Do những lỗi lầm của người lớn, nhiều đứa trẻ khi vừa sinh ra đă bị bỏ rơi, khi người ta t́m thấy, nhiều bé đă trong t́nh trạng ngàn cân treo sợi tóc, nhiều em phải mang những dị tật suốt đời do bị kiến, bị con vật ăn mất bộ phận nào đó.
Không những thế, nhiều đứa trẻ khi vừa sinh bị vứt ngay ra đống rác một cách không thương xót. Trong khi một số người cha, người mẹ nhẫn tâm ruồng rẫy, đối xử một cách tàn nhẫn với chính giọt máu mà ḿnh mang nặng đẻ đau th́ một số người, với tấm ḷng từ bi, họ đă giang tay đón nhận những đứa trẻ bất hạnh kia.
Bà Nhàn và cô con gái đang chăm sóc bé Gia Hiếu
"Ông Bụt" của trẻ lang thang
Đó là tên gọi thân thương mà mọi người dành để gọi ông Phí Văn Tinh trú tại ngơ 707 Lư Bôn, phường Trần Lăm, TP Thái B́nh, một người hơn 20 năm nay cưu mang, nuôi dưỡng hàng trăm đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ. Ông Tinh vốn là một đại úy công tác tại Pḥng PC17, Công an tỉnh Thái B́nh về hưu. Thấy những đứa trẻ mồ côi, lang thang, bị bỏ rơi thương tâm quá, ông đă quyết định nhận những đứa trẻ đó về nuôi.
Nghe mọi người giới thiệu, chúng tôi đến Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng trẻ mồ côi lang thang của ông bụt Phí Văn Tinh. Khác với tưởng tượng của chúng tôi trước đó, bởi dù là trung tâm do tư nhân thành lập nhưng lại có một khuôn viên rộng răi, thoáng mát nhưng rất ấm cúng, tràn ngập tiếng trẻ thơ nô đùa.
Theo chị Nhung, quản lư của Trung tâm cho biết: Trung tâm được thành lập từ hơn 20 trước, đầu tiên chỉ là những đứa trẻ lang thang, nhưng sau này ở Thái B́nh không c̣n đối tượng này nữa, nên Trung tâm đă nhận những trẻ mồ côi, bị bỏ rơi về chăm sóc. Cho đến nay, Trung tâm đă nuôi dưỡng hơn 250 cháu, nhiều người được ăn học tử tế, có việc làm và xây dựng gia đ́nh riêng. Hiện tại, Trung tâm đang chăm sóc 7 trẻ.
Dẫn chúng tôi đi dạo quanh Trung tâm và khu vực nuôi trẻ, được nghe những hoàn cảnh của các em trước khi được đưa về đây, chúng tôi vừa thấy thương các em, vừa khâm phục lănh đạo và nhân viên của Trung tâm, nhưng cực kỳ căm ghét những con người v́ những lợi ích riêng của ḿnh mà đang tâm ruồng rẫy những đứa trẻ tội nghiệp kia.
Chỉ tay về phía đứa trẻ đang nằm oặt ẹo trên tay người phụ nữ luống tuổi đang cho bé ăn, Nhung bảo: Đó là cháu Phí Hoàng Đức Anh, năm nay cháu 3 tuổi nhưng chưa nói sơi. Cháu được sinh ra từ kết quả của một t́nh yêu ngang trái th́ phải. Trước khi cháu được sinh ra, mẹ cháu đă đến Trung tâm này xin tá túc, khi vừa sinh ra cháu đă bị bại năo do sinh quá non. Sinh cháu ra được mấy ngày th́ mẹ cháu bỏ cháu lại mà đi. Để nuôi được cháu, Trung tâm luôn cắt cử người chăm sóc, thuốc thang cho cháu.
Chị Nhung cho biết: Đức Anh chỉ là một trong hàng chục đứa trẻ có hoàn cảnh đáng thương như thế. Cuối năm 2003, đầu năm 2004, bác Tinh nhận được điện thoại của Bệnh viện Việt Nam- Bungari (Thái B́nh) báo tin: Một bé gái vừa chào đời đă bị bố mẹ chúng bỏ rơi. Vừa nghe được thông tin, bác Tinh đă tức tốc đến bệnh viện đón cháu về nuôi. Khi nhận bé về, bé đă trong t́nh trạng hết sức nguy kịch, da tím tái, tim đập yếu, người th́ lạnh toát. Để duy tŕ sự sống cho bé, bác Tinh đă phải làm một cái nôi, dùng ba bóng điện giăng xung quanh giữ ấm cho bé ṛng ră hơn ba tháng trời. Giờ th́ bé rất khỏe mạnh và đang đi học, bé tên Phí Hoàng Vân Anh.
Có một điều ngạc nhiên nữa khi chúng tôi đến Trung tâm này, đó là h́nh ảnh những đứa trẻ mang trên ḿnh những khiếm khuyết về thân thể và trí năo nhưng lại rất thân thiện với những người khách nước ngoài. Chúng hồn nhiên đùa nghịch, nhơng nhẽo, làm những động tác âu yếm với mọi người xung quanh. Nh́n thấy h́nh ảnh đó, ta có thể biết những đứa trẻ ấy được chăm sóc, dạy dỗ chu đáo như thế nào. "Những đứa trẻ ở đây rất ngoan, rất t́nh cảm, tôi rất yêu chúng. Tôi không thể tưởng tượng nổi v́ sao những bậc cha mẹ lại có thể vứt bỏ những đứa con như thế" Katherline (người Đức)"-một t́nh nguyện viện về Trung tâm công tác được gần 1 tháng nói.
"Bỗng dưng"... có con
Cho đến tận bây giờ, ông Phan Thành Trung (56 tuổi) ở Thôn Thượng, Thụy Tŕnh, Thái Thụy, Thái B́nh và gia đ́nh vẫn không thể tin nổi gia đ́nh lại có thêm một thành viên nhí. Trong căn nhà, nhỏ nhắn, nhưng sạch sẽ, luôn đầy ắp tiếng cười, ông Trung kể lại chuyện ông trời đă cho ông thằng con trai thế nào: Khoảng 20h ngày 10-7-2008, khi tôi đang chơi ở một đám tang của một cụ trong làng th́ nhận được tin về nhà ngay có việc gấp. Khi về đến ngơ, tôi thấy dân làng đứng chật kín sân nhà ḿnh. Cố chen vào trong, tôi thấy vợ tôi đă ngất lịm từ bao giờ, đứa con gái của tôi th́ đang bế đứa trẻ đỏ hỏn đang khóc ngằn ngặt trên tay. Nghe mọi người loáng thoáng, tôi mới biết ai đó đă để thằng bé vào sân nhà ḿnh. Vậy là tôi vội vàng báo cáo sự việc lên lănh đạo xă, đồng thời chăm sóc thằng bé.
Katherline và một cháu bé trong trung tâm của ông Tinh
Một tháng liền, thông tin về thằng bé được thông báo trên loa truyền thanh xă, biết bao người đến nhận đó là con của ḿnh, nhưng khi tôi hỏi một số thông tin th́ không phải. 5 tháng sau, tôi làm thủ tục xin nhận thằng bé làm con nuôi đă gặp phải sự phản đối của hầu hết anh em bạn bè v́ vợ chồng tôi đă có tuổi, hai đứa con gái th́ đă trưởng thành cả. Ngoài ra, dân làng thường bàn ra, tán vào rằng thằng bé chính là con trai của tôi, sợ mọi người phát hiện nên mới bày ra tṛ như vậy. Tuy nhiên, bỏ ngoài tai những điều tiếng, gia đ́nh tôi vẫn quyết định phải nuôi thằng bé nên người bởi họ tin tưởng ḿnh th́ họ mới để con vào nhà ḿnh.
Với đồng lương ít ỏi của ông khi về hưu non ngành công an và bà Tạ Thị Nhàn (vợ ông Trung), công tác tại Công ty giống cây trồng Thái B́nh, nên việc nuôi thêm một đứa trẻ bằng sữa ngoài thật vất vả. ông bà phải hạn chế nhiều khoản chi tiêu cá nhân để nuôi con người.
"Nhiều lúc cũng thấy vất vả, nhưng khi nghe thấy thằng bé ngọng nghịu gọi bố, gọi mẹ, gọi chị th́ mọi nỗi buồn phiền đều tan biến", ông Trung vui vẻ nói.
Ông Trung bảo: "Vui nhất là cháu rất ngoan ngoăn, khỏe mạnh, và rất quấn quưt với bố mẹ và các chị. Tôi sẽ cố gắng nuôi con nên người, và nếu sau này bố mẹ cháu nhận thức được mà quay về xin lại con th́ gia đ́nh tôi cũng sẽ sẵn sàng cho gia đ́nh họ đoàn tụ mà không đ̣i hỏi bất cứ cái ǵ. Chính v́ vậy mà tôi đặt tên cho con là Gia Hiếu, với mong muốn, nếu sau này bố mẹ cháu có về xin lại th́ cũng phải sống có hiếu với người đă sinh ra ḿnh".
Tôi biết, cả ông Phí và ông Trung khi làm những việc thiện họ không bao giờ mong được đền đáp, được trả ơn. Bởi ngay cả việc khi chúng tôi muốn đang tải tấm gương của các ông lên báo chí để mọi người chia sẻ th́ các ông cũng ngập ngừng không muốn trở thành người nổi tiếng. Những đứa trẻ bị bỏ rơi kia đă may mắn khi gặp được những tấm ḷng nhân hậu, và chúng được nuôi nấng, được lớn lên dưới những mái ấm của t́nh người. Nơi đó, chúng cảm nhận được t́nh mẫu tử, t́nh phụ tử và nếu như không được bật mí, th́ chắc hẳn chúng sẽ không thể biết rằng những người đang ngày đêm chắt chiu sinh lực, trí lực kia để vun đắp cuộc sống cho chúng lại là những người dưng.
Trời ngả về tối, những cơn gió se sắt của mùa đông ùn ùn kéo đến, nhưng khi nh́n thấy những đứa trẻ bị bỏ rơi kia đang sum vầy bên mâm cơm, được yêu thương chia sẻ, được nuôi nấng dạy dỗ trong những gia đ́nh nhân hậu. Chúng tôi bỗng thấy vui khi nghĩ: Rồi đây, những đứa trẻ bị coi là đồ thừa kia cũng sẽ được làm người, được sống và cống hiến cho xă hội.
Theo Ngô Hùng (Người đưa tin)