V́ những mưu cầu cá nhân, vô t́nh người lớn đă làm biến tướng Tết trung thu của trẻ em thành một dịp tốt để “chăm sóc” cấp trên hoặc thầy cô giáo của con.
Trung thu của … người lớn
Trong khi trẻ con háo hức đến ngày rằm tháng 8 để được nhận quà, phá cỗ đón trăng th́ các bố mẹ lại đau đầu với những món quà tặng sếp, tặng giáo viên của con. V́ thế, vô t́nh họ đă biến ngày Tết Trung thu thành của người lớn.
Với hy vọng được sếp trên cất nhắc vào ngồi ở ghế trưởng pḥng đang trống, anh Lê Trung, một nhân viên kinh doanh của công ty A. ở quận Cầu Giấy quyết đầu tư nặng tay cho món quà trung thu tặng sếp.
“Có cơ hội th́ ḿnh phải tranh thủ v́ nhiều người khác chắc cũng làm vậy. Tôi định mua cái bánh khoảng 2-3 triệu, c̣n đâu bỏ phong b́. Chi khoản này hơi quá sức nhưng phải cố rồi hạn chế các khoản khác lại thôi. Nếu không đạt được mục đích th́ cũng làm sếp biết đến ḿnh”, anh Trung tiết lộ.
Người lớn đi mua bánh trung thu đắt tiền để tặng c̣n con em họ th́ được tặng ǵ? Ảnh minh họa: Internet
Trong khi đó, anh Trung lại tỏ ra thờ ơ khi nhắc đến việc chuẩn bị tết trung thu cho con. Bởi lẽ, trung thu của con đă có trường và khu phố tổ chức, bố mẹ thu vén cho công việc của ḿnh cũng là v́ con.
Đây cũng là suy nghĩ của một số phụ huynh khi cố gắng chăm sóc giáo viên của con vào các dịp lễ tết.
Chị Nguyễn Thị Mai, nhân viên kế toán một công ty kinh doanh trang thiết bị nội thất, quận Ba Đ́nh cho biết, đề tài tặng quà giáo viên của con ngày trung thu được bàn tán xôn xao ở cơ quan chị cả tuần nay.
“Mặc dù một số người cho rằng làm như thế là hơi ngược nhưng vẫn làm v́ nghĩ rằng chăm cô cũng là chăm con. V́ thế, có chị chi hàng triệu đồng mua bánh trung thu tặng cô của con hoặc ít ra cũng mua cái vài trăm rồi bỏ kèm phong b́”, chị Mai kể.
Câu chuyện quà Trung thu cho người lớn không chỉ rôm rả qua miệng mà c̣n gây xôn xao trên các diễn đàn mạng. Trên trang lamchame.com, các phụ huynh c̣n lấy biểu quyết về việc nên hay không nên tặng quà giáo viên của con dịp trung thu. Trong đó, có nhiều ư kiến biểu quyết là có v́ cho rằng đó là cách thể hiện sự chia sẻ, cảm thông với mức lương hạn hẹp của giáo viên. Các ư kiến c̣n lại th́ cho rằng, Trung thu là của trẻ em, không nên lợi dụng để tranh thủ thiện cảm của giáo viên.
“Ḿnh không ủng hộ tặng quà cho các cô dịp Trung thu. Ḿnh đồng ư là các cô đời sống chắc chắn khó khăn, nhưng tặng các dịp 20/11, Tết là được rồi. Đừng dịp ǵ cũng tặng để tạo ra cuộc chạy đua và làm hư các cô”, nick name An Chi viết.
Tết trung thu đang bị biến tướng
Trao đổi với
Đất Việt, tiến sĩ xă hội học, Trịnh Ḥa B́nh cho rằng, Tết Trung thu ngày nay đă bị một số người lợi dụng làm cơ hội để cầu xin chạy chức, chạy điểm cho con...Những hành động này làm mất dần nét lành mạnh, trong sáng của ngày Tết của trẻ em, làm mất thuần phong mĩ tục.
Hăy trả lại Tết Trung thu cho trẻ em. Ảnh minh họa: Internet
"Ngày xưa bánh trung thu chỉ có hai loại: bánh nướng bánh dẻo rất nhỏ bé, giản dị. C̣n bây giờ, bánh trung thu có xu hướng ngày càng to, càng đắt tiền. Không chỉ thế nó c̣n được bán kèm với các chai rượu ngoại giá lên đến vài, ba triệu đồng. Do đó, khi người ta mang những món quà đắt tiền này đi tặng, nó không c̣n là thể hiện t́nh cảm nữa mà mang một mục đích cụ thể là đút lót", ông B́nh nói.
Cũng theo ông B́nh, về mặt thẩm mĩ việc lợi dụng Trung thu để biếu quà chuộc lợi là một hành vi xấu. Nó vô t́nh biến trung thu thành cầu dẫn cho những mưu toan, thói mua bán. Điều đáng báo động là thói xấu đó đang trở thành mốt, không chỉ với những người nhiều tiền mà những người thu nhập cũng bị cuốn vào trào lưu đó.
Ngoài ra, những hành vi xấu của người lớn c̣n làm ảnh hưởng đến con trẻ, tạo cho chúng sự phân biệt, tách bạch giữa những đứa trẻ con nhà giầu với nhà nghèo bằng con mắt trẻ thơ.
Để hạn chế t́nh trạng lạm dụng quà biếu, trả lại sự trong sáng của Tết trung thu cho trẻ em, ông B́nh cho rằng, nhà nước cần minh bạch về việc nhận quà biếu của những người có chức có quyền. Ngoài ra, dư luận cũng giấy lên làn sóng phê phán những thói cơ hội, làm xấu thuần phong mĩ tuc.. "Ở nước ngoài người ta có những quy định cụ thể về giá trị mỗi quà biếu được nhận. Ví như: có nước quy định chỉ được nhận quà biếu dưới 300 USD, trên mức đó mà nhận là bị xử lư", ông B́nh ví dụ.
Dưới góc nh́n là một nhà giáo dục, phó giáo sư Văn Như Cương cho rằng việc phụ huynh, học sinh thăm thầy cô vào các ngày tết, 20/11 hay trung thu không phải là xấu. Thế nhưng, việc tặng những hộp bánh, những món quà đắt tiền với mục đích lấy ḷng giáo viên để có sự ưu ái đặc biệt th́ đáng bị lên án. Chính nhóm người này đă khiến tết trung thu ngày càng bị biến tướng.
“Những người mua bánh trung thu nhiều tiền chắc chắn không phải để ăn mà để đút lót. Tôi đă từng nghe có người mua một hộp bánh trung thu 6-7 triệu đồng để mang biếu c̣n con trẻ th́ chỉ được ăn cái vài chục ngh́n”, ông Cương nói.
Hải An - ĐấtViệt