HÀ NỘI 28-8 (TH) - Tổng công ty hàng hải quốc doanh Vinalines có thể là một thứ x́ căng đan khác kiểu tập đoàn đóng tàu quốc doanh Vinashin nhưng hiện đang được bao che bưng bít.
Bài phóng sự điều tra “Lăng phí hàng ngàn tỉ đồng” ở tổng công ty Vinalines trên báo Đất Việt ngày 24 tháng 8 năm 2011. Vừa bỏ lên đă bị gỡ xuống trên báo điện tử. (H́nh: docbaogiay.baodatvie t.vn)
Một bài phóng sự điều tra của báo Đất Việt ngày 24 tháng 8, 2011 vừa cho xuất hiện trên Internet th́ liền bị gỡ xuống nói về trường hợp hai chiếc tàu chở hàng trị giá mỗi chiếc hàng chục triệu đô la bị bỏ “đắp chiếu” từ mấy năm qua.
Chiếc “Sông Gianh” là tàu chở sà lan “đắp chiếu” ở ngă ba sông Sài G̣n từ gần 3 năm qua.
Chiếc tàu Vinashin Atlantic chuyên dụng chở dầu trọng tải 150,000 tấn “đắp chiếu” cách bờ biển Vũng Tàu 20 km “từ mấy năm qua” mà nay “vỏ tàu nơi giáp nước biển bị lớp hà bám dày đặc, dây neo nhiều chỗ bị hoen gỉ”.
Khi phóng viên của tờ Đất Việt thuê ghe leo lên được tàu Sông Gianh trưa ngày 16 tháng 8, 2011 th́ thấy “Con tàu như vô chủ, chúng tôi leo cầu thang lên tàu đi một ṿng mà không gặp ai. Chỉ đến khi vào khu vực nhà bếp, mới thấy hai thuyền viên đang lúi húi chuẩn bị bữa ăn trưa. Một thuyền viên tên Thảo cho biết: ‘Tàu Sông Gianh đă phải nằm đây gần 3 năm. Thuyền trưởng (tên Thành) th́ đă mất dạng từ lâu, khoảng 5, 6 tháng mới điện thoại hỏi thăm t́nh h́nh. Mỗi tháng tàu Sông Gianh chỉ được cấp 15 can dầu để chạy máy phát điện cho... người coi tàu. Sơn trên tàu cũng đă bị bán hết. Nếu cơ cấu đủ, tàu phải có 28 người, nhưng hiện chỉ có Thảo và Chinh được phân công coi tàu với tiền lương 3 triệu đồng mỗi người một tháng, tiền ăn là 50,000 đồng mỗi người một ngày.’”
C̣n tàu Atlantic được mua năm 2007 với giá gần 910 tỉ đồng, hiện chỉ c̣n gần một chục người coi tàu.
“Nhiều thuyền viên, kể cả thuyền trưởng, máy trưởng thường xuyên ở trên bờ chơi hưởng 40% lương”. Ông Lượng, người cung cấp dịch vụ chuyên chở thuyền viên và thực phẩm ra vào cho tàu Atlantic nói với kư giả báo Đất Việt. “Có lẽ do không có dầu chạy máy, nên có lần tôi phải chở mấy trăm kg nến ra cho tàu dùng. Ở đây, chúng tôi thường gọi tàu Atlantic là ‘hoang đảo’, ‘tàu ma’. Chỉ riêng tiền dịch vụ (giá 3 triệu đồng mỗi chuyến) hai năm nay, công ty c̣n nợ tôi hơn 500 triệu đồng, đ̣i măi chẳng được”- ông Lượng ngán ngẩm than và cho biết thêm, do không có lương nên một số thuyền viên đă gỡ bán thiết bị trên tàu “trúng cả tỷ đồng”.
Hai con tàu trị giá khoảng 1,300 tỉ đồng (khoảng $65 triệu) bỏ “đắp chiếu” là thế, nhưng, theo Đất Việt “báo cáo của ông Nguyễn Cảnh Việt, tổng giám đốc Vinalines, với Bộ Giao Thông Vận Tải ngày 18 tháng 2, lại rất khả quan: ‘Các tàu Vinashin Glory, Vinashin Atlantic, Vinashin Eagle đă hoàn thành các mục sửa chữa nhỏ tại Việt Nam và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào cuối tháng 2. Tàu Sông Gianh đang được khách hàng có nhu cầu khảo sát, thuê lại’. Vậy mà đến nay đă hơn nửa năm, những tàu này vẫn phải ‘đắp chiếu’ không đưa vào hoạt động”.
Bài viết điều tra của báo Đất Việt c̣n nêu ra cho thấy Vinalines đàm phán mua hồi tháng 10 năm 2010 chiếc tàu vận tải tên Nord Brave, trong tải hơn 52,000 tấn (Nhật Bản đóng năm 2007) với giá $37 triệu. Nhưng một tạp chí chuyên ngành về hàng hải của Đức cho biết tàu Lowlands Patrasche cũng do Nhật đóng năm 2007, trọng tải gần 59,000 tấn, bán với giá có $30.3 triệu. Tính ra, con tàu Nord Brave chỉ đáng khoảng $27 triệu.
Tờ báo đặt dấu hỏi v́ sao các sếp Vinalines “hào phóng” khi bỏ ra tới $37 triệu?
Không những vậy, tờ báo nêu ra cho thấy, thay v́ tàu Nord Brave khi mua đang mang quốc tịch Panama được đổi sang quốc tịch Việt Nam th́ “không hiểu sao” được chuyển ḷng ṿng sang quốc tịch Singapore rồi mới sang quốc tịch Việt Nam với tên Vinalines Brave.
Từ khi đưa vào khai thác đến nay, con tàu này lỗ “ít nhất hơn 33 tỉ đồng”.
Tàu Sông Gianh trọng tải gần 11 ngàn tấn được Vinashinlines thuộc Vinalines tiếp nhận ngày 10 tháng 2, 2008 với chi phí đóng tàu 400 tỉ đồng (khoảng $20 triệu).
“Tàu Sông Gianh chỉ chạy thử chuyến đầu tiên chở than từ Quảng Ninh vào Sài G̣n, thu được gần 1.8 tỷ đồng, nhưng tiền bỏ ra để chi phí phục vụ cho chuyến hàng này là hơn 4 tỷ đồng. Đây cũng là chuyến hàng duy nhất từ khi con tàu được đưa vào khai thác đến nay”, theo Đất Việt.
Hồi đầu tháng 8, một số báo đưa tin tổng công ty Vinalines tổ chức hội nghị “triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm” đưa ra con số cho thấy hăng quốc doanh này trong 6 tháng đầu năm nay đă “lỗ hơn 660 tỉ đồng” (tức hơn $13 triệu).
Năm ngoái, khi tập đoàn đóng tàu Vinashin gần sập tiệm, một phần ba tài sản của tập đoàn này đă được chuyển giao cho Vinalines trong đó có 36 tàu. Ngày 4 tháng 8 năm 2010, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc của Vinalines là Dương Chí Dũng nói với báo chí là “Lợi nhuận Vinalines có thể giảm 60% v́ gánh nợ Vinashin”. Nay th́ loan báo lỗ nặng.
Đầu tháng 5, báo Tuổi Trẻ loan tin, tàu Hoa Sen (tài sản chuyển giao từ Vinashin) bị bắt giữ đ̣i nợ ở bên Đại Hàn “v́ Vinashin Lines c̣n có một khoản nợ $4 triệu với một đối tác Nam Hàn từ khi doanh nghiệp này c̣n thuộc tập đoàn tàu thủy Vinashin”.
Trước đó không bao lâu, theo VNExpress, công ty Vinalines đă phải trả số tiền $800,000 USD cho đối tác ở Trung Quốc để chuộc tàu Vinalines Global (trọng tải 73,000 tấn).
Khi bùng nổ vụ Vinashin, nhiều bản tin quốc tế từng đặt nghi vấn cả về nhiều tổng công ty, tập đoàn quốc doanh CSVN “lăi giả lỗ thật”, gồm cả Vinalines. Nếu phơi bày sự thật, đại gia nào cũng có những vấn đề trầm trọng.
(NV)