WASHINGTON - Các cơ quan t́nh báo và quân sự Nga lẫn Trung Quốc, đang tiến hành chiến dịch đánh cắp bí mật thương măi và quân sự của Hoa Kỳ, qua hoạt động t́nh báo mạng, LA Times trích thuật lời của chủ tịch Ủy Ban T́nh Báo Hạ Viện.
Dân Biểu Mike Rogers, chủ tịch Ủy Ban T́nh Báo Hạ Viện, vừa tố cáo Trung Quốc và Nga đang đánh cắp thông tin của Mỹ. (H́nh: US Congress)
Dân Biểu Mike Rogers khuyến cáo, hành động tin tặc tinh vi là mối đe dọa nghiêm trọng đến quyền lợi của Hoa Kỳ. Phát biểu hôm Thứ Sáu trước cử tọa gồm những nhân viên t́nh báo hồi hưu, ông nói:
“Các quốc gia này đang đầu tư một khối lượng khổng lồ thời giờ, nhân lực và tiền bạc để đánh cắp các dữ kiện của chúng ta. Chúng ta chưa sẵn sàng để đối phó với sự kiện mà lẽ ra chúng ta cần phải có.”
Nhận xét của D.B. Rogers, đảng Cộng Ḥa, đại diện Michigan, được xem như lời cảnh cáo trước việc ngân sách quốc pḥng lẫn t́nh báo bị cắt giảm quá mức. Ông nói tấn công tin tặc là mối đe dọa nguy hiểm hàng đầu đối với Hoa Kỳ, chỉ sau quân khủng bố al-Qaeda. Ông đặc biệt chỉ thẳng vào Nga và Trung Quốc chính là thủ phạm khi tuyên bố: “T́nh báo và quân đội (của cả hai nước) đều rơ ràng là có liên hệ.”
Quan điểm của D.B. Rogers được các giới chức an ninh quốc gia chia sẻ rộng răi, nhưng lời cáo buộc này hiếm khi được đưa ra trước công chúng. Nơi xuất phát các vụ tin tặc thường cố t́nh bị giữ kín, và nỗ lực nhận diện của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia thuộc Ngũ Giác Đài, tùy thuộc vào các hệ thống mật mà các giới chức không thích bàn đến.
Đây là vấn đề chính trị có tính cách tế nhị, và các giới chức Hoa Kỳ cho biết, không có thỏa thuận về việc phải hành xử thế nào để đối phó với các vụ tấn công trên máy điện toán, mà họ tin tưởng là xuất phát từ chính phủ của nước nào đó.
Chứng cớ cho thấy các vụ gián điệp mạng do một nhà nước chỉ đạo đang ngày một gia tăng. Một báo cáo tuần rồi của công ty an ninh mạng McAfee do Intel làm chủ, miêu tả t́nh trạng 70 doanh nghiệp, nhà thầu quốc pḥng lẫn cơ quan chính phủ Hoa Kỳ bị tấn công tin tặc trong suốt 5 năm liền.
McAfee gọi đây là việc làm của một nhà nước nhưng không muốn nói đích danh Trung Quốc, trong khi các phân tích gia khác đă nhanh chóng thẳng thừng nói ra. Trung Quốc bác bỏ hết những lời tố cáo, cả Nga cũng vậy.
Hồi tháng 1, 2010, Google nói họ bị tin tặc xuất xứ từ Trung Quốc tấn công, theo họ gián điệp mạng muốn đánh cắp email của những thành phần chỉ trích chính phủ.
Google ngưng hợp tác với chính quyền Trung Quốc trong việc kiểm duyệt ở mục t́m kiếm thông tin, và sau đó họ rút khỏi thị trường nước này.
Năm 2009, các nhà khảo cứu ở trường Đại Học Toronto truy tầm được một vụ tấn công tin tặc có tên GhostNet, mà địa chỉ Internet nằm trên một đảo nhỏ ở biển Đông, nơi quân đội Trung Quốc có đặt trụ sở cơ quan t́nh báo. Ghostnet nhắm đến các ṭa đại sứ nước ngoài, cơ quan chính phủ và văn pḥng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Một giới chức t́nh báo cao cấp Hoa Kỳ, người từ chối bàn chuyện công khai về vấn đề t́nh báo, trong tuần này phát biểu rằng, Trung Quốc đang “thu thập được nguồn lợi to lớn nhờ khai thác được” từ Hoa Kỳ và các quốc gia kỹ nghệ khác qua Internet.
Ông này nói: “Chúng ta đang ở một nơi mà nguồn lợi của Interent hết sức lớn lao, nhưng lại bị tước mất đi nhiều bởi sự rủi ro của không gian mạng.”
(T.P/nguoi-viet)