(ĐVO) Khả năng trinh sát dễ dàng, tấn công chính xác, trả giá thấp và điều quan trọng nhất là người điều khiển không gặp nguy hiểm làm cho UAV trở nên hấp dẫn.
Theo tờ New York Times, tại triển lăm hàng không Chu Hải của Trung Quốc tháng 11/2010, một số người Mỹ rất ngạc nhiên trước 25 biến thể UAV Trung Quốc được trưng bày. Thêm vào đó là một băng video chiếu cảnh UAV Trung Quốc trang bị tên lửa tấn công tàu sân bay có h́nh dáng giống với tàu sân bay Mỹ.
Dù sự tŕnh diễn của Trung Quốc mang tính quảng bá thị trường nhằm thu hút các khách hàng quốc pḥng trong và ngoài nước hơn là đe dọa quân sự, nhưng nó là bằng chứng rơ ràng cho thấy sự độc quyền gần như tuyệt đối về công nghệ UAV của Mỹ đang đến ngày kết, và có thể mang theo những hệ lụy sâu xa về an ninh của Mỹ, luật quốc tế và tương lai chiến tranh.
Các nhà phân tích cho rằng, Mỹ sẽ đối mặt với kết cục tất yếu là đối thủ quân sự hay tổ chức khủng bố được trang bị máy bay không người lái. Tuy nhiên mối nguy trước mắt được giới chuyên gia dự báo không phải một cuộc tấn công vào nước Mỹ mà là thách thức về chính trị, pháp lư khi một quốc gia sử dụng UAV giống cách Mỹ đang làm ở nhiều nơi trên thế giới.
Tranh biếm họa so sánh việc Mỹ sử dụng UAV bừa băi ở Afghanistan, Pakistan giống như tṛ chơi "Angry Bird".
Chính quyền của Tổng thống Bush trước đây và thậm chí chính quyền của Tổng thống Obama c̣n mạnh bạo hơn khi tuân thủ một nguyên tắc đặc biệt: Mỹ có thể ra lệnh cho loại vũ khí tự động này vượt biên giới vào tấn công kẻ thù.
Điều mà cách đây chừng hơn một thập kỷ vẫn c̣n là viễn cảnh khoa học th́ nay trở thành thời sự nóng hổi. Ở Iraq và Afghanistan, các UAV vũ trang trở thành một phần của cuộc chiến.
Theo đánh giá của các quan chức Mỹ, tại Pakistan, các phi vụ ném bom của máy bay Predators và Reapers do CIA điều khiển đă giết chết trên 2.000 phiến quân. Tại Yemen, vào tháng 9/2011, lần đầu tiên một công dân Mỹ, Anwar al-Awlaki, trở thành mục tiêu tiêu diệt của UAV.
Giả sử Trung Quốc cho UAV bay vào không phận của Kazakhstan để săn lùng những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ mà họ cho rằng có âm mưu khủng bố hay Nga cho UAV tấn công lực lượng chống đối ở Caucasus th́ sẽ ra sao? Chắc chắn những quan chức Mỹ đang lên tiếng phản đối sẽ cảm thấy việc làm của họ hiện nay là phản tác dụng.
Những giá trị làm cho UAV trở nên rất hấp dẫn đối với cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền Obama như khả năng trinh sát dễ dàng và tấn công chính xác, chi phí thấp về tiền bạc và nhân mạng đă thu hút rất nhiều nước và không thể loại trừ các nhóm khủng bố.
Cho đến nay, chỉ có Mỹ, Israel và Anh được biết đến là những nước đă sử dụng UAV để tấn công mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự Mỹ cho rằng trên thế giới hiện có đến hơn 50 nước đă phát triển hoặc mua máy bay không người lái này, và con số đó đang tăng lên hàng tháng.
Trong đó, Israel và Trung Quốc đang khẩn trương phát triển và tiếp thị các loại UAV của họ. Ngoài ra c̣n Nga, Iran, Ấn Độ, Pakistan và một số nước khác cũng không chịu thua kém.
Cục an ninh quốc pḥng Mỹ, cơ quan bảo vệ Lầu Năm Góc khỏi các vụ gián điệp, trong báo cáo năm 2010, cảnh báo rằng công nghệ chế tạo UAV của Mỹ trở thành một mục tiêu chính của gián điệp nước ngoài.
Điều đơn giản nhất làm chúng ta khiếp sợ khi nghĩ rằng các UAV do bọn khủng bố sẽ không chỉ mang theo bom mà trải vi trùng bệnh than hay reo rắc các chất thải phóng xạ. May thay, lời đồn đoán về việc al-Qeada có thể sử dụng các loại vũ khí độc hại vẫn chỉ là đồn đoán. Nhưng với sự phát triển của công nghệ UAV có nghĩa là mối đe dọa này không thể bỏ qua.
P. W. Singer, tác giả của cuốn sách mới được xuất bản với tiêu đề “Dây dẫn chiến tranh” cho rằng t́nh h́nh hiện nay làm ông “liên tưởng đến vai tṛ của máy bay khi Đại chiến lần thứ nhất bắt đầu". Theo đó, "Chúng không được trang bị vũ khí và chỉ có một số nước sở hữu. Sau đó máy bay được vũ trang và nước nào cũng có. Đó chính là con đường chúng ta đang đi”, tác phẩm của Singer có đoạn.
Phạm Ngọc Uyển