- Sữa Abbott vón cục, nhân bánh trung thu tại KS Hilton bị niêm phong... hàng loạt sự cố tiêu dùng tuần qua khiến niềm tin của NTD giảm sút...
Tuần qua, từ sự cố sữa nước Grow của thương hiệu sữa Abbott nổi tiếng bị phát hiện vón cục, bốc mùi khó chịu, cho tới bánh Trung thu của khách sạn hàng đầu Việt Nam - Hilton, bị niêm phong do nhân bánh bị phát hiện không rơ nguồn gốc xuất xứ... phần nào nói lên thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang nhức nhối hiện nay.
Qua đó, không ít người tiêu dùng thừa nhận, họ đang mất dần niềm tin vào chất lượng của sản phẩm ngay cả khi nó được sản xuất, ra ḷ từ những thương hiệu lớn.
Niêm phong nhân bánh Trung thu của khách sạn Hilton
Theo kết quả được thanh tra Sở Y tế Hà Nội đi kiểm tra ngày 25/8 tại khách sạn Hilton Hà Nội, các nguyên liệu làm bánh Trung thu như bột ḿ, nhân bánh, phụ gia tổng hợp, hương liệu chủ yếu của đơn vị này đều xuất phát từ... Trung Quốc.
Theo giải thích của đại diện KS Hilton, những nguyên liệu này được mua của Công ty Lâm Loan ở chợ Hôm (Hà Nội) tuy nhiên người mua không xuất tŕnh được giấy tờ hợp lệ.
Đến cuối chiều 26/8, 9 loại nhân bánh Trung thu ở KS Hilton Hà Nội vẫn bị niêm phong do mập mờ về xuất xứ.
Hộp bánh Trung thu VIP bạch kim với rượu Hennessy XO giá khủng nhất của khách sạn Hilton: 3.800.000 đồng/hộp
Đồng thời, cũng tại KS Hilton, đoàn kiểm tra cũng phát hiện 500 tờ rơi quảng cáo bánh Trung thu chưa có hồ sơ đăng kư quảng cáo. Thậm chí, những nội dung quảng cáo các loại bánh hoàn toàn không đúng với thực tế.
Theo quảng cáo ở tờ rơi, bánh Trung thu chỉ dùng hương liệu tự nhiên, trong khi thực tế đoàn kiểm tra lại thấy có cả hương liệu, chất tạo màu tổng hợp nhập từ Trung Quốc.
Trước đó, vào đêm 23/8, Đội quản lư thị trường số 11 Hà Nội phối hợp cùng Cục Cảnh sát Môi trường và Công an quận Tây Hồ thu giữ 2.000 kg nhân bánh Trung thu không có hóa đơn, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Bắt giữ hơn 2 tấn nhân bánh Trung thu tại phố Thụy Khuê ngày 23/8
Số nhân bánh này được đóng trong các bịch nylon đă hút chân không với các loại nhân như cốm, đậu đỏ, đậu xanh, màu sắc bắt mắt, độ dẻo cao. Cùng với lô hàng trên c̣n có 50.000 quả trứng muối, nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu, cũng bị thu giữ do không rơ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ, không giấy kiểm dịch thực phẩm, không nhăn mác. Hơn nữa, chất lượng trứng muối sẽ không đảm bảo do không bảo quản ở nhiệt độ -10 độ C.
Sữa Grow vón cục, có mùi như cao su
Phản ánh đến báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, chị Nguyễn Diệu Linh (Lê Đại Hành, Hà Nội) cho biết, khi bóc hộp sữa nước hương Vani - nhăn hiệu Grow của tập đoàn sữa Abbott cho con trai uống, chị phát hiện hộp sữa đóng cặn màu trắng, nếm thấy sữa bị nhớt và có mùi khó chịu.
“Thấy cháu một mực không chịu uống, tôi hút thử sữa mới bàng hoàng phát hiện sữa không thể nuốt được v́ mùi vị rất kinh khủng giống như cao su, lại nhớt nên tôi phải nhổ ngụm sữa ra ngay lập tức”, chị Linh kể lại.
Những hộp sữa Grow bất thường tại nhà chị Linh.
Theo ghi nhận trên vỏ bao b́: Hộp sữa nước hương vani được sản xuất ngày 03/03/2011 và hạn sử dụng đến ngày 03/12/2011. Hộp sữa hương sô-cô-la ngày sản xuất 27/02/2011 và hạn sử dụng đến ngày 27/11/2011, nhưng tính cho đến thời điểm này, tất cả các hộp sữa được bóc ra đều đóng cặn và có mùi.
Tại buổi gặp gỡ với chị Linh, nhân viên Abbott đă mở 1 trong 2 hộp sữa trong sữa trong vỉ sữa bất thường chị Linh đang giữ. Hiện tượng sữa vón cục vẫn tiếp diễn, tuy nhiên, sau khi trực tiếp uống sữa, nhân viên Abbott phản hồi: Sữa vẫn thơm, ngon và chuyện sữa có những cục cặn là b́nh thường.
>> Xem Clip sữa Grow vón cục như tào phớ
Trao đổi với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam qua điện thoại, đại diện của Abbott tại TP.HCM cũng khẳng định: Chất lượng sữa đều được thẩm tra và đảm bảo an toàn khi đưa ra thị trường, tới tay người tiêu dùng.
Việc sữa Grow đóng cặn được Abbott giải thích: “Trong thời gian bảo quản, chất béo, khoáng chất có thể kết tụ, lắng xuống, về mặt cảm quan nh́n chúng chẳng khác ǵ những hạt vón lại. Tuy nhiên, về bản chất, những hạt này là chất dinh dưỡng, do đó, nó hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng”.
Theo nhà sản xuất sữa Grow: Về bản chất, những hạt sữa vón cục là chất dinh dưỡng, hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Trước câu trả lời này, khách hàng tên Linh chưa thực sự hài ḷng. Chị Linh cho biết: Chị cần một cách kiểm tra thật khoa học chứ không phải chỉ là những câu nói giải thích thông thường.
Hiện tại, Công ty sữa Abbot cũng đang tiến hành các thủ tục cũng như các bằng chứng liên quan để thông tin chính thức tới các phương tiện thông tin truyền thông làm rơ vấn đề này lấy lại uy tín mà từ lâu đă gây dựng trong ḷng các “thượng đế”.
"Đứng tim" mục kích ḷ chế biến trái cây
“Tớ phải nói là đứng tim khi trông thấy cả quá tŕnh cho ra ḷ những bịch trái cây thơm ngon ḿnh thường ăn” – Một bạn trẻ ở TP.HCM “bật mí” khi tận mắt chứng kiến “ḷ" sản xuất của những người chuyên làm xe đẩy trái cây dạo để bán. Không ít bạn khi tận mắt nh́n thấy các công đoạn làm hoa quả này đă phải thốt lên: “Một lần chứng kiến, tớ hăi thật rồi!”.
“Một lần chứng kiến, tớ hăi thật rồi!”
Các xe đẩy trái cây hầu như được để ngoài đường, che tạm bợ bằng những tấm bạt, nằm ngay miệng cống và chung quanh loang lổ nước sinh hoạt.
Trái cây chưa “chế biến” được "ưu ái" để trên đất ngay trước cửa nhà vệ sinh tập thể, chủ yếu là dưa hấu và đu đủ...
Sau đó, những trái cây phải chế biến như cóc, ổi, xoài, đu đủ... được mang ra vứt lăn lóc ngoài đường bất kể sạch bẩn như thế này... Thậm chí là đặt ngay bên cạnh những giỏ rác, chổi, xẻng (ki) hốt rác... với ruồi nhặng và hàng trăm thứ vi khuẩn khác...
Những trái cây phải chế biến như cóc, ổi, xoài, đu đủ... được mang ra vứt lăn lóc ngoài đường bất kể sạch bẩn như thế này.
Một cô đang ngồi vơ lại đống vỏ trái cây dưới đất, khi thấy có người mang đá lạnh đến vội vàng lau tay vào vạt áo rồi chạy lại bê tảng đá xếp vào tủ kính. Hoa quả trong ngày bán không hết được cất vào thùng xốp ướp đá. Hôm sau, những bịch trái cây “ế” đó được san đều, trộn vào những bịch mới.
Bánh ḿ trộn... mồ hôi giữa Hà Nội
Giữa cái nắng cháy trời của Hà Nội, xưởng làm bánh ḿ nhà ông Đ (Quan Nhân, Hà Nội - bên cạnh sông Tô Lịch) vẫn sản xuất đều đặn và mỗi ngày cho ra ḷ hàng ngh́n chiếc bánh ḿ cung cấp cho các cửa hàng bán bánh ḿ pa tê trong khu vực quận Thanh Xuân và Đống Đa (Hà Nội).
Khay đựng bánh, chậu nhào bột...
Đóng vai một người đi lấy bánh ḿ về làm hàng bán tại một trường tiểu học, chúng tôi được tận mắt chứng kiến công nghệ chế biến bánh ḿ siêu bẩn ở đây.
Cơ sở rộng khoảng 30 mét vuông nhưng bao gồm cả khu nhà máy chế xuất bánh ḿ, khu ăn ở, vệ sinh cho cả gia đ́nh gần 8 người và khu để nguyên liệu sản xuất. Người giúp việc cho nhà ông Đ., khoảng 20 tuổi, lưng trần nhễ nhăi, mồ hôi nhỏ xuống chậu bột ḿ đang trộn.
Thợ làm bánh tay không nặn bánh...
Có dịp quan sát vào phía sau, đập vào mắt chúng tôi là những chiếc vỉ đựng bánh đen ng̣m lâu ngày chưa được cọ rửa, những bao bột ḿ để lăn lóc cùng với than, xỉ thải ra từ ḷ nướng.
Nghe chúng tôi phản ánh nh́n mất vệ sinh, ông Đ trấn an: “Nóng nắng thế này làm ǵ tránh được mồ hôi rơi. Nhưng thấm vào đâu chứ, nặn bột ḿ nên không thể dùng găng tay được mà phải dùng tay trần…khách cứ yên tâm lấy thôi”.
Theo GDVN