Tính đến nay, bạo loạn ở Syria diễn ra hơn 6 tháng với (ước tính) 2.700 người thiệt mạng. Tuy nhiên, Tổng thống Syria Assad vẫn yên vị trên ghế quyền lực bởi ông vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ bốn nguồn lực dưới đây:
1. Doanh nhân
Bất chấp các cuộc đàn áp, theo báo cáo của Christian Science Monitor, cộng đồng doanh nghiệp giàu có ở Damascus và Aleppo, hai thành phố lớn nhất của Syria, đến nay vẫn kiên quyết đứng về phía Tổng thống Assad và thậm chí, đặt cược lợi ích cốt lơi cộng với sự sống c̣n của họ cho Chế độ Assad.
Bởi đơn giản, đối với nhiều người, tài sản của họ gắn liền với chế độ và lợi ích cá nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, nếu chế độ đó sụp đổ, khối tài kếch sù của những doanh nhân giàu có này sẽ bốc hơi.
Ngoài ra, t́nh trạng bất ổn về chính trị - xă hội luôn là điều mà chẳng doanh nghiệp nào mong muốn bởi lợi nhuận của họ đến từ sự ổn định. Và các doanh nhân ở Syria tin rằng, chế độ Assad có thể mang về sự ổn định cần thiết cho họ. Do đó, họ hợp tác với Assad.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhỏ lại khác. Họ bất măn với việc Chính phủ đỡ đầu và "thiên vị" cho các doanh nghiệp lớn, các ông trùm tư bản công nghiệp kếch xù chi phối toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Do đó, những ông chủ nhỏ này ḥa vào ḍng người biểu t́nh ḥng lật đổ Tổng thống.
Nhưng Tổng thống Assad cũng không cần phải lo lắng bởi một thực tế là các ông trùm tư bản công nghiệp kếch xù có sức mạnh chi phối toàn bộ nền kinh tế Syria, chẳng hạn như Rami Makhlouf, người anh em họ của ông, cũng là trùm tư bản khét tiếng kiểm soát phần lớn nền kinh tế Syria vẫn đang hết ḷng ủng hộ cho ông.
“Các doanh nhân, chẳng hạn như Rami Makhlouf chính là cộng sự đắc lực và trung thành với chế độ. Do đó, họ không muốn và không dễ để chế độ bị lật đổ”, một chuyên gia phân tích ở Damascus cho biết.
2. Tộc người Alawites
Ngoài các doanh nhân, đối tượng trung thành tuyệt đối với chế độ Assad chính là những người Alawites bởi họ đều là "người nhà" của Tổng thống.
Alawites là một nhóm thiểu số người Hồi giáo Shiite, dù chỉ chiếm 12% dân số nhưng lại h́nh thành nên xương sống của chế độ khi mà Tổng thống Assad để người đồng tộc Alawites giữ các chức vụ quan trọng nhất trong chính quyền Syria bao gồm các vị trí then chốt trong cơ cấu Chính phủ, quân sự và an ninh.
Nếu chế độ Assad sụp đổ, người Alawites chắc chắn mất đi quyền lănh đạo và chi phối toàn bộ đất nước. Ngoài ra, người Alawites sẽ luôn trung thành với chế độ Assad xuất phát từ mối lo sợ bị trả thù nếu người Sunni Hồi giáo, chiếm 74% dân số của Syria giành quyền điều hành đất nước bởi từ lâu hai dân tộc này có nhiều bất măn với nhau.
3. Nhóm thiểu số người Kurd và các hệ phái Thiên Chúa giáo
Syria có đường biên giới với Lebanon và Iraq, hai quốc gia từng ch́m trong các xung đột giáo phái đẫm máu, từng làm tan ră đất nước. Chế độ Assad đă thành công khi thuyết phục nhóm thiểu số người Kurd và các hệ phái Thiên Chúa giáo rằng chỉ có Chế độ của ông mới có thể bảo đảm tương lai của họ và nếu Chế độ sụp đổ th́ các nhóm dân tộc thiểu số ở Syria cũng có nguy cơ đối mặt với các mối đe dọa như số phận của các nhóm dân tộc thiểu số ở hai nước láng giềng Lebanon và Iraq.
Ngoài ra, trước đó, các nhóm thiểu số này cũng chịu ơn ông Assad khi Tổng thống rất khôn khéo, luôn ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần người Kurd hay Thiên Chúa giáo tham gia vào hệ thống kinh tế, chính trị Syria cùng với người Allawite, nắm vai tṛ lănh đạo, chi phối đất nước.
Do đó, không khó hiểu khi họ sẽ ủng hộ ông Assad hết ḷng.
4. Nga và Trung Quốc
Ngày 5/10, Nga và Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết chống lại Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề Syria, thể hiện lập trường ủng hộ cho Chế độ Assad khi chỉ trích và lên án sự ủng hộ của Mỹ, Pháp, và Anh đối với Nghị quyết này.
Trước đó, Moscow cũng nhiều lần khẳng định sẽ không để kịch bản Lybia tái diễn ở Syria. Có được sự ủng hộ của Moscow và Bắc Kinh có thể nói là một may mắn lớn lao đối với Chế độ Assad bởi trước đó, Nga – Trung từng bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết tương tự của Hội đồng bảo an về vấn đề Libya, mở đường cho NATO không kích Libya, lật đổ Chế độ Gaddafi.
Nhiều người nhân định, việc Moscow ủng hộ Chế độ Assad chỉ xuất phát từ các lợi ích kinh tế, ngoại giao và quân sự. Syria luôn là đồng minh truyền thống của Moscow và giá trị thương mại của hai nước lên tới 20 tỷ USD. Ngoài ra, bài học từ “vết xe đổ” Libya cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lập trường kiên quyết và dứt khoát của Nga – Trung lần này bởi cả hai nước đều không mong muốn kịch bản Libya tái diễn ở Syria một lần nữa.
Hiện, Nga tiếp tục bán vũ khí cho Syria kể cả trong bối cảnh chế độ Assad bị chỉ trích gay gắt v́ hành động mạnh tay với người biểu t́nh.
Lê Dung (Theo CS Monitor)