...cụ thể, tất cả lăi suất sẽ tăng, kể cả lăi suất nợ mua nhà, mua xe, thẻ tín dụng.
Sau cả tháng trời căi nhau chí chóe, Nhà Nước Mỹ cuối cùng đă đi đến thỏa thuận tăng mức nợ, kèm theo vài điều kiện. Nước Mỹ thoát nạn. Không đến nỗi vỡ nợ. Dĩ nhiên là trong thoả thuận cuối cùng đă phải có bên này nhượng bộ, bên kia đáp lễ lại. Thế th́ bên nào nhượng bộ nhiều hơn? Bên nào thắng, bên nào thua?
Câu trả lời sẽ làm nhiều người ngạc nhiên: Cộng Ḥa thắng lớn, nhưng TT Obama vui nhất. Oái ăm của chính trị Mỹ!
Trước hết, ta hăy lui một bước để nh́n lại bối cảnh cuộc tranh căi.
Trong hai năm rưỡi chấp chánh, TT Obama đă vung tiền ào ạt ra đường để t́m cách phục hồi kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp, và lợi dụng cơ hội khủng hoảng để cải đổi xă hội luôn. Mức công nợ mau chóng lên tới đỉnh mà quốc hội đă ấn định. Do đó cần phải xin quốc hội tăng mức nợ trần. Đồng thời cũng xin quốc hội cho tăng thuế nhà giàu để Nhà Nước có tiền tiếp tục cứu nguy nước Mỹ. TT Obama lợi dụng khủng hoảng công nợ để có lư do tăng thuế. Phiá Cộng Hoà lo sợ cách xài tiền của TT Obama, cũng không bỏ lỡ cơ hội khủng hoảng, lợi dụng cơ hội để bắt chẹt, kéo tay tổng thống lại.
Nói trắng ra, vấn đề tăng mức nợ trần chỉ là chuyện phụ, chuyện chính bên phiá TT Obama là tăng thuế, phía Cộng Ḥa là cắt chi tiêu. Hai bên giằng co đến khuya chủ nhật mới thỏa hiệp và biểu quyết, một ngày trước khi vỡ nợ.
Có thể nhiều người thở phào nhẹ nhơm khi thấy cuối cùng cũng đă có giải pháp cho một khủng hoảng kinh thiên động địa. Riêng kẻ viết này chẳng mất ngủ chút nào v́ đương nhiên là chẳng bao giờ có chuyện đại cường kinh tế số một của thế giới lại vỡ nợ v́ một lư do kỹ thuật lăng xẹc như vậy. Tất cả những la hoảng, đe dọa, chỉ là những đ̣n hù tháu cáy qua lại. Nước Mỹ này đă trải qua gần 80 lần “căng thẳng” như vậy rồi, chứ chẳng phải lần đầu tiên. Mà thật ra, cũng chẳng có ǵ căng thẳng hết.
Có một vấn đề ít thấy truyền thông nói đến là trong số công nợ 14.300 tỷ, th́ đă có hơn 4.600 tỷ là nợ nội bộ, tức là nợ giữa các bộ này, ban nọ. Bà ngoại trưởng đi viếng thăm một nước nào đó, tốn 1 triệu tiền máy bay quân sự cho phái đoàn. Trường hợp này coi như Bộ Ngoại Giao thiếu nợ Bộ Quốc Pḥng một triệu. Đại khái như vậy cho dễ hiểu. Những số nợ nội bộ này vẫn có thể được khấu trừ qua lại, giảm mức nợ kết cuối, để khỏi vượt qua mức nợ trần hiện hữu. Nhà Nước vẫn có thể du di sổ sách phần nào qua khỏi thời hạn Hai Tháng Tám, cũng như đă du di từ Tháng Năm đến giờ.
TT Obama cũng đe dọa nếu không tăng mức nợ trần th́ Nhà Nước sẽ vỡ nợ và “có thể” sẽ không trả tiền già (Social Security benefits) sau ngày Hai Tháng Tám này. Sự thật chỉ là bài hát hù dọa cũ được lôi ra hát lại.
Năm 1996, TT Clinton đă trải qua t́nh trạng tương tự. Bộ Trưởng Tài Chánh lúc đó, Robert Rubin, cảnh cáo quốc hội do Cộng Ḥa kiểm soát, nếu không tăng nợ trần th́ sẽ không thể trả tiền già được nữa. Quốc hội khi đó đă biểu quyết ngay một luật đặc biệt coi việc trả tiền già là ngoài phạm vi công nợ, tức là không kể vào khối nợ bị giới hạn bởi mức nợ trần. Nói cách khác, nếu như đầu tháng Tám, mức nợ trần vẫn chưa được nâng lên, th́ Nhà Nước vẫn có thể dựa trên luật này để trả tiền già mỗi tháng như thường. Thành ra những lời hăm dọa của TT Obama không đúng sự thật.
Để vấn đề được rơ ràng, phần giải thích trên không phải là của kẻ viết này phịa ra đâu, mà là của báo phe ta Washington Post (The Fact Checker – 13/7/2011).
Tóm lại, ta có thể nói trong cuộc tranh căi về công nợ hiện nay, cũng như trong tất cả các cuộc tranh căi khác giữa mấy chính khách, có rất nhiều chuyện “coi dzậy mà hổng phải dzậy”. Hai bên đều đánh phé, hù dọa nhau, và hù dọa cử tri. Ta nên b́nh tâm t́m hiểu vấn đề trước khi nhẩy nhổm xỉ vả lung tung.
Dù sao, th́ nước Mỹ cũng đă “thoát nạn”. Hai bên đă đi đến thỏa thuận và đă được cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện thông qua.
Theo luật mới, Nhà Nước được phép tăng nợ trần lên 2.400 tỷ, nhưng bù lại sẽ phải cắt chi tiêu 2.400 tỷ (2.100 tỷ theo một cách tính khác) trong 10 năm tới. Phần lớn những cắt giảm này đều từ ngân sách quốc pḥng như phe cấp tiến đ̣i hỏi. Quan trọng hơn cả là những chi tiêu về tiền già, tiền thuốc sẽ không bị cắt ǵ hết. Bù lại, Nhà nước sẽ không tăng thuế bây giờ, nhưng có thể cứu xét tăng thuế sau này. Quốc hội sẽ thành lập một Ủy Ban lưỡng đảng để quyết định cụ thể về những cắt chi tiêu và tăng thuế sau. Mức nợ trần mới sẽ đủ đáp ứng nhu cầu cho đến năm 2013, tức là sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.
Nh́n chung, ta thấy cả ba bên, từ TT Obama đến hai chính đảng, đều có tương nhượng. Bỏ lên cán cân, ta thấy Dân Chủ thắng v́ tăng được nợ và cắt chi tiêu quốc pḥng, Cộng Hoà thắng v́ cắt chi tiêu đồng loạt. TT Obama thắng v́ có tiền xài qua khỏi mùa bầu cử năm tới. “Nhà giàu” thắng v́ không bị tăng thuế. “Nhà nghèo” thắng v́ sẽ không bị cắt an sinh xă hội. Nước Mỹ thắng v́ khỏi vỡ nợ.
Ai thắng nhiều, ai thắng ít?
Cái thắng của TT Obama chỉ là tránh được một đề tài tranh cử nhức răng nhỏ thôi. Cái thắng của Dân Chủ -cắt chi tiêu quốc pḥng- sẽ được Al Qeada và Khaddafi hoan hô. Cái thắng của “nhà nghèo” -không cắt an sinh xă hội- là chuyện đương nhiên. Từ nửa thế kỷ nay, chưa có khi nào quyền lợi an sinh xă hội đă bị cắt. Do đó, cái thắng của Dân Chủ và “nhà nghèo” thật ra không phải là thắng.
Cái thắng lớn nhất là của Cộng Hoà: vừa ép TT Obama cắt chi tiêu 2.400 tỷ, vừa không cho TT Obama tăng thuế ǵ hết. Có thể nói một chiến thắng vĩ đại cho đảng Cộng Hoà, và đặc biệt là cho Phong Trào Tea Party, v́ đây chính là hai đ̣i hỏi quan trọng nhất của phong trào này.
Có thể là “80% dân Mỹ muốn tăng thuế nhà giàu” như TT Obama đă nói, sự thật là tổng thống và đa số các dân cử Cộng Ḥa cũng như Dân Chủ cuối cùng đều phải đồng ư chẳng tăng một xu thuế nào. Trong khi điều đ́nh, TT Obama khẳng định ông sẽ không chấp nhận bất cứ giải pháp nào mà không có tăng thuế. Ông cảnh cáo dân biểu Cộng Hoà Eric Cantor “đừng tưởng tôi tháu cáy” (Don’t call my bluff, Eric!). Hoá ra ông tháu cáy thật. Và bị bắt ngay tẩy. Có lẽ sau khi căi nhau cả tháng trời, TT Obama mới “ngộ” ra được tăng thuế làm chậm lại phát triển kinh tế và bây giờ không phải là lúc tăng thuế.
Ai cũng thắng hết? Thế th́ ai thua? Dĩ nhiên là phải có người thua. Đó là… dân Mỹ.
Dân Mỹ thua v́ nước Mỹ sẽ tiếp tục ngụp lặn trong nợ nần. Đúng với mô thức Obama, làm ǵ cũng “kỷ lục”, đây là quyết định tăng nợ lớn nhất lịch sử Mỹ, và mức nợ mới, 16.700 tỷ cũng là kỷ lục mới. Trong một nhiệm kỳ của TT Obama, mức công nợ của Mỹ đă tăng 6.100 tỷ, xấp xỉ bằng mức tăng trong 16 năm dưới hai TT Clinton và Bush.
Một ngày sau khi TT Obama kư luật tăng nợ trần, mức công nợ tăng 239 tỷ ngay lập tức. Tô phở nóng phải ăn ngay kẻo nguội mất ngon. Mức nợ tổng cộng leo lên 100% tổng sản lượng quốc gia ngay. Lần cuối cùng mức công nợ bằng tổng sản lượng quốc gia là vào năm 1947, cao điểm xây dựng lại Mỹ và cả Âu Châu sau thế chiến thứ hai.
Dân Mỹ có ư thức chính trị không thấp lắm, đă phán quyết ngay: chỉ có chưa tới 40% ủng hộ giải pháp mới đưa ra, theo thăm ḍ của USA Today.
Các “bác sĩ” ở Wall Street cũng bắt mạch và phán quyết. Thứ Hai 1/8, quốc hội thông qua việc tăng nợ trần: Dow Jones rớt hơn 260 điểm. Thứ Năm 4/8, một ngày sau khi mức nợ tăng 239 tỷ: Dow Jones rớt hơn 500 điểm. Thứ Sáu 5/8, tung lên rớt xuống cả 400 điểm. Thị trường chứng khoán trồi sụt giống hệt như Tháng Mười 2008 khi khủng hoảng ngân hàng bùng nổ. Trong cả tháng tranh căi về nợ trần, Dow Jones đă rớt khoảng 1.500 điểm và, nói như một vị độc giả đă diễn giải, TT Obama đă làm kinh tế mất 1.800 tỷ trong một tháng. Chưa chi đă nuốt chửng ba phần tư mức nợ mới được tăng rồi. Chắc tuần sau lại phải căi nhau để tăng thêm vài ngàn tỷ nợ nữa. Wall Street không nh́n việc tăng nợ trần như một giải pháp, mà trái lại coi đó như chuyện mở cánh cửa cho mức nợ tiếp tục tăng. Và sẽ tăng nữa trong tương lai.
Quan trọng hơn nữa, điểm tín dụng của nước Mỹ đă bị công ty thẩm định tín dụng Standard & Poors hạ từ AAA xuống AA+. Đây là lần đầu tiên điểm tín dụng của nước Mỹ bị hạ trong lịch sử. Một cách cụ thể, tất cả lăi suất sẽ tăng, kể cả lăi suất nợ mua nhà, mua xe, thẻ tín dụng. Và gánh nặng lăi suất trên gần 17.000 tỷ công nợ sẽ làm kinh tế không ngóc đầu lên được.
Trong khi nước Mỹ đi vào khủng hoảng th́ TT Obama không trốn trong hầm chống bom nguyên tử, mà b́nh chân như vại đi vận động một tỷ để tranh cử: $35.000 một phần ăn tại Chicago, $71.000 tại Nữu Ước. Tổng Thống của dân nghèo! Tại sao các tài phiệt Chicago và Wall Street lại đi ăn, đóng góp tiền cho TT Obama, một người suốt ngày xỉ vả nhà giàu và đ̣i tăng thuế nhà giàu? Tại v́ họ hiểu rất rơ “đừng nghe những ǵ Obama nói, …”
Chiến thắng của Cộng Hoà đă gây phẫn nộ trong giới cấp tiến. Trên New York Times, nhà báo Paul Krugman, người đă được giải Nobel kinh tế, tố TT Obama đă đầu hàng vô điều kiện phe cực đoan thiên hữu, và nhà báo Ross Douthat cho là tổng thống đă thất bại (failed presidency). William Galston viết trên The New Republic: TT Obama nhập nhằng không kiên định lập trường, và đó không phải là đức tính của một tổng thống, nhất là khi thay đổi lập trường v́ lá phiếu của cử tri.
Họ coi chiến thắng của Cộng Ḥa là hậu quả của một TT Obama quá yếu. Cựu bộ trưởng Lao Động của TT Clinton, Robert Reich, viết trên Washington Post, công khai chê TT Obama không có khả năng lănh đạo. Bà cấp tiến chanh chua Maureen Dowd trên New York Times cho rằng chúng ta đang chứng kiến cảnh TT Obama từ từ biến dần thành TT Carter.
Trên các diễn đàn cấp tiến Salon và Huffington Post, hàng ngàn “fans” của TT Obama đă lên tiếng: tổng thống không xương sống, khách hàng lư tưởng của mấy ông bán xe cũ, con nai ngơ ngác trước các thợ săn Cộng Ḥa,…
Theo bà Arianna Huffington, chủ diễn đàn Huffington Post: không ai tin ưu tiên số một của TT Obama là tạo jobs, mà đó là tái đắc cử.
Nhưng chiến thắng này của Cộng Ḥa có thể là con dao hai lưỡi.
Phải nói ngay là trong thời gian qua, uy tín và hậu thuẫn của TT Obama đă xuống tới mức thấp nhất từ ngày ông tuyên thệ nhậm chức. Theo Gallup, chỉ có khoảng 40% hậu thuẫn ông. Quan trọng hơn nhiều, trong khối độc lập không đảng nào, tức là khối nắm quyền sinh sát trong mọi cuộc bầu cử, tỷ lệ ủng hộ của TT Obama đă rớt từ 55% năm 2008 xuống c̣n trên 30%. Họ trách ông đă không có khả năng lănh đạo, không t́m ra được đồng thuận để lănh đạo cả nước, đă có tính phe đảng nặng, chung vai sát cánh với cánh tả của đảng Dân Chủ, tạo nên mâu thuẫn và tranh căi ngày một lớn trong chính trường Mỹ. Ông không c̣n là tổng thống của cả nước Mỹ nữa mà đă trở thành tiếng nói và người bảo vệ quyền lợi của nhóm cấp tiến thiên tả của đảng Dân Chủ. Từ đó mất hậu thuẫn của khối độc lập.
Quyết định nhân nhượng và thoả hiệp của TT Obama, mang lại chiến thắng cho Cộng Hoà, là một quyết định có tính toán rất kỹ: hy vọng sẽ được khối độc lập ủng hộ. Như vậy, TT Obama sẽ giữ được phiếu của cấp tiến, t́m lại được một số lớn phiếu độc lập, và ông sẽ thấy hy vọng đắc cử tăng lên lại rất nhiều. Do đó, mới có chuyện oái ăm là Cộng Hoà đại thắng, mà TT Obama cũng… vui, v́ ông được tiếng là hoà hoăn, và nhất là v́ chuyện tăng nợ lần tới sẽ chỉ xẩy ra sau ngày bầu tổng thống Tháng Mười Một năm 2012. Tính toán của ông đúng hay sai, ta chờ xem. Có khi khối độc lập cũng nghĩ TT Obama không phải là ḥa hoăn mà là không xương sống, không đủ khả năng và nghị lực để làm tổng thống?
Cộng Ḥa thắng, cá nhân TT Obama thắng. Phe cấp tiến cực đoan, là thành phần cử trị cốt lơi của TT Obama, lại thua đậm trong cuộc tranh căi vừa qua. Cả nước Mỹ thua đậm khi vẫn c̣n ngụp lặn trong nợ, với lăi suất cao hơn nữa.
Dù sao th́ cuộc chiến ngân sách chỉ mới qua được một cửa ải. Chuyện tiếp theo là thành lập một ủy ban lưỡng đảng để quyết định cắt 2.400 tỷ chi tiêu ở đâu và tăng thuế hay không. Cả hai đảng sẽ tuyển lựa những cao thủ nặng kư nhất để tranh tài trên đỉnh Hoa Sơn Capitol Hill từ giờ đến cuối năm, cũng là những ngày tháng chuẩn bị tranh cử cho cuộc bầu Tháng Mười Một năm tới. Có nhiều hy vọng các vị dân cử Dân Chủ cũng như Cộng Ḥa, sẽ coi chuyện tái đắc cử quan trọng hơn là chuyện cứu nguy kinh tế Mỹ. Bảo đảm cuộc chiến sẽ không thiếu cảnh “gió tanh mưa máu”. Chính đó mới là lư do điểm tín dụng của Mỹ bị hạ. (7-8-11)
Giải thích cho rơ: Một độc giả tố “ÔNG VŨ LINH LÀ CON NGƯỜI VÔ ƠN NGƯỜI ĐĂ CỨU MẠNG M̀NH, ÔNG CÓ BIẾT RẰNG TT CARTER CÓ QUYỀN "PHỦ QUYẾT" MẶC DẦU QUỐC HỘI VÀ NGHỊ SĨ ĐỔNG Ư” (chữ in lớn!). Chuyện đón nhận dân tỵ nạn không phải là ư muốn cá nhân của TT Carter mà đă có luật. Luật đầu tiên "The Indochina Migration and Refugee Assistance Act", được Quốc hội Mỹ thông qua và TT Ford ban hành ngày 23 tháng 5, 1975, khi ông Carter c̣n đang trồng đậu phộng ở Georgia. Đến năm 1977 khi Quốc hội quyết định nâng mức đón nhận thuyền nhân th́ TT Carter cũng chẳng thể đi ngược sự xúc động của dân Mỹ và thế giới khi ấy mà phủ quyết. Sau đó là nhiều đợt can thiệp và cứu giúp của các chính quyền TT Reagan và TT Bush (cha) mà có độc giả nói là thủ phạm vụ ám sát TT Kennedy! Việc phê phán đúng sai về chính sách kinh tế không nên xuất phát từ những cảm tính như vậy.
Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email:
Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.
VB