R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
|
Thị trường châu Âu tăng giá
Chủ tịch Ngân hàng thế giới, Robert Zoellick: "Thời điểm phải quyết định đã đến."
Cổ phiếu ở thị trường châu Âu tăng giá dù người ta chờ đợi nhiều biến động vào khi tiếp tục có quan ngại về mức nợ cao ở khu vực sử dụng đồng euro.
Chỉ số FTSE 100 tăng 1,5%, chỉ số Cac của Pháp tăng 0,9%, và chỉ số Dax của Đức tăng 0,8%.
Cổ phiếu đã có trước đó đã giảm ở châu Á, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2%.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Robert Zoellick, nói với BBC rằng các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro cần phải làm nhiều hơn chứ không chỉ đơn giản là tiếp tục bảo lãnh cho các quốc gia thành viên đang gặp khó khăn.
'Căn bệnh châu Âu'
Mối quan ngại chính về mức độ nợ cao của các chính phủ trong khu vực đồng euro là nó sẽ ảnh hưởng ra sao đến khu vực ngân hàng.
Hôm thứ Hai, giám đốc điều hành Ngân hàng Deutsche sắp ra đi, ông Josef Ackermann, nói một số ngân hàng châu Âu sẽ phá sản nếu họ bị buộc phải công nhận những thua lỗ hiện tại từ các khoản nợ chính phủ mà họ đang phải chịu trong tài khoản của mình, dựa trên giá thị trường hiện nay của các trái phiếu chính phủ.
Cổ phiếu ngân hàng là trong số những cổ phiếu đầu tiên bị mất giá, với ngân hàng Commerzbank giảm 2,5%, Credit Agricole giảm 1,1% và Barclays mất 0,8%.
Tuy nhiên, các ngân hàng khác đã chứng kiến cổ phiếu của họ tăng lên, với ngân hàng Deutsche Bank tăng 1,4%.
"Đây là căn bệnh châu Âu đang lây nhiễm tất cả các thị trường trên khắp thế giới vào lúc này," ông Michael Heffernan thuộc tập đoàn Austock nói.
Các nhà bình luận nói thị trường cũng quan ngại về việc liệu các chính trị gia châu Âu có thực sự thấu hiểu và nắm bắt được vấn đề nợ hay không.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Zoellick, nói trong chương trình Tường thuật kinh doanh châu Á của đài BBC:
"Châu Âu nay phải đối mặt với một thay đổi quan trọng liệu nó duy trì một liên hiệp tài chính hay phải thay đổi bản chất của khu vực đồng euro. Đã tới lúc phải quyết định."
Cả quốc hội Đức và Pháp sẽ họp để thảo luận mức độ đóng góp của nước họ cho Quỹ Ổn định Tài chính châu Âu, một quỹ được thành lập để bảo lãnh cho bất kỳ quốc gia nào trong khu vực đồng euro bị gặp khó khăn thực thi các nghĩa vụ nợ của họ.
Lo ngại kinh tế
Các mối quan ngại cũng ngày càng tăng về hiện trạng của các nền kinh tế tại cả châu Âu và Mỹ.
"Đây là căn bệnh châu Âu đang lây nhiễm tất cả các thị trường trên khắp thế giới vào lúc này"
Michael Heffernan, Tập đoàn Austock
Số liệu của nhóm nghiên cứu Markit đưa ra hôm thứ Hai cho thấy hoạt động của khu vực dịch vụ ở Anh sụt giảm lớn nhất trong hơn 10 năm qua tính tới tháng Tám, trong khi niềm tin kinh doanh ở khu vực dùng đồng euro giảm với tốc độ nhanh nhất vào tháng trước kể từ khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ năm 2008.
Nền kinh tế ở khu vực đồng euro tăng trưởng 0,2% trong giai đoạn tháng tư -tháng bảy, so với quý đầu tiên, cơ quan thống kê Liên hiệp châu Âu xác nhận vào hôm thứ Ba.
Tuy nhiên, cơ quan này nói thêm rằng so với quý thứ hai năm ngoái, mức tăng trưởng giảm 1,6% so với dự kiến trước đó là 1,7%.
Tại Đức, nền kinh tế mạnh nhất trong khu vực đồng euro, các số liệu riêng biệt cho thấy các đơn đặt hàng công nghiệp giảm 2,8% trong tháng Bảy.
Trong khi các đơn đặt hàng trong nước tiếp tục mạnh, tăng thêm 3,6%, thì đơn đặt hàng nước ngoài giảm 7,4%.
Tại Mỹ, các lo ngại đang gia tăng rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể rơi vào tình trạng suy thoái.
Các số liệu hồi tuần trước cho thấy công ăn việc làm không được tạo ra thêm tại Mỹ vào tháng Tám. Việc Tòa Bạch Ốc cảnh báo rằng tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ có nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức khoảng 9% từ này tới cuối năm 2012 càng làm cho tình hình xấu đi.
Tổng thống Obama được dự trù sẽ có phát biểu quan trọng vào ngày 8 tháng Chín để vạch ra kế hoạch tạo công ăn việc làm vốn đang rất được trông đợi.
BBC
|