Từ một cầu thủ vô danh, Samson làm mưa làm gió ở V-League trước khi được Atletico Madrid chiêu mộ. V-League giờ là thị trường đầy tiềm năng để săn t́m cầu thủ, c̣n đối với các cầu thủ Châu Phi, đặc biệt là Nigeria, đó đích thị là thiên đường.
Thiên đường V-League
Cách đây không lâu, nhật báo có số lượng phát hành cao thứ 2 tại Nigeria là Punch có đăng một bài viết của tác giả Tana Aiyejina, lư giải nguyên nhân tại sao các cầu thủ Nigeria xem Việt Nam như một miền đất hứa.
Năm 1984, Stephen Keshi trở thành cầu thủ đầu tiên của Nigeria ra nước ngoài thi đấu. Anh thi đấu cho một đội bóng của Bờ Biển Ngà trước khi được một đội bóng của Châu Âu là Lokeren của Bỉ đưa về. Đó là cột mốc mở ra trào lưu đi sang Châu Âu thi đấu của các cầu thủ Nigeria. Trong mắt của các cầu thủ khi đó, Châu Âu được xem là “Thánh địa Mecca” trong bóng đá.
Nhưng kể từ vài năm nay, các cầu thủ Nigeria có thêm một địa điểm hấp dẫn để sang thi đấu, đó chính là V-League của Việt Nam. Theo một thống kê th́ hiện tại, số ngoại binh Nigeria tại V-League chỉ xếp sau các cầu thủ đến từ Brazil với khoảng 13-15 người.
|
Sau Osas Idehen, Hải Pḥng cũng tuyển mộ 1 cầu thủ Nigeria - Aniekan |
Trong số này phải kể đến cựu đội trưởng đội U-23 Nigeria, Adebowale và các đồng đội Olusola Aganun, Ejke Izuagha. Họ đă từng đến thi đấu cho một số đội bóng tại Áo nhưng cuối cùng đều khẳng định Việt Nam là sự lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra cũng cần phải kể đến hàng loạt cái tên nổi bật khác như các cầu thủ từng vô địch U-17 thế giới như Oseni (Kiên Giang); Osas Idehen (cựu cầu thủ Vicem Hải Pḥng) hay cựu vua phá lưới giải vô địch quốc gia Nigeria là Timothy cũng chọn Việt Nam làm bến đỗ. Đó là những cầu thủ ít nhiều tạo dựng được danh tiếng khi trước khi qua Việt Nam
Lại có những cầu thủ trước khi sang Việt Nam vô danh nhưng đă để lại dấu ấn đậm nét. Nổi bật nhất trong số này chính là Samson Kayode, cầu thủ đă ghi 43 bàn tại V-League trong màu áo TĐCS Đồng Tháp trước khi được Atletico Madrid đưa về. Hay như Suleiman chân sút trụ cột của An Giang, từng thi đấu nhiều năm cho Ninh B́nh, Navibank SG.
Đá dễ, kiếm tiền nhiều
Chân sút Timothy Ajembe của Ḥa Phát Hà Nội lư giải: “Các cầu thủ Nigeria đến V-League là v́ tiền. Cơ sở vật chất ở đây tốt hơn hẳn so với những ǵ có tại Nigeria. Bóng đá là nghề có tuổi thọ ngắn. Do đó, chúng tôi phải chọn nơi nào có thể dễ dàng kiếm được thu nhập cao…” Trong khi đó, cựu cầu thủ của Charlton Athletic, Sodije thừa nhận: “Các tiêu chuẩn bóng đá ở đây không thể bằng tại Anh nhưng nh́n chung họ hài ḷng về tất cả.”
Theo thống kê, mức lương của các cầu thủ Nigeria nhận được tại các CLB ở V-League dao động từ 7-15.000 USD/tháng, chưa kể hàng loạt mức thưởng có thể lên đến cả ngàn USD/trận. Đây là mức thu nhập ngang bằng với các nền bóng đá trung b́nh tại Châu Âu. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh của V-League không cao, ít khốc liệt hơn hẳn. Đó là những điều kiện lư tưởng đối với các cầu thủ Nigeria.
|
Atletico mua Samson và cho Braga (Bồ Đào Nha) mượn |
Đó là chưa kể đến những khoản lót tay cao ngất ngưởng mà mỗi cầu thủ nhận được nếu chuyển đội bóng mới. Như Samson từng được Hà Nội-T&T lót tay khoảng 300.000 USD/năm để về thi đấu cho ḿnh nhưng không thành công. Chưa kể, như việc nhập tịch Việt Nam cũng giúp các cầu thủ có thêm một khoản thu nhập đáng kể và rất thuận lợi khi sống ở Việt Nam. Đó là trường hợp của Amaobi dưới cái tên Đặng Amaobi đang thi đấu cho SQC-B́nh Định
Timothy cũng tiết lộ khi trả lời phỏng vấn trên Punch là hiện tại có rất nhiều cầu thủ Nigeria ở Châu Âu muốn đến Việt Nam. Theo những con số thống kê th́ có đến hơn 2.000 cầu thủ của nước này đang thất nghiệp tại các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thụy Sỹ. Đa số những cầu thủ này không có khả năng và khi hết hạn thị thực họ không muốn trở về quê hương mà cố ở lại để vớt vát hy vọng, t́m một bến đỗ như ư. Những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Malaysia hay Indonesia là những địa điểm lư tưởng trong tương lai gần đối với các cầu thủ Nigeria.
Ở chiều ngược lại, các đội bóng ở V-League cũng xem Châu Phi trong đó có Nigeria là thị trường t́m kiếm cầu thủ số 2, chỉ xếp sau Brazil. Vài năm gần đây, không đợt các cầu thủ Châu Phi tự t́m đến thử việc, các đội bóng cũng đă chủ động mời những đội bóng Châu Phi sang thi đấu để t́m kiếm cầu thủ. Chẳng hạn như tại BTV Cup hai năm nay liên tục mời những đội bóng của Uganda như Kampala hay Express sang thi đâu đấu. Cá biệt như trường hợp của K-Khánh Ḥa, họ đă kết nghĩa với trung tâm đào tạo bóng đá trẻ số 1 Ghana là Liberty Profession FC- nơi đào tạo tiền vệ Michael Essien của Chelsea để tuyển mộ cầu thủ. Những ngoại binh Ghana của K-Khánh Ḥa vài năm qua như Jonathan, Issifu, Mustapha hay Felix đều đến từ Liberty…
Theo Zing