BẮC KINH (NYT) -Hơn cả uy thế quốc tế hay ngay cả sức mạnh kinh tế, ưu tiên hàng đầu của thành phần lănh đạo Trung Quốc là duy tŕ ổn định trong quốc gia rộng lớn và đông đảo dân chúng này.
Biểu t́nh ở Dalian, phía Bắc Trung Quốc, là một thí dụ trong việc người dân Trung Quốc ngày càng đặt nhiều áp lực với nhà cầm quyền và nhà cầm quyền ngày càng khắt khe hơn với dân chúng. (H́nh: STR/AFP/Getty Images)
Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tái xác định rơ mục tiêu nói trên hồi tháng qua, tuyên bố trong một buổi lễ của đảng Cộng Sản rằng “không có ổn định, sẽ không đạt được điều ǵ”.
Sau vụ biểu t́nh phản đối lớn lao của dân chúng hôm Chủ Nhật tuần qua ở Dalian, một thành phố lớn ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, nhà cầm quyền lại càng cố giữ trật tự một cách khắt khe hơn. Dù với các nỗ lực vô cùng khéo léo để kiểm soát và hướng dẫn các phát biểu của dân chúng, các cuộc biểu t́nh phản đối có sự tham dự của nhiều người để bày tỏ sự bất măn đối với chế độ đang ngày càng trở thành một điều b́nh thường trong đời sống dân chúng Trung Quốc.
Theo các ước tính của chính quyền, có khoảng 12,000 người đi biểu t́nh ở Dalian-nhưng theo các ước tính khác th́ cao hơn rất nhiều-để đ̣i hỏi việc di dời nhà máy hóa học Fujia, mới được xây và rất tốn kém, v́ kè đá biển bảo vệ nhà máy bị hư hại sau trận băo mới đây. Nhà máy này sản xuất chất paraxylene, một chất hóa học độc hại dùng trong các sản phẩm polyester.
Cuộc biểu t́nh ôn ḥa này là một trong những vụ lớn nhất được tường thuật trong gần ba năm nay. Người ta thấy h́nh ảnh thành ủy nơi đây phải đứng trên nóc xe để kêu gọi dân chúng giải tán và hứa hẹn di dời nhà máy trị giá $1.5 tỉ này. Một số người dân trả lời bằng cách đ̣i hỏi nhà cầm quyền phải đưa ra hạn định rơ ràng.
Việc quảng bá sâu rộng các phương tiện vô tuyến truyền thông ở Trung Quốc, mới đầu là “text message” qua điện thoại, sau đó là các trang “chat” trên Internet và các trang giống như Twitter, đă giúp tạo ra các cuộc biểu t́nh này, cho phép những người bị ảnh hưởng chia sẻ được sự giận dữ của họ qua các phương cách chưa hề thấy trước đây. Người biểu t́nh ở Dalian ào ạt đưa lên các trang blog nhiều h́nh ảnh về diễn biến tại chỗ, trong khi giới kiểm duyệt liên tục t́m cách xóa hết các dữ kiện này.
Cuộc biểu t́nh vừa qua cũng giống như vụ xảy ra vào giữa năm 2007 khi hàng ngàn người xuống đường ở Xiamen trong vùng Đông Nam Trung Quốc, buộc nhà cầm quyền địa phương phải từ bỏ ư định xây nhà máy sản xuất cùng loại hóa chất này.
Tuy nhiên, nh́n trên đại thể, các học giả cho rằng đang có một cuộc cách mạng lớn về sự đ̣i hỏi ngày càng tăng của người dân Trung Quốc, có học thức hơn và giàu có hơn, nghĩ rằng chính quyền phải có thêm nỗ lực để bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và các quyền lợi khác của người dân. (V.Giang)
Sharon LaFraniere & Michael Wines/New York Times
Chuyển ngữ: Văn Giang/Người Việt