Lăng Lenin, một phần không thể thiếu của Quảng trường Đỏ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-24-2011   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 57
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Lăng Lenin, một phần không thể thiếu của Quảng trường Đỏ

- Thập kỷ 1990, nhiều người trong giới cầm quyền muốn bỏ lăng Lenin ra khỏi Quảng trường Đỏ. Nhưng làm sao để kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Cách mạng tháng 10 trên Quảng trường Đỏ mà không có Lenin - lănh tụ của chính cuộc Cách mạng ấy? Nhân dân Nga không muốn nh́n thấy sự thay đổi lịch sử như thế, họ đă lên tiếng bảo vệ cho lăng Lenin c̣n đến hôm nay.

Lễ duyệt binh chiến thắng năm 1945

Ngày 24 tháng 6 năm 1945 trên Quảng trường Đỏ bên Lăng Lenin đă cử hành lễ duyệt binh chiến thắng. Các trung đoàn đại diện cho tất cả mười phương diện quân - từ phương diện quân Karelia ở tận phía bắc đến phương diện quân Ukraina số 3 nằm ở tít phương nam, - xếp thành đội ngũ chỉnh tề trước Lăng Lenin. Tập trung ở đây là những chiến binh xuất sắc nhất, có cả binh nh́ lẫn nguyên soái. Đứng trong hàng ngũ của họ có những người đă bắt đầu con đường vinh quang của ḿnh vào cái buổi sáng âm u ngày 7 tháng 11 năm 1941 cũng chính tại đây, trên quảng trường này bên cạnh Lăng Lenin.

Mưa rơi từ sáng. H́nh như những giọt lệ vui sướng và đau khổ ḥa lẫn với nhau rơi trên Quảng trường Đỏ, rơi trên những lá quân kỳ chi chít vết đạn, rơi trên các khối vuông quân sĩ tham gia lễ duyệt binh Chiến thắng.



Hồng quân mang cờ của phát xít để ném xuống chân tường lăng Lenin trong lễ duyệt binh 24/6/1945

Từ lễ đài trên Lăng Lenin, nguyên soái G. K. Zhukov đứng duyệt lễ diễu binh và chúc mừng các chiến sĩ cùng toàn thể nhân dân nhân ngày lễ vĩ đại.

“Một niềm phấn hứng đặc biệt, - G. K. Zhukov nhớ lại, - bao trùm tất cả mọi người khi các trung đoàn anh hùng bước đi hùng dũng, trang trọng, đàn hàng ngang đi qua Lăng V. I. Lenin. Dẫn đầu các đoàn quân là các tướng lĩnh, các nguyên soái quân binh chủng và nguyên soái Liên Xô nổi danh trong các trận chiến đánh bại quân phát xít”.

Những người anh hùng với bước chân nhịp nhàng diễu qua như những đợt sóng nối tiếp nhau. Tất cả đều ngoảnh mặt về phía Lăng Lenin. Những chiến binh dường như muốn báo cáo: “Thưa đồng chí Lenin! Lời di huấn của đồng chí về việc bảo vệ Tổ quốc xă hội chủ nghĩa đă được hoàn thành!”

Âm nhạc đột ngột lặng đi. Những hồi trống đanh gọn vang lên trên quảng trường. Một đoàn chiến binh tiến tới phía Lăng Lenin, trong tay họ là những quân kỳ phát xít họ đoạt được, mũi cờ chúc xuống đất. Những quân kỳ này đă từng tung bay trên Warsaw và Paris, trên Belgrade và Athens, Tunisia và Tripoli...

Theo ư đồ của bọn quốc xă, lẽ ra những quân kỳ này cũng phải phấp phới bay trên đô thành Moskva. Nhưng nước Nga đă chuẩn bị cho chúng một số phận khác khẳn. Ngày 24 tháng 6 năm 1945, những tấm vải sặc sỡ với h́nh chữ thập ngoặc đáng nguyền rủa đó đă bị kéo lê một cách nhục nhă trên mặt đá ô vuông ẩm ướt của Quảng trường Đỏ. Khi tới gần Lăng, hàng quân đầu tiên với thái độ khinh bỉ ném mạnh những lá quân kỳ của địch xuống chân tường Lăng Lenin, cho chúng chịu nỗi nhục nhă.

Trên lễ đài vang lên những tràng vỗ tay và những tiếng hô “Ura!” Các hàng quân nối tiếp, dưới tiếng trống không ngừng, tiếp tục vứt những lá cờ tiếp theo xuống. Những chiếc cán gỗ đập xuống mặt đường gây một âm thanh trầm đục ảm đạm.

Chẳng mấy chốc hai trăm lá cờ của các đơn vị quân Đức bị tiêu diệt nằm chất đống dưới chân Lăng Lenin. Những lá cờ hiệu của quân kẻ cướp phát xít nằm thành một đống vải sặc sỡ nhàu nát. Trong số chúng có cả lá cờ hiệu riêng của Hitler, kẻ đă mơ ước đứng trên Quảng trường Đỏ duyệt lễ diễu binh của quân đội Đức nhân dịp chiếm được thủ đô của nhà nước Xô viết.

“Một khoảnh khắc không ǵ so sánh nổi, - nguyên soái G. K. Zhukov nhớ lại, - khi 200 cựu chiến binh dưới nhịp trống ném 200 lá quân kỳ phát xít xuống chân tường Lăng Lenin. Hăy để những kẻ phục thù, những kẻ thích phiêu lưu quân sự nhớ đến sự kiện lịch sử này!” (…)

Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gian khó đó người ta đă đưa h́nh ảnh Lăng Lenin nằm chính giữa tấm huân chương quân sự cao nhất của đất nước - huân chương Chiến thắng.

Không phải ngẫu nhiên mà tháng 9 năm 2003, Hội nghị các nguyên thủ của các nước SNG đă ra quyết nghị: trên tấm kỷ niệm chương ban hành nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng phát xít Đức có h́nh tấm huân chương Chiến thắng với h́nh Lăng Lenin nằm chính giữa.

Nhân dân phản đối “những kẻ đào mồ”

Suốt hơn 70 năm vào ngày 1 tháng 5 và ngày 7 tháng 11, Quảng trường Đỏ và Lăng Lenin trở thành những trung tâm chính kỷ niệm ngày lễ toàn dân. Ngày 1 tháng 5, quảng trường tràn ngập hàng vạn người mít tinh tuần hành, c̣n ngày 7 tháng 11 trên quảng trường diễn ra lễ duyệt binh truyền thống.

Tháng 8 năm 1981, lời tiên đoán của Lenin về nguy cơ Đảng Cộng sản rơi vào t́nh trạng tự kiêu tự măn đă thành sự thật (Lenin toàn tập, tập 40, trang 326, 327 [bản tiếng Nga]).

Qũy “Lăng Lenin”

Năm 1991 nhà nước chấm dứt cấp ngân sách cho mọi công tác duy tŕ bảo dưỡng cơ bản trong Lăng Lenin. Chính quyền định dùng biện pháp kinh tế bóp nghẹt Pḥng thí nghiệm thuộc Lăng Lenin, nơi 12 nhà bác học đang làm việc bảo quản di hài Vladimir Ilyich và hy vọng rằng khi không có lương các nhà bác học sẽ bỏ đi.

Khi đó báo Sự thật đăng một thông báo: Quyên góp tiền của để duy tŕ hoạt động của Lăng V. I. Lenin. Tài khoản 3141368 nộp vào pḥng quản lư tác vụ (KOU) thuộc Ngân hàng Trung ương Nga, Bộ Tài chính 299112, Tổng cục Bảo vệ Liên bang Nga (cho Lăng V. I. Lenin). Trong một thời gian ngắn đă có hơn hai triệu rúp được chuyển đến.

Ngày 9 tháng 3 năm 1993, tại ṭa soạn báo Sự thật đă diễn ra hội nghị thành lập Quỹ. A. S. Abramov được bầu làm Chủ tịch. Ngày 23 tháng 6 năm 1993 tổ chức mới này đă đăng kư tại Sở Tư pháp Moskva với tên gọi là Quỹ từ thiện độc lập “Lăng V. I. Lenin”. Mục đích của Qũy là bảo tồn công tŕnh kiến trúc lăng, giữ ǵn thi hài Lenin, cung cấp tài chính cho các thí nghiệm khoa học, bảo trợ các chương tŕnh văn hóa giáo dục về Lenin…

Không kẻ nào có thể bôi nhọ uy tín của những người cộng sản, Lenin nói trong vở kịch của M. Shatrov Chúng ta sẽ chiến thắng!, nếu như bản thân những người cộng sản không làm mất uy tín của chính ḿnh. Rất tiếc đường lối sai lầm phản bội của Gorbachev và đồng bọn đă đưa ĐCS Liên Xô tới chỗ sụp đổ về phương diện chính trị và đạo đức, biến ḿnh thành con tin và làm cho hàng triệu những con người chân thành tin tưởng vào chủ nghĩa xă hội vào thế giơ lưng chịu đ̣n. Kết quả là các thế lực chính trị khác đă lên nắm chính quyền.

Tuy vậy, ngày 7 tháng 11 năm 1991 trước Lăng Lenin đă diễn ra cuộc mít tinh của hàng ngh́n người do phong trào Moskva cần lao và Liên đoàn công nhân Moskva phối hợp tổ chức để kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Mười.

“11 giờ 30. - phóng viên viết - Một biển người từ dốc Vasilyevsky đổ xuống Quảng trường Đỏ. Tôi ngoái lại phía sau, toàn bộ không gian cho đến tận chân trời đầy người và cờ đỏ.

12 giờ 00. Biển người đứng lặng trước Lăng. Tuyên bố một phút mặc niệm và tưởng nhớ người Chiến sĩ vĩ đại đấu tranh cho tự do, công bằng xă hội và t́nh anh em.

Những người tham gia mít tinh phản đối đường lối của hai tổng thống đă đưa đất nước đến chỗ tan ră, đẩy nhân dân vào cảnh bần cùng. Sau đó biển người rộng lớn hầu như bùng nổ trong cơn phấn khích thống nhất. “Lenin! Lenin! Lenin!”, hàng chục ngh́n người hô vang. Các ngài đă nghe thấy tiếng nói của nhân dân chưa, hỡi “những kẻ muốn đào mồ” của Ilyich, những kẻ làm cho lăng tẩm của Người không được yên?” (báo Nước Nga mới số 21 năm 1991).

Cả Tổng thống Liên Xô lẫn Tổng thống Liên bang Nga không ai rời Điện Kremli ra gặp những người mít tinh để tham gia vào ngày lễ quốc gia không thể băi bỏ được này.(…)

Nhưng chẳng bao lâu người ta dựng rào chắn đối với các cuộc mít tinh và biểu t́nh tuần hành trên Quảng trường Đỏ - mọi h́nh thức tổ chức quần chúng đông người, sắc lệnh của Yeltsin nêu rơ, chỉ được thực hiện khi “có sự cho phép của Tổng thống Liên bang Nga, khi đă thoả thuận với Bộ Tư lệnh Điện Kremli Moskva”.

Ai muốn loại lăng Lenin ra khỏi nghi lễ duyệt binh?

Ngày 27 tháng 3 năm 1995 trên lễ đài của Lăng Lenin có mặt Chánh văn pḥng Phủ Tổng thống S. Filatov và Phó Thủ tướng Chính phủ Nga Yu. Yarov. Trong những ngày này mọi người đang chuẩn bị lễ duyệt binh long trọng trên Quảng trường Đỏ kỷ niệm 55 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức. Từ năm 1990 người ta đă không tổ chức lễ duyệt binh. Các quan chức bước lên lễ đài đưa mắt định hướng xem nên để Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ đứng ở đâu trong thời gian duyệt binh, các quan chức khác đứng ở chỗ nào trên lễ đài hai bên sườn Lăng, đồng thời họ cũng ước tính việc trang hoàng ngày lễ cho Quảng trường Đỏ sẽ như thế nào.

Khi ra về người này nhắc người kia rằng trong ngày Chủ nhật của Lễ Xá tội, ngày 25 tháng 2, dự định sẽ cải táng di hài của gia đ́nh Sa hoàng. “Và sau đó, - ông ta với vẻ coi thường và giận dữ, hất đầu về phía tường Lăng rồi nói, - chúng ta sẽ chôn cả lăo này” (tức Lenin). Hai quan chức đó không rẽ vào Gian Tưởng niệm.

Ngày 9 tháng 5 năm 1995, kỷ niệm 55 Ngày Chiến thắng, lần đầu tiên từ sau năm 1991, Yeltsin bước lên lễ đài Lăng để chào mừng những cựu chiến binh và duyệt lễ diễu binh. Có vẻ như chính quyền muốn biểu lộ sự kính trọng cần thiết đối với người sáng lập và nhà lănh đạo đầu tiên của Liên bang Nga, người xây dựng Hồng quân, đội quân đă cứu đất nước khỏi ách nô lệ của bọn phát xít, đă ném những lá quân kỳ thu được của các đơn vị quân đội Hitler bị tiêu diệt xuống chân tường Lăng vào lễ duyệt binh chiến thắng năm 1945.

Nhưng than ôi! Những người tham dự lễ duyệt binh long trọng và hàng triệu khán giả truyền h́nh không nh́n thấy trên Lăng hàng chữ LENIN quen thuộc. Nó bị che khuất sau dây hoa rèm màu xanh nhợt nhạt.



Toàn cảnh Quảng trường Đỏ với lăng Lenin (góc trái bên trên)

Những người nghĩ ra các tṛ này chính là cựu ủy viên dự khuyết BCT Trung ương ĐCS Liên Xô B. Yeltsin, S. Filatov (một trong những người năm 1992 đă đập vỡ bức tượng bán thân của Lenin trong pḥng nghị sự của Xô viết tối cao Liên Xô trong Điện Kremli), Yu. Yarov hay những kẻ đă tham gia vào Hội đồng tướng lĩnh mở rộng của Bộ Quốc pḥng dưới sự chủ tŕ của bộ trưởng P. Grachov ngày 22 tháng 6 năm 1994, thông qua quyết định đáng xấu hổ “loại Lăng Lenin ra khỏi nghi lễ duyệt binh”? (…)

Những hành động xúc phạm của những “nhân vật đổi màu” trong Điện Kremli ấy đă bị lên án mạnh mẽ trong vô số các cuộc mít tinh kỷ niệm ngày lễ 55 năm Chiến thắng phát xít diễn ra trong ngày hôm đó trên khắp nước Nga. (…)



Sự thật và bịa đặt về lăng Lenin và khu mộ bên tường thành Kremli

Năm sau, ngày 9 tháng 5 năm 1996, trước kỳ bầu cử, tổng thống Yeltsin lại bước lên lễ đài Lăng để chào mừng vài ngh́n cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc đội ngũ chỉnh tề diễu hành qua Quảng trường Đỏ. Hàng chữ LENIN lần này không bị che đi, điều mà tất cả nhà quan sát chính trị đều nhận thấy. Và không chỉ có họ nhận thấy.

Ngày 9 tháng 5 năm 1999 Yeltsin lại đứng trên lễ đài, nhưng là lễ đài khác - trước Lăng người ta dựng một bục lễ đài bằng gỗ - và ông ta chào mừng những cựu chiến binh và các học viên các trường quân sự và học viện quân sự diễu hành trên Quảng trường. (…)

Lịch sử không thể thay đổi

Bất chấp mọi tṛ láu cá và công cốc của chính quyền, họ vẫn không loại nổi Lăng Lenin ra khỏi nghi lễ duyệt binh trong ngày lễ chiến thắng. Hằng năm vào ngày 9 tháng 5 trên Quảng trường Đỏ lại được trang hoàng một tấm panô lớn trên có vẽ h́nh huân chương Chiến thắng với h́nh Lăng Lenin ở giữa. Thực ra họ có thể dẹp tấm panô không cho treo ở mặt tiền GUM, nhưng họ làm sao bỏ đi được chân dung Lenin khỏi những lá cờ đỏ đầy vinh quang tung bay trước gió của các đơn vị quân đội diễu binh? (…)

Năm 2000, sau một đợt tuyên truyền điên cuồng như thường lệ với lời kêu gọi xóa bỏ Lăng Lenin và Hàng mộ Danh dự ở chân tường thành Kremli, các thành viên của Hiệp hội thân nhân những người được an táng ở Hàng mộ Danh dự bên tường Kremli đă gửi một bức thư ngỏ cho Tổng thống Liên bang Nga V. V. Putin đăng trên Công báo Nga (22-12-2000), Báo Nghị viện (26-12-2000) và báo Nước Nga Xô viết (23-12-2000), trong đó phản đối chiến dịch tuyên truyền đáng xấu hổ đó. Họ tuyên bố kiên quyết phản đối việc xóa bỏ Lăng Lenin và Hàng mộ Danh dự, phản đối việc cải táng những người ruột thịt của họ.

Trong cuộc họp báo tổ chức ngay sau đó, Tổng thống Liên bang Nga tuyên bố rằng ông chống lại việc cải táng V. I. Lenin.

Xin nhắc thêm rằng, theo sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, Yelena Gagarina, con gái của Yuri Alekseyevich Gagarin - người được an táng ở Hàng mộ Danh dự - đă được bổ nhiệm làm giám đốc khu bảo tồn bảo tàng quốc gia Kremli Moskva.

Aleksel Abramov

(Theo Aleksel Abramov: Sự Thật Và Bịa Đặt Về Lăng Lenin Và Khu Mộ Bên Tường Thành Kremli, dịch giả: Trung Hiếu. Tuấn Khoa, Nxb Lao động - Nhă Nam, 2011).



theo bee
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images752088_Quang_trg_Do_co_lang_Le_Nin.jpg
Views:	8
Size:	58.2 KB
ID:	311801
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:38.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07915 seconds with 14 queries