Trở về sau 20 năm biệt tích Sau 20 năm bị bán sang Trung Quốc, chị Nguyễn Thị Kim Thủy (SN 1973, tên thường gọi là Nận) trở về quê trong sự ngỡ ngàng của gia đ́nh.
Nhận được điện thoại thông qua nhà hàng xóm, đầu dây bên kia bảo: “Con là Nận đây má! Con đang ở Trung Quốc, nay mai con về thăm nhà”, bà Lê Thị Lan (69 tuổi, ngụ khu phố 5, phường 4, TP Tuy Ḥa - Phú Yên) bủn rủn chân tay rồi ngất xỉu.
Linh tính của người mẹ mách bảo đây đúng là “bé Nận” của bà nhưng bất ngờ quá. “Nó đang ngồi trên bàn thờ cùng ba nó kia mà, sao lại...” - bà Lan khóc khi kể về lần nghe giọng con sau 20 năm biệt tích.
Không tin đó là sự thật
Bà Lan nhớ lại ngày ấy, một người hàng xóm báo tin Nận đi làm ở TPHCM rồi bị mất tích. Bà như người vô hồn, chưa biết TPHCM xa hay gần, bà vẫn vay mượn tiền rồi lên tàu đi t́m con.
Chị Nguyễn Thị Kim Thủy hạnh phúc trong ṿng tay mẹ sau 20 năm biệt tích
Bà đến tất cả các chợ, vào cả nhà hỏa táng t́m nhưng bặt vô âm tín. “Xem bói chỗ nào cũng bảo con Nận đă chết, tui chỉ c̣n biết lập bàn thờ cho nó” - bà Lan kể.
20 năm qua, bà sống thui thủi một ḿnh trong căn nhà t́nh thương rộng 20 m2 ở khu phố 5, phường 4, TP Tuy Ḥa. Người con út ở TPHCM có ư định đưa mẹ vào sống chung nhưng bà Lan không chịu v́ c̣n phải hương khói cho chồng con. Những ngày qua, bà Lan như trẻ hẳn ra, gặp ai cũng cười cười nói nói. Bà mang ảnh của Nận cất vào tủ. Đă hơn 10 ngày con về nhưng tṛ chuyện với chúng tôi, thỉnh thoảng, bà lại nắn nắn cánh tay con gái như thể c̣n chưa tin đó là sự thật.
Số vẫn c̣n may
Sau Tết Nguyên đán năm 1990, chị Nguyễn Thị Kim Thủy theo một vài người bạn vào TPHCM t́m việc mong đỡ đần cho mẹ. Ban đầu phụ bán trái cây ở Chợ Lớn, sau đó làm gia công cho một đại lư bán giày dép nhưng vẫn không đủ tiền gửi về quê. Đầu năm 1991, chị gặp người bạn tên Phương, được Phương rủ sang Trung Quốc làm kiếm tiền.
Chị đề nghị Phương đi trước, nếu thuận lợi th́ gửi thư về báo tin để sắp xếp đi sau. “Khoảng nửa tháng sau th́ bà Lư, hàng xóm chỗ trọ, đưa tôi lá thư bảo là của Phương gửi. Qua những ǵ bà Lư đọc (chị Thủy không biết chữ - PV), tôi thấy công việc hái trà ở Trung Quốc rất nhẹ nhàng, chỉ 1 năm là kiếm được nhiều tiền. Bà Lư hỏi tôi có đi không, nếu đi th́ bà sẽ cho tôi trước 3 chỉ vàng. Sau này, tôi mới biết đấy không phải là thư của Phương” - chị Thủy kể.
Khi đồng ư, chị Thủy được bà Lư đưa đến ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong một con hẻm, ở đó đă có 6 cô gái khác. Sau đó, họ được bà Lư đưa lên một xe khách sang Trung Quốc và đến một làng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Quảng Đông, bán cho một vài người đàn ông để làm vợ. Hai tháng đầu về nhà “chồng”, chị Thủy nằm ĺ trong pḥng khóc v́ nghĩ ḿnh không c̣n đường về Việt Nam. Đến cuối tháng thứ 2 th́ chị phát hiện ḿnh có thai. Hiện chị đă có 2 con, gái 17 tuổi và trai 16 tuổi.
“Số tôi c̣n may v́ được chồng thương, 6 người c̣n lại th́ 5 bị bán cho những tên lưu manh, 1 bị bán vào động” - chị Thủy cho biết.
Người không quốc tịch
Chiều 15/8, thượng tá Phạm Tấn Hạnh, Trưởng Công an TP Tuy Ḥa, xác nhận chị Nguyễn Thị Kim Thủy đă trở về sau hơn 20 năm vắng mặt ở địa phương. Theo ông Hạnh, Công an TP Tuy Ḥa đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh và làm một số thủ tục liên quan đến việc trở về của chị Thủy.
Trong khi đó, chị Thủy cho biết ḿnh hiện không có quốc tịch. “Ở quê th́ tôi bị gạch tên ra khỏi hộ khẩu, c̣n ở Trung Quốc th́ không thể nhập tịch” - chị Thủy nói.
Theo Hồng Ánh
Người lao động