Một chị bạn người quen của gia đ́nh tôi sống ở Đức đă lâu, mỗi lần gọi điện nói chuyện là lại rủ rê “Em sang nhà chị chơi đi rồi chị em ḿnh đi chợ Việt ở biên giới, vui lắm!” “Chợ Việt” mà chị nói ở đây là “Asia Dragon Bazar” nằm giữa biên giới Đức và Cộng hoà Czech. V́ cái gọi là “vui lắm” đó mà tôi háo hức lái xe vượt đoạn đường hơn 300km để coi cái chợ đó vui ra sao…
![](http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156060)
Asia Dragon Bazar – chợ Việt cho người Tây
Rất nhiều vật dụng trang trí nhà cửa có thể khiến các chị em phụ nữ yêu thích.
Gọi là “chợ châu Á” chứ thật ra trong chợ người bán chỉ toàn là người Việt Nam mà thôi. Từ giọng nói, tôi nhận ra đa phần là người ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam sang Cộng hoà Czech (trước đây gọi là Tiệp Khắc) làm việc trong những năm sau giải phóng theo chương tŕnh hợp tác lao động, rồi sau đó ở lại sinh sống và làm ăn trên đất Tiệp.
Vừa bước vào chợ, tôi cũng hơi giật ḿnh v́ ở giữa xứ Tây mà có một cái chợ rặt kiểu Việt Nam tức là vừa ồn ào, vừa nhộn nhịp và hàng hoá bày bán treo lẫn lộn chả khác ǵ cái chợ B́nh Tây hay Bà Chiểu ở xứ ta.
Asia Dragon Bazar có vị trí khá thuận lợi, tuy nằm trên lănh thổ nước Cộng hoà Czech nhưng lại sát biên giới với Đức, bang Bavaria, cho nên có khách của cả hai nước đến mua. Từ sau ngày Đức và Cộng hoà Czech không c̣n kiểm tra ở biên giới nữa th́ khách qua lại giữa hai nước càng dễ dàng và đông hơn.
Ngoài ra, những người điều hành chợ này cũng chứng tỏ ḿnh rất chuyên nghiệp khi tổ chức hẳn những chuyến xe buưt đón khách từ nhiều điểm đến chợ shopping, băi xe rộng, đậu miễn phí...
Mặt bằng của chợ “con rồng châu Á” rất rộng, ngang cỡ một công viên, ngoài trời và đúng kiểu là một “cái chợ” cho nên đối với dân Tây trước giờ quen đi siêu thị (supermarket) hay trung tâm thương mại (Shopping mall), th́ nó là một điểm đặc biệt thú vị thu hút họ.
Điều thú vị đầu tiên là ở đây có rất nhiều gian hàng và chủng loại đồ đạc cũng rất phong phú. Có thể thấy từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, túi xách, thuốc lá, đồ chơi… đến hàng gia dụng mỹ nghệ như tượng, phù điêu, tranh ảnh… và cả thức ăn nhập từ châu Á sang nữa. Ngoài ra, c̣n có các dịch vụ tiện ích như ngân hàng, tiệm mátxa, hớt tóc, ṣng bạc, shop hoa, nhà thuốc tây… Điểm thú vị thứ hai với dân Tây đi chợ Ta là họ có thể trả giá. Điều này tuyệt nhiên là rất mới mẻ đối với những người trước giờ mua bán chỉ biết nh́n theo bảng giá và trả tiền mà thôi.
Mẹ chồng tôi người Tiệp cho hay, trước đây bà không biết chợ này được trả giá nên cứ nói nhiêu là mua nhiêu. Từ ngày phát hiện ra cái vụ “trả giá” bà rất thích đi chợ để thử khả năng và “tài” trả giá của ḿnh. “Vậy mẹ có biết mua hớ là ǵ không?”, tôi hỏi bà. “Biết chứ, bây giờ mẹ cứ nhắm thấp hơn từ 10 – 30% mà trả, không bị hớ đâu, con đừng lo!”
Đến chợ, tôi phát hiện ra trong này chỉ có người bán là người Việt Nam, c̣n lại khách mua chỉ toàn người Đức và Tiệp mà thôi, hiếm thấy bóng dáng một người Việt Nam nào khác. Chị bạn tôi, người sống rất gần chợ cho biết chợ này đúng là chỉ có dân Tây mới đi thôi chứ người Việt Nam ít khi vào, v́ họ biết ở đây… bán mắc!
V́ sao “mắc với ta mà rẻ với Tây”?
![](http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156063)
Nhà hàng Hà Nội ở chợ.
Đơn giản thôi, v́ những món đồ bán ở đây người Việt Nam thấy khá mắc v́ nó nhập từ Việt Nam sang. Như nước tương, cà pháo ngâm, ḿ gói, bánh phở khô… những món này ở Việt Nam có giá rất rẻ, chưa đến 1 euro (khoảng 30.000 đồng), th́ sang đến châu Âu, nó trở thành thứ hàng quư, có giá gần gấp năm lần nên đa số người Việt sống ở đây sẽ không đi chợ này mà họ biết có những nơi bán rẻ hơn.
C̣n đối với dân Tây, những món đồ bán ở đây đều có xuất xứ từ châu Á, tức cách xa vạn dặm, chả nhẽ muốn ăn phải đáp máy bay đi mua, cho nên có bán ở đây để họ mua với giá vậy th́ vẫn chấp nhận được. Hơn nữa, dân Tây vốn chuộng hàng “handmade”, hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo của châu Á cho nên những mặt hàng như tượng, đồ gốm, đồ gỗ… để trưng ngoài vườn là mặt hàng bán chạy nhất.
Mẹ chồng tôi là chuyên gia shopping ở đây nên bà nắm giá rất kỹ cái nào ở đây rẻ hơn ngoài siêu thị. Bà bảo trước giờ vẫn thường đi chợ này để mua thuốc lá, giá rẻ hơn khoảng 10 – 20%. Tuy nhiên, thời gian sau này bà nghi ngờ thuốc lá ở đây là hàng giả nên cũng ngừng mua.
Hàng thật, nhái lẫn lộn!
Sau vài ṿng tham quan và ra vô các gian hàng tôi cũng phát hiện ra việc bày bán hàng giả ở chợ là đúng. Chẳng hạn như quần áo và túi xách. Các thương hiệu lớn có mặt ở đây như Louis Vuitton, Longchamp, Prada, Puma, Adidas, Nike… với giá cả rẻ đáng ngạc nhiên th́ làm sao mà là hàng thật được?!
Dù vậy, với giá cả rẻ đáng ngạc nhiên, như một cái T-shirt in logo Puma giá 10 euro vẫn được bán khá dễ dàng và đắt hàng v́ chắc chắn dân Tây sẽ không t́m đâu ra món đồ vậy ở trong các trung tâm thương mại nằm giữa châu Âu hết (dĩ nhiên họ cũng biết nó là hàng nhái hoặc hy vọng nó là hàng thiệt)!
Hoặc như tôi chứng kiến một bà đầm Tây điệu đàng trả giá 100 euro để rước về cái giỏ in logo Louis Vuitton y như hàng giả chợ Bến Thành nhà ta với gương mặt rất hoan hỉ.
Phải nói thêm là các nước châu Âu hiện nay rất nghiêm ngặt với t́nh trạng bán hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên, nếu món hàng đó qua cửa hải quan sân bay th́ mới được kiểm duyệt, c̣n ở đây là cái chợ giữa biên giới lái xe qua lại nên chẳng thấy ai nói ǵ. Và người bán hàng cũng không bày bán công khai những hiệu nổi tiếng nữa, mà giấu chúng vào trong kho nhưng vẫn chào mời khi khách đến gian hàng.
Ngoài những món hàng giả như vừa kể trên th́ tôi cũng rất vui mừng khi nh́n thấy những thương hiệu Việt được bày bán ở đây. Đó là khi tôi bước vào các gian hàng bán đồ ăn, đồ mỹ nghệ… Những cái tên Vifon, Miliket, Safoco, Bia Sài G̣n, sơn mài Sông Đồng, gốm Bát Tràng… làm ấm ḷng một kẻ xa quê hương như tôi. Dĩ nhiên giá cả th́ cao hơn nhiều nhưng biết sao được, ít ra th́ nó cũng rẻ hơn một cái vé máy bay!
Trong lúc nghỉ ngơi ăn uống ở nhà hàng món châu Á trong chợ, tôi làm quen với một gia đ́nh người Đức sang đây mua sắm dịp cuối tuần. Chị Jenna, người sống ở thành phố Waldsassen (thuộc nước Đức) ngay sát bên chợ cho hay, chị thích đi chợ này dịp cuối tuần với chồng con. “Trong chợ này có nhiều thứ thú vị lắm! Chẳng hạn như các bức tượng để trưng ngoài vườn ở đây làm rất sắc sảo mà giá rẻ”, chị chỉ vào gói hàng mới mua “chỉ có 20 euro cho cái tượng này thôi đấy, nếu mua ở Đức sẽ mắc gấp ba lần!” Rồi chị nói tiếp: “Ngoài ra thỉnh thoảng để thay đổi khẩu vị, cả nhà chúng tôi lại đến ăn ở đây. Tôi thích món châu Á như ḿ xào, chả gị nhưng mà bạn biết đấy, để bay đến châu Á th́ quá xa và quá đắt cho một gia đ́nh lớn như chúng tôi!”
Nỗi ḷng kẻ tha phương
![](http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156064)
Một cửa hàng trưng bày quần jeans rất ấn tượng.
Như đă nói ở trên, chợ rất hiếm khách hàng châu Á (ngoài tôi lúc này) cho nên lúc đi dạo quanh, cũng có nhiều người nháo nhác đưa mắt ḍm ngó. Người th́ nhận ra gương mặt đồng hương nên mỉm cười thân thiện. Kẻ th́ lườm lườm nguưt nguưt ra điều ta đây không thích (do ganh tị, chị bạn tôi giải thích).
V́ có một… khao khát được nói tiếng Việt giữa trời Tây và tṛ chuyện với người đồng hương, nên tôi cũng cố gắng t́m một ai đó trông có vẻ thân thiện và cởi mở để bắt chuyện.
Anh Thiện, người gốc Nam Định, cho hay, anh sang Tiệp từ những năm đầu 1980 để làm việc trong nhà máy sản xuất xe đạp. Anh kể, thời kỳ đó anh sống rất cơ cực, chỉ biết làm việc và tích cóp để gửi tiền về cho gia đ́nh ở Việt Nam mà thôi. Sau gần năm năm làm việc theo dạng “hợp tác lao động” th́ anh cũng t́m được đường để ở lại đất nước này sống và làm việc. Hiện nay vợ chồng anh kinh doanh siêu thị mini bán hàng thức ăn nhập từ Việt Nam sang. Anh bảo công việc hiện nay rất tốt, buôn bán chủ yếu cho khách Tây, thu nhập đủ nuôi sống gia đ́nh và giúp đỡ cả gia đ́nh ở quê hương. Tôi hỏi anh có về Việt Nam được thường xuyên không? Gương mặt anh bỗng thoáng hiện nét buồn và bảo: “Không đâu, công việc buôn bán siêu thị chỉ có hai vợ chồng thay nhau trông coi chứ thuê người ngoài đắt lắm. Rồi c̣n thêm hai con nhỏ. Nếu cả gia đ́nh “bay” về Việt Nam hết th́ chả c̣n tiền đâu mà ăn!” Rồi anh lại cười bảo: “Hè rồi tôi mới “hy sinh” vừa trông con vừa trông hàng để bả (tức vợ anh) về Việt Nam thăm nhà một chuyến cho đỡ nhớ sau gần chục năm xa cách. C̣n tôi th́ không biết đến bao giờ, hy vọng đến năm sau…”
Tôi không biết nói ǵ hơn là chúc anh chị buôn may bán đắt và có thể về Việt Nam thăm gia đ́nh thường xuyên.
Trước khi rời chợ, tôi mua một ít gia vị nấu nướng món Việt Nam ở cửa tiệm của gia đ́nh anh Thiện. Chị bạn tôi đi cùng th́ cứ hỏi “Sao, em thấy vui và thích ở đây không?” – tôi bảo rằng tôi cũng thích lắm, cũng thấy vui khi đi chợ với chị nhưng mà thật ra trong ḷng tôi vẫn có một nỗi buồn man mác…
Hoàng Anh (CHLB Đức)
![](http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156061)
Mũi tên nào rồi cũng dẫn đến con đường mua sắm. Phải cẩn thận hầu bao thôi!
Chợ Asia Dragon Bazar nằm ở thành phố Cheb (tên tiếng Đức là Eger) của nước Cộng hoà Crech. Chợ này cũng nằm ngay sát biên giới nước Đức, thành phố Waldsassen (cách Munich 250km, Berlin 400km). Muốn đến đây có thể đi bằng xe lửa từ khắp các thành phố trên nước Đức.
Chợ Asia Dragon Bazar có đến hơn 600 gian hàng, sáu siêu thị và các dịch vụ tiện ích khác như nhà hàng, tiệm mátxa, casino, ngân hàng, trạm đổ xăng, hiệu thuốc tây, tiệm bánh, hiệu làm tóc...
Chợ rồng châu Á là trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt Nam tại Cộng hoà Crech với diện tích hơn 130.000m2. Chợ mở cửa mỗi ngày từ 8 – 22g và không nghỉ lễ.
Đơn vị tiền tệ mua bán ở đây Czech koruna (1 euro # 24 koruna). Mua bán ở chợ này khách hàng có thể trả giá nhưng lưu ư những món đồ giả hàng hiệu nổi tiếng, nếu đem ra khỏi lănh thổ nước Đức hoặc các nước thuộc khối EU có thể bị tịch thu và đóng phạt.
Đi chợ này trong khoảng thời gian mùa hè (tháng 6 – 9) là thích nhất v́ nó nằm ngoài trời.