Trống Bỏi về đâu giữa dòng hư tục - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-09-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,721
Thanks: 11
Thanked 13,312 Times in 10,630 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Trống Bỏi về đâu giữa dòng hư tục

Xót xa thật, xót vì những giá trị văn hóa của một trò chơi dân gian trẻ thơ không được bảo lưu mà còn bị hư tục hóa. Bảo sao, giới trẻ hôm nay cứ ngơ ngác trước trống Bỏi ngày Trung Thu là vậy!


Loại trống Bỏi thứ hai (Loại này giờ Trung Quốc làm nhiều)

1.
Năm tuổi, theo cha đi phụ hồ ở làng Báo Đáp (Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định), gặp cảnh người lớn ngồi nặn đất, nặn duy nhất chỉ một cái vòng tròn bằng lát khoai lang (đường kính khoảng 4cm) có cạnh dày (khoảng 8mm), lòng đường tròn khoét thủng, tạo nên cạnh đường tròn khoảng 1cm, tôi ngơ ngác hỏi cha: “Sao người lớn còn nghịch đất?”. Cha cười: “Người ta nặn trống Bỏi đó con”.


Trống Bỏi làng Báo Đáp xưa.

Mười tuổi, tự tay nặn chiếc trống Bỏi đầu tiên, quay tiếng kêu ộp... ộp vì mặt trống đắp bằng giấy mỏng. Nghe trống kêu mà buồn - buồn nỗi tiếng kêu chẳng giống trống Bỏi làng Báo Đáp!.

Mười lăm tuổi, nặn trống Bỏi đã kêu ròn, kêu rã, quay liền mạch như tiếng ve mùa hạ, quay chậm lại như tiếng chão chuộc đêm mưa bờ rậm, làn khoai, ao muống.

Mười sáu tuổi, tặng vội vã em bé nhà bên chiếc trống Bỏi, em phơi mưa dầm trống mục. Trống bỏi tan, tình thơ chớm lụi.

Hai mươi tuổi, đọc “Nếp cũ”, quyển “Trẻ em chơi” của Toan Ánh, giật mình phần viết “trẻ em chơi Trung thu”, Toan Ánh không nói về trống Bỏi.

Hai lăm tuổi, gặp lại người làng Báo Đáp giữa Bảo tàng Dân tộc học, dịp Trung Thu. Người làng Báo Đáp duy nhất còn làm trống Bỏi, người duy nhất khiến đám trẻ tới Bảo tảng quây chặt, đứa nào đứa nầy đòi mua cho kỳ được cái thứ quay quay kêu toong… toong không ngớt, không nghỉ.

Vậy là mất dần, mất dần trống Bỏi. Chẳng thế sao người Bảo tàng mời "người duy nhất" ở làng Báo Đáp? Ôi! đã về với bảo tàng nghĩa là đang tìm cánh bảo tồn, bảo lưu rồi đấy. Xót quá, trống Bỏi ơi!

2. Hai mươi sáu tuổi, tôi quyết đi tìm chữ “BỎI” trong “TRỐNG BỎI”. Tra từ điển, từ điển lặng câm. Hỏi người đời, người đời cũng không biết, còn những người biết lại hiếm cơ hồ mà gặp. Tôi đã đi, đi tìm trong mải miết.

Nhi nam xưa và nay vẫn thế, mải chơi thường bị kiến vàng, ong… đốt ở chỗ kín khiến “cu nhỏ” bị sưng mọng, ngứa. Các cụ xưa liệt chứng bệnh này vào chứng bệnh “TẦM BỎI”. Thường chữa mẹo bằng cách giả vờ “gắp bỏ nồi cơm” khi nồi cơm đang sôi. Hoặc dùng cách thứ hai là xin một sợi rơm, sau đó dùng sợi rơm đo chiều dài “cu nhỏ” rồi gấp sợi rơm lại thành 7 lần (tương đương với 7 vía nam). Cuối cùng mang dao ra chặt sợi rơm là khỏi bệnh.

Chữ “BỎI” trong chứng bệnh “TẦM BỎI” kể trên là một từ cổ chỉ “cu nhỏ” của trẻ con. Nói rộng ra là những thứ nhỏ, thuộc về trẻ con.


BỎI có nghĩa là BÉ NHỎ.

Ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội có một thôn tên là BẦU BỎI. Các cụ trong thôn kể lại rằng, xưa thôn có hai gò đất cao. Một gò lớn gọi là BẦU, một gò nhỏ gọi là BỎI và khẳng định, chữ BẦU = Lớn, chữ BỎI= Bé.

Rồi lại đọc “KẺ CƯỚP BẾN BỎI” của Tô Hoài. Truyện lấy bối cảnh từ cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát năm 1854, đã bị vua Tự Đức triều đình Nguyễn dìm trong bể máu. Trong truyện có nhân vật Cõi. Sau khi chủ tướng họ Cao bị hành xử, Cõi đã tập hợp những người còn lại, tính kế trả thù và hành nghề ăn cướp, đội lốt những người bán dầu trên BẾN BỎI. Cõi chỉ chủ trương cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Rồi một lần Cõi bị bắt, bị chặt đứt hai gần bàn chân và được cứu đưa về chùa Xiền ở lại làm sãi đến cuối đời.

BẾN BỎI tịch liêu trầm u, BẾN BỎI = Bé nhỏ, BẾN BỎI = tượng trưng cho một lớp người bé nhỏ gồng mình thay đổi thời thế mà không thể…

Đến đây, thì chắc tất cả đã hiểu, chữ “BỎI” mang những tầng nghĩa gì rồi.

3. Bây giờ hai mươi bảy tuổi. Chiều qua lên phố Hàng Mã, bỗng mừng ơi là mừng khi thấy nhiều trống Bỏi, dù không phải trống Bỏi làng Báo Đáp. Nhưng rồi lại buồn ơi là sầu khi gặp toàn bà già bán trống Bỏi, nép mình bên lòng đường, ngơ ngác giữa dòng người, quay mỏi bàn tay giữa dòng người… hờ hững.

Về nhà, tặng vài đứa em vừa đi qua tuổi teen, chúng cười dòn tan khi nghe tiếng kêu dòn tan của trống. Chúng hỏi tôi: “Sao lại gọi là trống Bỏi?; “Hóa ra có trống Bỏi thật à?”; “Em cứ tưởng… cứ tưởng?”.

Tôi biết, cái chúng “tưởng” là một cụm từ ngày nay rất phổ biến: “Chơi trống Bỏi”. Cái chúng tưởng là thói chơi “hồi xuân” mang tiếng hư của môt số trung niên, trung lão đang bị xã hội lên án. Chúng nhìn trống, quay trống rồi nghĩ đi, nghĩ mãi… chẳng ra. Chúng lại hỏi tôi: “Sao người ta gọi là “chơi trống Bỏi”?

Tôi miễn cưỡng giải thích. Có hai thứ trống Bỏi, một là trống nặn bằng đất, chỉ một mặt trống bọc giấy, tức cái trống chúng đang cầm. Hai là trống được làm bằng gỗ (bây giờ có cả nhựa), bọc kín hai mặt bằng da trâu (bây giờ bọc bằng nhiều loại), gắn chặt vào một cán cầm, thành trống buộc hai sợi dây, mỗi đầu sợi dây có buộc một hạt nhỏ. Cầm trống này quay, sợi dây vung ra đập vào hai mặt trống, tiếng kêu boong… boong.

Không biết có phải vì tiếc cái dùi không còn dùng được nữa mà người ta đem cắm vào thân trống, biến nó thành tay cầm. Hình thức cái trống Bỏi loại thứ hai này trông như một cái trống bẹt được cắm dùi. Lúc dựng thẳng lên quay, trống như một cô gái có hai bím tóc lắc đầu liên tục, kêu boong boong… boong boong… boong boong…mau mau, nhẹ nhẹ, đều đều, nghe rất vui tai.

Và phải chăng vì thế trống Bỏi bị hư tục hóa, để người đời liên tưởng tới thói hư của đám trung niên, trung lão kia?


Đám trẻ hôm nay, hờ hững đi qua trống Bỏi.

“Trẻ không chơi, già sinh đổ đốn”, cái thứ “đổ đốn” như kiểu đi “chơi trống Bỏi”? Xót xa thật, xót vì những giá trị văn hóa của một trò chơi dân gian trẻ thơ không được bảo lưu mà còn bị hư tục hóa. Bảo sao, giới trẻ hôm nay cứ ngơ ngác trước trống Bỏi ngày Trung Thu là vậy!

( theo vtc )
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	7
Size:	34.6 KB
ID:	315897
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:25.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05128 seconds with 14 queries