Trung Quốc đang làm căng với Ấn Độ về việc các tập đoàn dầu khí của Ấn Độ khẳng định tiếp tục thăm ḍ dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông với sự trợ giúp của Việt Nam.
Trong lúc Tổng thống Philippines Benigno Aquino thông báo sẽ nêu vấn đề liên quan đến khu vực Biển Đông với giới lănh đạo Nhật nhân chuyến thăm Tokyo từ ngày 24 – 29.9 tới.
Chủ tịch công ty Philex Petroleum Manny Pangilinan (thứ hai, phải), và ban giám đốc công ty cùng đại diện sở chứng khoán Philippines cử hành nghi thức rung chuông trong lúc công ty này được vào danh sách niêm yết tại sàn chứng khoán quận tài chính Makati của Manila hồi tuần trước. Công ty này đang bán cổ phần để gọi vốn cho một dự án khai thác khí thiên nhiên ở Biển Đông. Ảnh: Reuters
Ấn Độ không nhượng bộ Trung Quốc
Sau nhiều tháng phản đối ngoại giao đối với các dự án thăm ḍ dầu khí tại Biển Đông của Ấn Độ, cuối tuần qua, Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo Ấn Độ rằng đây là “vùng biển tranh chấp”. Ấn Độ đáp lại bằng yêu cầu Trung Quốc hăy thoái lui khỏi vùng Kashmir do Pakistan và Trung Quốc kiểm soát.
Đồng thời, với việc kư kết hợp tác với Việt Nam, thông cáo của bộ Ngoại giao Ấn Độ nêu rơ: “Thăm ḍ dầu khí là một lĩnh vực quan trọng trong tiến tŕnh hợp tác với Việt Nam. Chúng tôi hợp tác với Việt Nam căn cứ trên luật lệ, công ước và chuẩn mực quốc tế”.
Ấn Độ cũng đă bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, bao gồm cả Biển Đông. Việc tập đoàn dầu khí Ấn Độ (ONGC) triển khai công tác thăm ḍ tại Biển Đông được xem là cơ hội kinh doanh, trong lúc một nước khác có thể nh́n nhận đó là một ṿng xoáy bất ổn địa – chính trị.
Sau khi Trung Quốc liên tục tăng cường lực lượng hải giám trên Biển Đông, Ấn Độ đă không ngại tiến bước vào khu vực này. Ngay lập tức, một bài xă luận trên Toàn cầu thời báo (Trung Quốc) đă nghiêm khắc cảnh báo: “Ấn Độ nên nhớ rằng động thái của họ tại Biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc đến ngưỡng giới hạn. Trung Quốc trân trọng t́nh hữu nghị Trung – Ấn, nhưng không có nghĩa là đặt nó lên trên hết...”
Mỹ và Úc kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng đường lối ôn hoà
Năm ngoái, bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đă nói rằng, để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, Mỹ “ưu tiên ngoại giao hàng đầu”. Nói một cách khác, Washington có quyền can thiệp vào vùng biển này.
Bắc Kinh cũng đă phản ứng mạnh bằng cách chặn chiến hạm INS Airavat của Ấn Độ ngoài khơi Việt Nam. Các nhà phân tích cho rằng một kịch bản khả dĩ là mối xung đột hải quân giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tăng lên trong thời gian tới. Harsh Pant, học giả các vấn đề quốc tế tại King’s College (Anh) nhận định, Ấn Độ phải mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trên toàn bộ vùng Biển Đông. Đồng thời, Ấn Độ cần xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia khác trong khu vực, để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Philippines Benigno Aquino khẳng định ông sẽ thảo luận với Nhật về vấn đề thương mại không bị cản trở và quyền tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông, trong chuyến thăm Nhật sắp tới. Coloma – người phát ngôn của tổng thống Philippines lập luận: Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc thời gian gần đây khá căng thẳng về vấn đề Biển Đông. Và cũng giống như Mỹ, Nhật là một trong các bên liên quan của trọng trách giữ hoà b́nh và ổn định trong khu vực. V́ vậy, đây là một vấn đề lợi ích chung giữa hai nước.
Trước chuyến thăm nêu trên, Philippines đă mạnh mẽ cáo buộc quân đội Trung Quốc nổ súng cảnh cáo đối với ngư dân Philippines, đặt phao tiêu, đánh dấu lănh thổ của ḿnh và quấy rối một tàu thăm ḍ dầu khí Philippines. Tuy mới đi thăm Trung Quốc để giảm bớt những căng thẳng tại Biển Đông, nhưng chính phủ của ông Aquino cũng đang đặt mục tiêu t́m kiếm viện trợ quân sự từ Mỹ để củng cố vị thế của họ trong khu vực.
Tuần trước, tại hội nghị Tham vấn bộ trưởng 2011 (AUSMIN), Mỹ và Úc đă cùng ra thông cáo chung phản đối sử dụng vũ lực trong tranh chấp Biển Đông. Hai nước tái khẳng định: tự do hàng hải, duy tŕ hoà b́nh – ổn định, tinh thần tôn trọng luật quốc tế, và giao thương hợp pháp không bị cản trở tại Biển Đông là lợi ích quốc gia với đôi bên, cũng như với cộng đồng quốc tế.
Mỹ và Úc kêu gọi các bên liên quan hăy minh định, theo đuổi các tuyên bố chủ quyền kèm theo các quyền lợi hàng hải theo đúng luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển. Washington và Canberra ủng hộ bản Tuyên bố hành xử của các bên ở Biển Đông 2002 giữa Trung Quốc với ASEAN, tiến tới một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc.
Theo SGTT