chính trị, đường đi của đất nước!
Nhưng nghĩ cho cùng chúng ta có thể hy vọng ǵ từ đảng cộng sản khi họ đang nắm giữ toàn bộ quyền lực và không có một sức ép nào đủ cho họ phải nhượng bộ?
Sức ép đó phải đến từ người dân, khi chính người dân phải thấy ra vai tṛ của ḿnh đối với vận mệnh và tương lai đất nước, dân tộc.
NV