-Mặt nước giếng sau nhà bà Phạm Thị Phượng ở thôn Dầu Sơn (Suối Tân, Cam Lâm, Khánh Ḥa) phủ một lớp váng xỉn, thành giếng đóng màu đỏ quạch (ảnh).
Giếng nước phủ lớp váng xỉn.
Nước bơm từ giếng lên có màu vàng sậm như nước hèm bia, bốc mùi tanh. Ở các nhà bên cạnh nhà bà Phượng, t́nh trạng giếng nước cũng tương tự. Nước giếng được bơm lên bể, qua mấy tầng lọc nhưng vẫn đùng đục như nước vo gạo. “Nhiều năm nay chúng tôi phải dùng nước này, bởi không có nguồn nước nào khác” - bà Phượng nói.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND xă Suối Tân cho biết, nước thải từ Khu công nghiệp Suối Dầu chảy ra theo hai mương chính. Một mương chảy ra cánh đồng Đất Lớn (thôn Đồng Cau), một mương chảy ra cánh đồng Bàu Cỏ (thôn Dầu Sơn). Giếng nước của khoảng 130 hộ dân hai thôn này ở dọc hai mương nước thải bị ô nhiễm, không cho nước sạch.
Nhiều năm nay, UBND xă liên tục báo cáo, kiến nghị lên UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh về t́nh trạng này. Sở lấy mẫu nước giếng một lần, thông báo kết luận là nước giếng không sạch do đặc điểm địa chất ở khu vực! Kỳ họp HĐND tỉnh Khánh Ḥa vừa rồi, người dân Suối Tân tiếp tục kiến nghị Sở TN&MT, Sở Y tế kiểm tra, xử lư t́nh trạng ô nhiễm giếng nước. Nhưng đến nay, họ chưa thấy hai Sở có động thái ǵ.
Theo ông Dương Văn Cần ở tổ 12, thôn Dầu Sơn, năm 2006, một công tŕnh nước sạch đă được xây dựng tại thôn Dầu Sơn. Mỗi hộ dân đă đóng một triệu đồng để lắp đặt đường ống, đồng hồ nước. Nhưng họ chỉ được dùng nước sạch vài tháng, rồi những ṿi nước cứ khô khốc cho đến nay. Bởi, công tŕnh nước sạch được xă giao cho chủ thầu tư nhân quản lư, chủ thầu nợ tiền điện bơm nước nhiều tháng, nên bị cắt điện.
Gần đây, một dự án nước sạch khác đang được triển khai, phục vụ khoảng 400 hộ dân tộc Raglay ở Đồng Cau. Người dân có giếng nước bị ô nhiễm ở Đồng Cau và Dầu Sơn đề nghị được góp tiền vào dự án, để đưa nước sạch về nhà. Nhưng đề nghị của họ không được chấp thuận. Ngày ngày, họ phải mua nước sạch để ăn uống, hoặc vẫn phải dùng nước giếng ô nhiễm.
Đ́nh Quân /TP