Đảng bảo thủ Dân chủ Cơ đốc giáo của Thủ tướng Đức có kết quả thua cuộc tồi tệ nhất tính từ khi các cuộc bỏ phiếu bắt đầu vào năm 1990 khi nước Đức thống nhất.
Chỉ số Stoxx Europe 600 có 2 ngày giảm điểm sâu nhất tính từ tháng 3/2009, nhà đầu tư dự báo sự hỗ trợ dành cho các nước châu Âu đang gặp khó khăn sẽ giảm bớt.
Cổ phiếu ngân hàng Deutsche Bank AG và Credit Suisse Group AG đều hạ hơn 8% sau thông tin một cơ quan chính phủ của Mỹ kiện 17 ngân hàng cho vay để thu hồi lại 196 tỷ USD và chi phí ngăn khả năng vỡ nợ tại châu Âu lên mức cao kỷ lục.
Chỉ số Stoxx Europe 600 hạ 4,1% xuống 223,45 điểm tính đến 4h30 phút chiều tại thị trường London. Cổ phiếu của tất cả 19 nhóm ngành hạ.
Chỉ số DAX của thị trường Đức hạ 5,28%. Chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp hạ 4,28%. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh hạ 3,58%. Các TTCK khác tại châu Âu đồng loạt giảm hơn 3%.
Chỉ số S&P 500 tương lai hạ 2%. Hôm qua TTCK Mỹ nghỉ ngày Lao động.
Ông Henrik Drusebjerg, trưởng bộ phận chiến lược tại Nordea Bank AB ở Copenhagen, nhận xét: “Châu Âu đang chịu tác động rất lớn từ khủng hoảng nợ. Khi bà Merkel thất bại trong cuộc bầu cử địa phương và Phần Lan yêu cầu có đảm bảo với khoản tiền họ chi ra để cứu Hy Lạp, nguồn tiền để cứu các nước châu Âu trở nên khó khăn hơn.”
Đảng Dân chủ tự do, đảng đối lập của đảng cầm quyền, đã chiến thắng trong cuộc bầu cử mới đây. Trong khi đó Đảng bảo thủ Dân chủ Cơ đốc giáo có kết quả thua cuộc tồi tệ nhất tính từ khi các cuộc bỏ phiếu bắt đầu vào năm 1990 khi nước Đức thống nhất.
Kết quả bầu cử của đảng bà Merkel cho thấy công chúng phẫn nộ với cách bà giải quyết khủng hoảng, các chuyên gia nhận định. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố tiêu cực khiến dòng tiền rời khỏi chứng khoán.
Chi phí ngăn khả năng vỡ nợ của các nước châu Âu leo lên mức cao kỷ lục bởi lo lắng khủng hoảng nợ châu Âu đang trở nên tồi tệ hơn. Đình Hảo
Theo TTVN