Tại bản kết luận điều tra mới nhất, CQĐT CA huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc "đuối" đến mức vẫn dựa vào lời khai của một số nhân chứng, mặc dù những lời khai đó đă bị "vạch trần" sự gian dối tại phiên ṭa vừa qua.
CA viên có dấu hiệu bị đe dọa, buộc khai sai sự thật. Kết luận này đă "vô t́nh chứng minh" CQĐT CA huyện Yên Lạc bắt giam người trái pháp luật.
Nhiều nhân chứng khai báo gian dối
Tại phiên ṭa vừa qua, “Bao Công” Trần Quốc Hồng, chủ tọa phiên ṭa, đă "lật tẩy" sự gian dối trong lời khai của các nhân chứng bảo vệ "bị hại" Hương.
Nhân chứng Linh không có mặt ở hiện trường khi xảy ra sự việc, nhưng bản kết luận mới nhất vẫn có lời khai rằng: "Ngày 20-9-2009, chị Linh đang ở trong nhà th́ nghe tiếng ầm ĩ ngoài đường. Khi nh́n ra thấy mẹ con chị Thu xông hẳn vào trong nhà chị Hương, và việc mẹ con chị Thu hất nước bẩn và ném gạch cát như thế nào th́ không nh́n thấy. Sau đó, chị Linh sang nhà chị Hương th́ thấy gạch cát ngổn ngang, mùi hôi thối. Theo CQĐT kết luận, mẹ con chị Thu vào nhà hất nước bẩn, rồi ra ngoài đường lấy gạch, cát ném vào nhà. Tại sao chị Linh lại không nh́n thấy cảnh mẹ con chị Thu mang gạch, cát ném vào nhà chị Hương? Thực tế, nhà chị Linh khóa cửa, chị Linh không có mặt ở hiện trường và khai báo bậy bạ. Sau khi bị "lật mặt" giữa phiên ṭa, chị Linh, một giáo viên tiểu học, đă không đến dự các ngày xét xử sau đó.
Nhân chứng thứ hai là chị Dự, sau khi bị thẩm phán Trần Quốc Hồng "vặn", cũng đă khai nhận rằng, giống như chị Linh, chỉ được nghe người khác kể lại sau khi vụ việc xảy ra. Chị Dự và "bị hại" Hương có quan hệ họ hàng.
Với nhân chứng thứ ba bảo vệ "bị hại" Hương là chị Phượng, sau khi bị TAND huyện Yên Lạc yêu cầu điều tra làm rơ mâu thuẫn trong lời khai, th́ CQĐT đă phải thừa nhận trong bản kết luận mới nhất rằng: "Chị Trần Thị Phượng chỉ chứng kiến việc Thu và Hương căi nhau ngày 18-9-2009, không chứng kiến sự việc ngày 20-9-2009, mà chỉ nghe lại sự việc". Trước đó, người đàn bà này đă hùng hồn khai trước ṭa rằng tận mắt nh́n thấy mẹ con chị Thu hất nước bẩn, ném gạch, cát.
Nhân chứng thứ tư là chị Dung, em gái "bị hại" Hương, khai loanh quanh, khi th́: "Thu cùng em gái xông vào nhà hất ngược, hất xuôi rồi chạy ra luôn", tức là hất 1 lần duy nhất. Lúc sau lại nói: "Thu hất xong th́ ném vỏ chai xuống đất, sau đó không biết ai đưa tiếp và hất lần thứ hai". Tận mắt nh́n thấy, sao khai báo bất nhất? Dung c̣n khai chị Thu tay cầm gậy tre, vậy th́ tay nào mà cầm 2 vỏ chai chứa nước bẩn? Điều này là vô lư, CQĐT cũng không chứng minh được chị Thu mang gậy tre. Trong khi đó, rất nhiều nhân chứng trực tiếp chứng kiến đều khẳng định, chị Thu không thực hiện những hành vi trên.
Với bản thân "bị hại" Hương cũng đă bị thẩm phán Trần Quốc Hồng "bóc" sự gian dối trong lời khai, có hành vi dàn dựng, thay đổi hiện trường. Vậy mà, ở bản kết luận điều tra bổ sung mới nhất, Đại tá Nguyễn Công Văn, thủ trưởng cơ quan CSĐT CA huyện Yên Lạc, vẫn khẳng định: "CQĐT nhận thấy các lời khai của họ không có ǵ mâu thuẫn và phù hợp với bản chất của vụ án".
Tại bản kết luận mới nhất, CQĐT CA huyện Yên Lạc đă "khẳng định" nhân chứng Trần Thị Phượng khai báo sai sự thật. Bản thân hai nhân chứng Dự và Phượng cũng đă khai nhận trước ṭa không được chứng kiến mà chỉ nghe kể lại. Trước đó, các nhân chứng này đều khai trực tiếp nh́n thấy chị Thu có hành vi hủy hoại tài sản nhà "bị hại" Hương. Như vậy, đă đủ căn cứ chứng minh các nhân chứng này có hành vi phạm tội "Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật" được quy định tại Khoản 2, Điều 307, Bộ luật H́nh sự, với khung phạt từ 1 đến 3 năm tù giam. Cơ quan tố tụng huyện Yên Lạc sẽ xử lư hay bao che cho các đối tượng này, báo PL&XH sẽ theo dơi sát sao để thông tin đến bạn đọc.
"Hàng ngàn người đă đến phiên ṭa để chia sẻ với bị cáo"
Một công an viên quyết tâm bảo vệ lẽ phải
Có 2 CA viên có mặt đầu tiên ở hiện trường, nắm rơ hiện trường nhất, là anh Tâm và anh Sơn. Bản thân anh Sơn rất kiên quyết bảo vệ lẽ phải. Đầu tiên, CA viên Sơn đă "tố" chính cấp trên của ḿnh là ông Trần Xuân Tạo, Trưởng CA xă Trung Kiên, huyện Yên Lạc đă dọa nạt, ép anh Sơn phải khai nhận đă cầm ch́a khóa nhà "bị hại" Hương, để che giấu việc có người đă vào hiện trường dàn dựng. Tiếp đó, CA viên Sơn đă khẳng định trước phiên ṭa rằng, bản ảnh chụp hiện trường của CQĐT là không đúng hiện trạng, nhiều vật chứng được thêm thắt, tráo đổi.
TAND huyện Yên Lạc yêu cầu điều tra bổ sung chi tiết này, th́ CQĐT "trả lời": "Anh Sơn cho biết, chủ tọa phiên ṭa cho xem ảnh, anh Sơn không nh́n rơ nên trả lời trước ṭa là không thấy". Điều này th́ CQĐT không đúng, bởi tại phiên ṭa vừa qua, trước nhiều cơ quan báo chí, truyền h́nh và hàng trăm người dân, anh Sơn được chủ tọa phiên ṭa Trần Quốc Hồng cẩn thận cho xem những tấm ảnh mà CQĐT cung cấp, anh Sơn đă khẳng định là không đúng hiện trường.
Ṭa yêu cầu làm rơ việc "Tại bút lục số 161, anh Tâm có ghi tại hiện trường có 2 viên gạch lục đặc, 1 viên đă vỡ làm đôi, 1 viên c̣n nguyên, điều này mâu thuẫn với tang vật vụ án thu giữ 2 viên gạch lục đặc chưa vỡ". CQĐT "đáp" rằng: "Tại CQĐT anh Tâm khai do nhầm lẫn nên khai như vậy. Thực chất là 2 viên gạch lục đặc c̣n nguyên như biên bản lập ngày 20-9". PV báo PL&XH đă nhiều lần tiếp xúc với CA viên Tâm và thấy CA viên này tinh thần minh mẫn, mắt không bị khiếm thị, nên không thể có chuyện nhầm gạch vỡ và chưa vỡ được.
Các CA viên đang bị ép thành “người khiếm thị”? Qua những lần trao đổi, PV được biết, CA viên Sơn nhiều lần bị cấp trên ép nhận một số việc nhằm "hợp thức hóa" hiện trường vụ án. Cho đến thời điểm này, sự công tâm và quyết tâm bảo vệ lẽ phải của CA viên Sơn là mấu chốt minh oan cho chị Thu.
Các nhân chứng chỉ được nghe người khác... kể lại (!?)
“CQĐT không làm rơ được...”
Ṭa yêu cầu "Điều tra làm rơ ai là người cắt vỏ chai nhựa? Cắt ở đâu? Ai là người pha nước bẩn? Vận chuyển đến hiệu may thế nào?", CQĐT trả lời "Đây là nội dung CQĐT đă tập trung làm rơ, tuy nhiên… không làm rơ được".
Ṭa yêu cầu "Có 2 biên bản lấy lời khai của chị Hương và bà Thành lúc 15g10 ngày 20-9-2009… Tham gia có nhiều CA viên khác, sao không kư vào biên bản", CQĐT "ngụy biện": "CA viên Lư ghi lời khai chị Hương. CA viên Thảo ghi lời khai bà Thành. Trong biên bản có tên các CA viên khác, do CA viên Lư, Thảo nghĩ cùng ca trực và có mặt ở đó nên có ghi tên họ vào biên bản nhưng… không yêu cầu kư". Ở nhiều nội dung khác, CQĐT vẫn giải thích theo kiểu loanh quanh, thiếu thuyết phục.
CA viên Sơn vẫn quyết tâm bảo vệ lẽ phải
CQĐT "thừa nhận" bắt giam trái luật?
Tại những bản kết luận điều tra ban đầu, CQĐT đều cho rằng hành vi của Thu là nghiêm trọng, gây mất ANTT địa phương, cần xử lư nghiêm theo quy định của pháp luật, đến mức phải bắt tạm giam 2 tháng đối với chị Thu. Đây là nguyên nhân dẫn đến vụ án có dấu hiệu oan sai kéo dài nhiều năm trời.
Nay, CQĐT CA huyện Yên Lạc lại cho rằng "Hành vi phạm tội của bị can thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, gia đ́nh đă tự nguyện nộp 2 triệu đồng để khắc phục hậu quả. Đây là các t́nh tiết giảm nhẹ cần được xem xét trong quá tŕnh truy tố, xét xử vụ án" (trích kết luận điều tra số 92/KLĐT ngày 17-9). Kết luận này đă gián tiếp khẳng định chị Thu không thuộc trường hợp cần áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam (trong khi việc chị Thu có hủy hoại tài sản nhà chị Hương hay không, CQĐT vẫn chưa thể chứng minh được). Như vậy, với kết luận số 92 này, CQĐT đă "vô t́nh thừa nhận" việc chị Thu đă bị bắt tạm giam 2 tháng là trái luật.
Quang Khởi
(
Báo phapluatxahoi.vn)