Thực ra, tên hành chính của “xóm thối” là ấp 4, xă La Ngà, huyện Định Quán (Đồng Nai). Tuy nhiên suốt nhiều năm trời, bởi cái mùi thum thủm, hăng hắc giống mùi chất thải của người ăn nhiều đạm, ngày lẫn đêm, theo gió xộc vào trong từng bữa ăn, giấc ngủ khiến cái tên địa danh chỉ c̣n trong sổ sách cơ quan chính quyền, khi người dân uất ức đổi tên thành... “xóm thối”!
Người dân “xóm thối” uất ức đổ cho việc xả thải cả nước thải lẫn khí của Cty men Mauri gây ô nhiễm môi trường sống. Ảnh: Ngô Sơn
Và bây giờ, không chỉ sống ngột ngạt với cái mùi đặc trưng, hàng trăm hộ dân nơi đây đang “sống ṃn” trong kinh sợ với căn bệnh ung thư liên tiếp cướp đi người thân...
Ăn ngủ, thở cùng mùi thối
Bày ấm trà trên chiếc bàn đá được bao bọc xung quanh nhiều cây xanh, bà Nguyễn Thị Lư - ngụ tại 15/5, ấp 4, xă La Ngà, gần khu xử lư nước thải của Cty TNHH AB Mauri Việt Nam (Cty men Mauri) - mai mỉa đầy uất ức: “Mời các anh uống trà và thưởng thức... mùi xem chúng tôi khốn khổ thế nào! Nhiều cán bộ, xuống đây uống trà và... thưởng thức rồi, nhưng chả thấy ai... mang mùi này đi cả!”.
Tôi không nghiện trà, nhưng thú thực, cứ phải đưa sát chén nước sanh sánh, nóng hổi lên sát mũi nhưng cái mùi trà đậm sánh vẫn không át nổi cái mùi đặc trưng ở đây. Không có gió, cái mùi thum thủm đó cứ quẩn quanh đến ngột ngạt. Gió khẽ, mùi thối vật vờ len lỏi từng ngóc ngách cây cối, nhà cửa. Gió lớn, cái mùi giống như chất thải của người vừa ăn nhiều chất đạm đó nồng nặc hơn chứ không bị loăng đi, đến mức chúng tôi chỉ muốn ra khỏi cái ấp 4.
“Nói thực nhé, gia đ́nh tính mời nhà báo lai rai chút, đồ đạc chuẩn bị rồi nhưng sợ nhà báo... ăn không nổi với cái mùi này! Mùi cá nướng không át nổi mùi thối này đâu! Dân chúng tôi th́ c̣n chịu được, bao nhiêu năm, bắt buộc phải chịu thôi! Mỗi khi con cháu về, muốn chúng ăn một miếng cá hồ Trị An này cho ngon lành, phải chấp nhận kéo nhau ra mấy quán ở ngoài quốc lộ, đỡ mùi hơn!” - chồng bà Lư, người đàn ông gầy c̣m thực thà.
Cách nhà bà Lư vài chục bước chân, nhà anh Hoàng Văn Tiếu (53 tuổi) khá vắng lặng, chỉ c̣n 2 vợ chồng, bởi con cháu đă chuyển đi nơi khác sinh sống, v́ không thể chịu đựng thêm mùi hôi thối nhiều năm qua. Anh Tiếu bảo, luôn phải “đối phó” với mùi khó chịu bằng cách phải đeo khẩu trang. Nhưng bữa cơm là cực h́nh nhất, bởi chẳng bao giờ được ngon miệng, v́ mùi “đặc trưng” luôn lấn át mùi thức ăn.
Tương tự, gia đ́nh bà Đinh Thị Điều (61 tuổi) đă ở cái ấp 4 này hơn 26 năm. 4 con, bà Điều có đến hàng chục cháu, nhưng khi chúng tôi tới, không có bóng dáng trẻ thơ, chỉ có 2 ông bà già lụi hụi trong căn nhà hoang lạnh. “Nhiều lúc thèm bế cháu lắm, con nó thương mang cháu về, nhưng tui chỉ cho ở một lát, nhiều lắm đến 1 ngày rồi hối chúng đi. Thối quá, ḿnh già, sắp xuống lỗ rồi chả sợ, chứ giữ con giữ cháu ở lại để đổ bệnh đổ tật sao!” - bà Điều thở dài.
Chúng tôi, cũng như nhiều người, giữa ngột ngạt chốn đô thành thèm khát được kề cận chút sông nước để hưởng được sự trong lành. Vậy mà giờ, đến cả nơi ḍng La Ngà xa lắc (cách TP.Biên Hoà gần trăm kilômét) này, những người với thể trạng “lực điền” thích nghi rất giỏi với những khắc nghiệt của thời tiết khí hậu và sự khắc khổ cũng muốn “bỏ trốn” khỏi ḍng sông La Ngà hiền hoà.
Hoảng loạn với ung thư
Sống chung với cái mùi đặc trưng ngột ngạt, hơn 500 hộ dân với khoảng 2.700 nhân khẩu ở cái “xóm thối” này đang hoang mang tột đỉnh khi căn bệnh ung thư liên tiếp cướp đi người thân. Bà Lư bảo, không kinh sợ sao được khi một xóm bé xíu kề bên ḍng La Ngà tưởng thanh b́nh th́ có lúc, như tháng 4.2011 vừa qua, liên tiếp, 2 ngày, tới 3 người chết. Một tuần sau đó, lại thêm 2 người nữa ra đi. Cả xóm hoảng loạn, đến mức đă kư đơn kêu cứu tập thể gửi tới tận Bí thư, Chủ tịch tỉnh Đồng Nai. Những ḍng chữ của dân khẩn thiết mà ngột ngạt: “Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị cơ quan ban ngành tỉnh cứu lấy tính mạng cộng đồng dân cư chúng tôi...
Số người chết v́ ung thư và chết không rơ nguyên nhân ngày càng nhiều. Chỉ trong ṿng 1 tháng mà có tới 9 người chết, có ngày chết 2 người. Chết dồn dập. Có khi trong ṿng 1 tuần chết đến 5 người, làm cho người dân chúng tôi phải kinh sợ. Người chết th́ đă yên phận, người sống đi viếng đám ma cũng hốt hoảng lo sợ theo...!”.
Theo thống kê sơ bộ của Pḥng Y tế huyện Định Quán, tỉ lệ người ung thư tử vong ở đây chiếm tới 40% các trường hợp tử vong. Báo cáo mới đây của Trung tâm Y tế dự pḥng tỉnh Đồng Nai cho hay, năm 2010 số ca ung thư phát hiện mới tăng cao (8 ca). Năm 2011 tính đến tháng 8, có 7 trường hợp tử vong. Điều đau ḷng hơn cho người sống là đa phần người chết - chủ yếu là nam giới - đều là lao động chính. Tỉ lệ tử vong đa phần xảy ra ở những gia đ́nh có thu nhập thấp.
Nên, người chết đă trút xong gánh nặng cuộc đời, nhưng người sống lại oằn gánh cuộc đời hơn, không chỉ về kinh tế. Chỉ người phụ nữ trẻ gầy guộc đang thẫn thờ cho con bú, bà Lư nghẹn lời: “Đó là vợ của thằng Tùng (Vũ Đ́nh Tùng). Đang thời kỳ mang thai th́ chồng phát hiện ung thư, vay mượn, nhịn ăn nhịn tiêu chạy khắp nơi để chữa trị. Rồi chồng nó chết, khi đứa con chưa kịp ra đời để nh́n mặt cha. Sau này không biết mẹ con nó sẽ như thế nào!”.
Đón chúng tôi quay lại, bà Điều lặng lẽ xoè những kết quả xét nghiệm bệnh tật mà bà mới nhận về: Có 2 khối u ở bao tử và tá tràng. Thực ra, bà phát hiện bệnh từ đầu năm 2010, con cháu gom góp được ít tiền, 2 vợ chồng già bỏ nhà hoang đi “vái tứ phương” đến kiệt quệ cả sức khoẻ lẫn tiền bạc mà đâu vẫn hoàn đấy. “Giờ th́ tui chỉ uống thuốc chùa (thuốc nam mà nhà chùa cho miễn phí) v́ c̣n đâu tiền bạc nữa. Bệnh này không chữa được! Đằng nào cũng già rồi, không chết trước th́ cũng chết sau, để con cháu nó vay mượn nữa th́ sau này khổ chúng nó” - bà Điều tỏ ra thanh thản, nhưng giọng nói cứ nghèn nghẹn.
Trong hàng loạt đơn thư kêu cứu, người dân “xóm thối” cho rằng, Cty men Mauri là thủ phạm gây nên cảnh “sống ṃn” trong ô nhiễm và bệnh tật của họ hiện nay.
Quyết liệt đến nơi, nhưng... chưa đến chốn!
Rời “xóm thối”, chúng tôi gặp gỡ nhiều ban ngành môi trường cấp xă, đến huyện Định Quán và tỉnh Đồng Nai, để gửi lên những u uất, những mỏi ṃn của ḷng dân. Hầu như các cơ quan đều hạn chế “phát ngôn” mà đưa ra những văn bản hành chính mới nhất để minh chứng cho sự “tận tâm” của ḿnh. Quả thực, trên văn bản hành chính khô khan đều thể hiện sự “quan tâm” “chỉ đạo sâu sát” đến quyết liệt của họ. Ví như trước bức xúc của dân, Cty men Mauri đă liên tục nhận xử phạt của UBND tỉnh Đồng Nai, đến mức bị niêm phong các công đoạn sản xuất và những vị trí xả nước thải của Cty này vào hồ Trị An; bị tạm đ́nh chỉ để khắc phục rồi mới cho hoạt động “từ từ” lại.
Cấp cao hơn là Cục Cảnh sát pḥng, chống tội phạm về môi trường cũng đích thân vào cuộc năm 2011 và xử phạt Cty với số tiền 180 triệu đồng v́ quản lư chất thải nguy hại không đúng quy định, khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Một tháng sau, Thanh tra Tổng cục Môi trường cũng phạt Cty này 60 triệu đồng. Thậm chí, cả UBND huyện Định Quán vào tháng 3.2011 cũng ra quyết định xử phạt Cty v́ tội “không báo cáo Pḥng TNMT nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt ĐTM trong trường hợp xảy ra ô nhiễm môi trường khi triển khai các hoạt động thi công và vận hành thử nghiệm các công tŕnh xử lư môi trường”.
Dù “lĩnh án” hành chính nhiều, chưa kể cái “án” của ḷng dân, nhưng đến giờ này, theo báo cáo mới nhất của Thanh tra Sở TNMT Đồng Nai, th́ Cty c̣n để xảy ra t́nh trạng bốc mùi hôi đặc trưng, phát sinh từ các công đoạn sản xuất và xử lư nước thải. Hiện tại, Cty vẫn đang nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng chưa thực hiện khắc phục triệt để. Cũng tức là người dân “xóm thối” La Ngà vẫn tiếp tục phải sống chung với mùi thum thủm.
Tương tự như cơ quan môi trường, ban ngành y tế từ huyện, tỉnh Đồng Nai cũng... đưa văn bản hành chính cho chúng tôi, để khẳng định sự tận tụy của ḿnh. Ngay sau khi dân thất kinh kêu cứu v́ ung thư, UBND tỉnh Đồng Nai đă chỉ đạo Sở Y tế điều tra đánh giá nguyên nhân. Pḥng TNMT huyện cũng xuống lấy mẫu nước giếng của 5 hộ dân ngụ xung quanh Cty men Mauri để xét nghiệm. Mới đây, Trung tâm Y tế dự pḥng tỉnh Đồng Nai đă có kết luận: So với tỉ lệ 1,54/1.000 người dân mắc và tử vong do ung thư của cả nước năm 2010 th́ tỉ lệ 0,37/1.000 người của “xóm thối” là thấp, nên “chưa thật sự báo động... cơ cấu bệnh tật không tập trung ở một loại điển h́nh nào, do đó khó có thể xác định yếu tố nguy cơ chính liên quan... Quan ngại của người dân trước ô nhiễm môi trường do hoạt động của Cty là... chưa có cơ sở khoa học!”.
Thực tế, theo chính văn bản của cơ quan chức năng trên, th́ ngành y tế chỉ mới dừng ở việc hỏi, ghi chép, thống kê và... so sánh, nên kết luận “chưa báo động, chưa có cơ sở khoa học” là điều... hiển nhiên.
C̣n cơ sở khoa học th́ sao? Chính báo cáo của Trung tâm Y tế dự pḥng thể hiện, mẫu bùn thải và nước thải của Cty mà cơ quan chức năng khác lấy, xét nghiệm chỉ ở tiêu chuẩn thường quy, chứ chưa xét nghiệm để đánh giá những chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến bệnh lư ung thư như As, Cd, Pb, Ni, Hg... Cũng tức là cái cần nhất để kết luận nguyên nhân ung thư th́ lại chưa cơ quan nào làm. Tuy nhiên, chả ai trách cứ được đoàn khảo sát của ngành y tế với kết quả trên.
Bởi báo cáo đă “tḥng” rất “khéo”: “Đây là kết quả bước đầu khảo sát thực địa...” kèm theo kiến nghị rất “trách nhiệm” rằng: Cần sự tham gia của nhiều cơ quan để rà soát lại tất cả các chất thải nguy hại có thể có trong quá tŕnh sản xuất và xử lư nước thải của Cty để đánh giá các chỉ tiêu có nguy cơ chính ảnh hưởng đến sức khoẻ; quan trắc môi trường, đất, nước... trong khu vực sản xuất, khu xử lư chất thải, hộ gia đ́nh v.v... là biện pháp cần thiết để xác định rằng hoạt động Cty có thực gây ô nhiễm môi trường sống hay không...
Như thế, cũng đồng nghĩa, câu hỏi “v́ sao chúng tôi chết v́ ung thư” của người dân vẫn chưa được trả lời một cách... khoa học!
Khi tôi viết những ḍng này, người dân “xóm thối” lại gọi điện thoại chua chát: “Nói chú nhà báo đừng buồn, nhiều phóng viên về đây lắm rồi, có lần c̣n đưa lên cả tivi nữa. Dân chúng tôi cũng kính thưa, kính gửi đủ đường rồi nhưng giờ... vẫn thế. Nên chú nhà báo khỏi cần viết cũng được, chỉ cần mời giúp cán bộ tỉnh xuống đây ăn ngủ sống chung với dân ít bữa, để hiểu sức chịu đựng và nỗi hoảng loạn của dân!”.
( theo laodong )