Thích giao du với các đàn anh nổi tiếng nghịch ngợm trong làng, 15 tuổi đầu đă trộm tiền của cha mẹ để tiêu xài, không thi đỗ cấp III, Luyện bỏ nhà xuống Hà Nội khiến phụ huynh phải tất tả đi t́m... Những điều đó khiến dư luận tại địa phương bấy lâu nay mặc nhiên coi Lê Văn Luyện là kẻ “rạch giời, rơi xuống đất”.
Hơn 2 tuần sau ngày xảy ra vụ thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích, chúng tôi t́m đến thôn Sơn Đ́nh (xă Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) và thấy rằng người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ án gây chấn động dư luận này.
Quá khứ bất hảo của thiếu niên thôn Sơn Đ́nh
Tại địa phương, Luyện tuy ngổ ngáo bấy lâu nay nhưng sau khi vụ án động trời xảy ra, những người dân thôn Sơn Đ́nh vẫn bất ngờ đến ngă ngửa hay hay tin “sát thủ máu lạnh” mà họ xỉ vả hết lời chính là thiếu niên Lê Văn Luyện.
Theo những người nông dân chân chất nơi đây, Luyện tuy nghịch ngợm nổi tiếng nhưng 3 năm trở lại đây, Luyện bỏ học đi làm xa tít Hà Nội và rất ít khi về nhà nên những ấn tượng của người dân trong xóm là khá mờ nhạt. Đến khi biết Luyện gây ra chuyện tày trời, những kí ức về hắn trong quăng thời gian c̣n đi học và c̣n cư trú cố định tại địa phương mới được tái hiện lại trong tâm thức lại những chủ nhân của xóm nhỏ yên b́nh này: Từ bé, Luyện đă thích giao du với các đàn anh để tham gia các tṛ chơi nghịch ngợm khiến người lớn bực ḿnh; 15 tuổi đầu, Luyện đă gây “x́ căng đan” tại địa phương khi trộm tiền của cha mẹ đem tiêu xài hoang phí; học hết lớp 9, Luyện không thi đỗ cấp III nên bỏ nhà xuống Hà Nội khiến phụ huynh phải bỏ việc tất tả đi t́m...
B́nh luận về Lê Văn Luyện, ông N.Đ.V. (người cùng xóm với Luyện) chéo miệng nói: “Chuyện ǵ cũng có nguyên nhân của nó. Thằng Luyện được gia đ́nh nuông chiều quá mức nên mới gây ra cơ sự này. Trước đây khi ở nhà, thằng Luyện thuộc dạng chơi bời, thường xuyên tụ tập với đám thanh niên nghịch ngợm trong xóm. Mấy đứa này cũng chẳng đứa nào ra hồn, thỉnh thoảng vẫn đua xe ầm ầm qua đây, chẳng mấy mà hư hỏng cả…”.
|
"Sát thủ" Lê Văn Luyện. |
Việc Luyện ăn trộm tiền của cha mẹ được coi là “thành tích bất hảo” khiến người dân Sơn Đ́nh nhớ rơ nhất. Bà N.T.L. (người ở cùng xóm với Luyện) kể lại: “Năm đó, nó (Luyện - PV) vừa học xong cấp II, không thi đỗ vào cấp 3 nên chỉ ở nhà. Một hôm, nó lấy trộm của cha mẹ 4 triệu đồng rồi theo bạn bè bỏ xuống Hà Nội tụ tập chơi bời. Lần đó, bố nó phải nghỉ làm mấy hôm xuống tận Thủ đô để t́m con về. Nói nó quá hư hỏng th́ không phải nhưng thực sự nó cũng chẳng phải đứa ngoan ngoăn, hiền lành ǵ”.
Theo bà L., thời điểm năm 2007, 4 triệu đồng là một số tiền rất lớn đối với người dân vùng này và không ai dám nghĩ rằng một đứa trẻ mới chỉ 15 tuổi dám ăn trộm số tiền lớn như vậy của cha mẹ rồi “cả gan” bỏ nhà đi chơi xa tít tắp.
Tại Trường THCS xă Thanh Lâm nơi Lê Văn Luyện từng theo học, các thầy cô giáo vẫn c̣n ghi nhớ khá nhiều điều về cậu học tṛ xuất thân trong gia đ́nh làm nghề mổ lợn này.
Trao đổi với PLVN, thầy Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng cho biết: “Học sinh Lê Văn Luyện có theo học ở trường cách đây 3 năm. Em này không phải là một học sinh gương mẫu. Năm lớp 9, Luyện chỉ đạt học lực trung b́nh và hạnh kiểm cũng chỉ đạt mức trung b́nh. Luyện bị đánh giá kém về hạnh kiểm là do học sinh này hay mắc một số lỗi như đi học muộn, nghỉ học, bỏ học mà không hề có lư do”.
Cùng chung ư kiến với thầy Minh, thầy giáo Nguyễn Đức Sơn (giáo viên môn Sinh học ở lớp Luyện) chia sẻ: “Trong lớp, Luyện tỏ ra rất trầm tính và ít nói. Ngày đó qua t́m hiểu tôi được biết ở lớp học, Luyện không có nhiều bạn thân v́ tṛ này thích giao du với các anh lớn chơi bời, nghịch ngợm trong xóm. Học lực của Luyện cũng không chỉ thường thường bậc trung, không có ǵ nổi bật”.
Hành tung của Luyện trước ngày gây án: Bí ẩn!
Những người hàng xóm của Luyện cho biết, sau khi bỏ học hắn nói xuống Hà Nội làm thợ xây và chỉ thỉnh thoảng mới về nhà. Tuy nhiên, thôn Sơn Đ́nh có hàng trăm người dân cũng xuống Hà Nội làm nghề này mà tuyệt nhiên không ai biết Lê Văn Luyện đi làm ở khu vực nào!?
Quote:
“Chúng tôi sẽ tự nuôi dưỡng cháu Bích”
Băn khoăn về t́nh h́nh sức khỏe và tương lai của cháu Trịnh Thị Ngọc Bích - nạn nhân duy nhất trong gia đ́nh chủ tiệm vàng c̣n sống sốt, chúng tôi đă t́m đến những người thân của cháu bé để hỏi thăm t́nh h́nh.
Trao đổi với PLVN, chị Chung (một người chị dâu của anh Trịnh Thành Ngọc) cho biết: “Cháu Bích đang trong t́nh trạng phục hồi khá nhanh. Giờ các ngón tay bên cánh tay bị chém của cháu đă bắt đầu cử động được. Sau khi cháu xuất viện, gia đ́nh nội ngoại sẽ thay nhau nuôi dưỡng cháu đến tuổi trưởng thành. Chúng tôi sẽ cố gắng bù đắp t́nh cảm cho cháu”.
|
“Đi xây là nghề được nhiều người dân ở Sơn Đ́nh lựa chọn. Thường th́ khi có công tŕnh, chúng tôi luôn rủ người quen đi cùng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt và đỡ đần nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, Luyện là một ngoại lệ. Hắn nói đi xây ở Hà Nội nhưng chỉ đi một ḿnh mà không đi cùng bất cứ người quen nào và chúng tôi không ai biết hắn làm việc ở khu vực nào, công tŕnh nào” - một người dân Sơn Đ́nh nói.
Trao đổi với PLVN, Trưởng Công an xă Thanh Lâm cho biết: “Sau khi bắt được hung thủ Lê Văn Luyện, Công an xă Thanh Lâm đă cùng Công an huyện Lục Nam triệu tập một số bạn bè cũng đi làm thợ xây như Luyện để phục vụ công tác điều tra. Những người này làm việc tại nhiều khu vực như Hà Nội, Thái Nguyên... nhưng tuyệt nhiên không một ai biết tin tức ǵ về công việc của Luyện”.
Quyết tâm đi t́m lời giải cho câu hỏi: Luyện làm ǵ, ở đâu mà vắng nhà biền biệt như vậy, chúng tôi đă t́m đến nhà bà Lê Thị Chung (cô của Luyện, người được cho là cùng đi làm với hắn tại Hà Nội). Sau rất nhiều câu trả lời thoái thác, bà Chung nói như quát phóng viên: “Nó làm việc cho một công trường Nhà nước ở khu vực Mỹ Đ́nh đấy, công trường đấy tên là Gi-Tếch. Muốn biết th́ xuống đấy mà t́m!”. Để chắc chắn về tên gọi của địa danh này, chúng tôi hỏi lại bà Chung th́ nhận được... câu trả lời khác: “Đó là công trường “Đê-Tếch”???.
Đêm “công trường Gi-Tếch, Đê-Tếch” đi tham khảo một vài chủ thầu xây dựng khá lớn ở khu vực Mỹ Đ́nh, phóng viên được trả lời: “Tại khu vực này không hề có công trường nào có tên như vậy hoặc gần giống như vậy”. Nỗ lực tái hiện mạng lưới quan hệ xă hội của Luyện trong mảng công ăn việc làm đành dừng lại ở đây. Như vậy, trước khi gây thảm án, Lê Văn Luyện đă làm ǵ, ở đâu, quan hệ quen biết với những ai vẫn là một điều bí ẩn.
Về chi tiết Lê Văn Luyện mượn xe máy của chú ruột rồi mang đi cầm cố, bà Chung cho hay: “Nó chỉ bảo mượn đi có việc c̣n làm việc ǵ th́ không nói. Măi về sau chúng tôi mới biết là nó mang đi cầm cố lấy tiền, nhưng người nhà cũng không biết nó cần tiền để dùng vào việc ǵ. Sau khi vụ án xảy ra vài ngày, chiếc xe này đă được bố Luyện mang đến trả”.
Mang tiếng v́ Lê Văn Luyện
Sau khi Lê Văn Luyện bị đưa ra ánh sáng pháp luật, người dân thôn Sơn Đ́nh, xă Thanh Lâm đang phải gánh chịu vô số lời chỉ trích, đàm tiếu của dư luận quanh vùng.
Bà N.T.L. (ở cùng xóm với Luyện) bức xúc nói: “Chúng tôi mang tai mang tiếng v́ nó (tức Luyện - PV). Giờ đi ra ngoài đường, không ít người ghét ra mặt người thôn Sơn Đ́nh hoặc ít ra là lảng đi, không tiếp xúc nữa. Con em chúng tôi đi học xa nhà, có đứa nhẹ th́ bị bạn trêu “đồng hương với Luyện”, nặng th́ b́ bị xa lánh. Thiên hạ có người căm phẫn quá c̣n chửi đổng: “Thấy đứa nào dân Sơn Đ́nh th́ chém chết hết chứ để làm ǵ”...”.
Cũng theo bà L., dưới Luyện c̣n hai người em, trong đó cậu thứ hai năm nay học lớp 11. Từ hôm Luyện bị bắt, cậu học tṛ này không dám đi học nữa và cũng không c̣n ở nhà.
“Lại c̣n sau này nữa, ai dám yêu và lấy anh em nhà đó? Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chưa bao giờ thấy chưa thấy hành động nào dă man đến vậy. Thằng đấy (tức Luyện - PV) có chết chưa chắc đă đền hết tội. Người chết đă đành, giờ người sống cũng bị nó ám hại. Mấy đứa trẻ con mất dạy trong xă trước hay chửi nhau kèm tên bố mẹ, giờ kèm tên Luyện vào để trêu nhau: Dũng “Luyện”, Tuân “Luyện”...” - bà L. trút bầu tâm sự. |
Các diễn biến mới nhất của vụ án
Hôm qua - 7/9, có thêm 5 người thân của Lê Văn Luyện đă bị khởi tố bị can về các tội “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm”.
Những người bị cáo buộc che giấu tội phạm gồm có: 1.Lê Thị Định (cô ruột Luyện, 29 tuổi, ở thôn Nà Tồng, xă Trùng Khánh, huyện Văn Lăng, tỉnh Lạng Sơn ); 2. Lê Văn Miên (bố đẻ Luyện, 42 tuổi); 3. Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện, đều ở xă Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang).
Bị cáo buộc không tố giác tội phạm gồm có: 1. Dương Thị Lược (mẹ đẻ của Trương Thanh Hồng, 48 tuổi, là người đă khâu vết thương cho Luyện tại Trạm y tế xă); 2. Trương Văn Hợp (bố đẻ Hồng, 47 tuổi).
Mẹ đẻ của Luyện là bà Trương Thị Thơm đă được trả tự do v́ cơ quan công an nhận định chưa có đủ căn cứ xử lư h́nh sự về hành vi không tố giác tội phạm.
Luật sư Nguyễn Bá Ngọc - Giám đốc Công ty Luật TNHH một thành viên số 1 tỉnh Bắc Giang được chỉ định bào chữa cho đối tượng Lê Văn Luyện.
Luật sư Phạm Văn Cương - Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên T.H gửi công văn đến các cơ quan chức năng, gia đ́nh bị hại xin được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cháu Trịnh Thị Ngọc Bích. |
(c̣n nữa)
Nhóm PVĐT