Không giống như Anh sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ không dễ thừa nhận thất bại và từ bỏ Trung Đông cái "mác" siêu cường thân thiện.
Một buổi chiều thứ 6 ngày 21/2/1947, đại sứ Anh tại Mỹ Lord Inverchapel xuất hiện tại Bộ Ngoại giao Mỹ và thông báo với phó trợ lư Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson rằng, Chính phủ Anh không thể tiếp tục ủng hộ về tài chính và quân sự cho Hy Lạp, Italy và khu vực Trung Đông.
Nội dung cuộc gặp này được Ngoại trưởng Mỹ George Marshall báo cáo lên Tổng thống Harry Truman bằng một câu duy nhất: “London đang dần rút lui khỏi Trung Đông”.
Sở dĩ Anh phải t́m đến nước đường cùng này là bởi khi đó, Mỹ không ngừng thúc ép Anh trả nợ cho Washington trong khi chi tiêu quốc pḥng chiếm tới 40% ngân sách Anh. V́ vậy, Anh không c̣n cách nào khác là chấp nhận cắt giảm một phần trong tổng số ngân sách chi tiêu khổng lồ cho quốc pḥng của ḿnh. Và đó cũng là cách để Anh điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với t́nh h́nh địa chính trị thực tế.
Theo đó, đến năm 1956, khi cuộc khủng hoảng kênh đào Suez nổ ra, quân đội Anh chấp nhận thực hiện yêu cầu rút lui khỏi kênh đào Suez với hy vọng Mỹ sẽ duy tŕ nguồn tài trợ tài chính cho ḿnh. Sự kiện đó chính thức đánh dấu sự chuyển giao quyền từ thời kỳ “nước Anh cai trị” sang “nền ḥa b́nh kiểu Mỹ” tại khu vực Trung Đông.
Trên cơ sở đó, Mỹ từng bước khẳng định được vị thế bá chủ tại khu vực này sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc.
Anh không kham nổi những chi phí lớn tại Trung Đông.
Tuy nhiên, sau hai thập kỷ kiểm soát Trung Đông, Mỹ giờ lại rơi vào t́nh cảnh của Anh hồi năm 1947. Washington đang phải chật vật để duy tŕ sự hiện diện quân sự và ảnh hưởng chính trị tại Trung Đông. Những khoản chi khổng lồ cho quốc pḥng đang chiếm tới 1/3 ngân sách vốn đang “thâm thủng” của Mỹ.
Trong hai thập kỷ nay, siêu cường Mỹ luôn cố gắng đứng ra ḥa giải cho người Do Thái và Arab tại vùng đất tranh chấp Palestine nhằm đảm bảo vị thế bá chủ tại Trung Đông. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Mỹ rốt cuộc cũng đổ bể khi lănh đạo Palestine bỏ qua các cuộc thương lượng mà Mỹ cố gắng dàn xếp và đơn phương đệ tŕnh đơn xin gia nhập với quy chế độc lập lên Liên Hiệp Quốc.
Ngoài ra, một nỗ lực ngoại giao khác của Mỹ tại miền đất Thánh cũng rơi vào bế tắc khi siêu cường này ngày càng cảm thấy không đủ nguồn lực tài chính để duy tŕ sự hiện diện quân sự và ảnh hưởng ngoại giao tại Ai Cập, vịnh Ba Tư, khu vực phía Đông Địa Trung Hải và Nam Á trong bối cảnh kinh tế ngày càng khó khăn và thách thức từ phía các “tay chơi” mới trên đấu trường quốc tế không ngừng gia tăng.
Thêm vào đó, thất bại trong cuộc chiến tiêu diệt các phần tử khủng bố Taliban tại Afghanistan, diễn biến ngày càng tiêu cực tại quốc gia bị cho là tài trợ khủng bố Pakistan, nguy cơ xảy ra nội chiến tại Iraq sau khi Mỹ rút quân, sự lớn mạnh không ngừng của Iran cùng các “vệ tinh” trong khu vực, sự sụp đổ của một số chế độ thân Mỹ tại thế giới Arab… tất cả đều cho thấy kỷ nguyên “nền ḥa b́nh kiểu Mỹ” tại Trung Đông đang đi đến hồi kết.
Mỹ đang mất dần ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Mỹ không dễ dàng cam chịu rút khỏi Trung Đông và trở thành một siêu cường thân thiện hơn. Hơn nữa, nếu Mỹ không "gánh vác" Trung Đông th́ cũng chưa có nước nào đủ sức nhận trách nhiệm này.
Châu Âu hiện c̣n lao đao với bài toán nợ công th́ chắc chắn không thể có đủ tiềm lực tài chính để gánh vác vai tṛ “bảo kê” tại Trung Đông. Trong khi đó, Trung Quốc – chủ nợ số 1 của Mỹ có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của ḿnh để gây sức ép buộc Mỹ trao lại quyền lực tại Trung Đông như cách Washington từng làm với London. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như không có hứng thú đó bởi quốc gia này hiểu rơ dấn thân vào khu vực này rất hao tốn nguồn lực kinh tế và quân sự mà chẳng thu lại được lợi ích tương xứng.
Tất cả những điều đó thúc đẩy Mỹ tiếp tục gắng gượng dồn sức vào khu vực này cho tới khi không thể tiếp tục được nữa.
Dường như nhận thức được t́nh thế này, Thổ Nhĩ Kỳ và một số “tay chơi” trong khu vực đang cố h́nh thành nên một “trật tự hậu Mỹ” tại Trung Đông. Trong khi đó, Israel, đồng minh số 1 của Mỹ tại khu vực, vẫn rất mơ mộng và yên tâm khi được Washington “vỗ về”.
Tuy nhiên, theo
Haaretz, Tel Aviv cần tranh thủ những ngày tháng cuối cùng khi đồng minh Washington c̣n là “thống soái” trong khu vực để đạt được một thỏa thuận êm thấm trong cuộc xung đột với thế giới Arab. Nếu không, Israel sẽ phải rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế một khi Mỹ mất quyền thế tại Trung Đông.
Trà My (theo Haaretz)