Triều Tiên dường như sẵn sàng mở một cuộc tập trận quân sự với quy mô lớn hiếm thấy trên Biển Tây trong ngày hôm nay, 27/7- các nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc và thông tin từ các nhóm t́nh báo hôm qua cho biết.
Nhà lănh đạo Kim Jong-il và các quan chức Triều Tiên. Theo một quan chức Chính phủ Hàn Quốc không nêu tên, lực lượng quân đội Triều Tiên đang chuẩn bị cuộc tập trận chung quy mô lớn tại biển Tây bao gồm lục quân, hải quân và không quân. Lực lượng quân đội miền Bắc đă huy động các tàu và máy báy chiến đấu cho cuộc huấn luyện này.
Các lực lượng Triều Tiên thường tiến hành diễn tập quân sự vào cuối tháng 7 với cuộc diễn tập mùa Hè, nhưng theo tin tức từ Hàn Quốc, cuộc diễn tập lần này diễn ra riêng biệt.
Cuộc tập trận “có vẻ sẽ là cuộc diễn tập chung với quy mô lớn, bao gồm lực lượng bộ binh, tàu chiến đấu hải quân và máy bay chiến đấu của không quân”, quan chức trên nói.
Truyền thông Hàn Quốc trích lời các nguồn tin từ chính phủ ở Seoul nói rằng một số lớn binh sĩ Triều Tiên, máy bay chiến đấu MiG-21 và khoảng 20 tàu chiến đang được điều động kể từ tuần trước tại hai căn cứ ở Hoàng Hải.
Các nguồn tin cho rằng cuộc thao diễn quân sự có thể bắt đầu vào hôm nay, 27/7, trong đó sẽ có một cuộc tập trận giả đổ bộ lên bờ biển.
Theo giới phân tích Mỹ, Triều Tiên muốn tiến hành một cuộc thao diễn quân sự vào thời điểm này trong năm, nhưng sự điều động cùng lúc các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân là một diễn biến khác thường.
Báo chí Hàn Quốc th́ cho rằng việc diễn tập quân sự là việc làm thường xuyên của miền Bắc, nhưng điều bất thường là lần này nó diễn ra với sự phối hợp các binh chủng, vào đúng thời điểm kỷ niệm 58 năm ngày đ́nh chiến, chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, ngày 27/7/1953
Theo các chuyên gia quân sự, có vẻ đây là cuộc diễn tập để đối phó với việc Hàn Quốc và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chung thường kỳ mang tên “Ulchi Freedom Guardian (Bảo vệ tự do Ulchi)” vào ngày 16/8 tới.
Giới chức chính phủ Hàn Quốc cho biết họ đang "theo dơi sát" các vị trí của Triều Tiên. Nhưng những quan chức này cũng nói rằng không có dấu hiếu nào cho thấy việc điều động quân đội rầm rộ này có vẻ ǵ khác hơn là một cuộc thao dượt.
Giới phân tích nói rằng các đơn vị t́nh báo của quân đội Mỹ và Hàn Quốc đang theo dơi sát các hoạt động tại căn cứ không quân Onchon và căn cứ hải quân Nampo nằm về hướng đông bắc thủ đô B́nh Nhưỡng của Triều Tiên.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới cùng ngày hôm qua tại Washington, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Hải quân Michael Mullen đă không đề cập động thái chuẩn bị cho một cuộc tập trận của Triều Tiên, nhưng bày tỏ lo ngại rằng quân đội của B́nh Nhưỡng “sẽ thực hiện một loại hành động nào đó để lại chống phá Hàn Quốc trong tương lai”.
C̣n lực lượng quân sự Mỹ tại Hàn Quốc nói rằng họ không được phép b́nh luận về các vấn đề t́nh báo, và cảm thấy rằng việc suy đoán về các bản tin trên báo chí là điều không thích hợp.
Vùng biển phía Tây (Hoàng Hải) lâu nay vẫn luôn là một điểm nóng giữa hai miền Triều Tiên.
Trong mấy ngày gần đây, Triều Tiên cảnh báo sẽ trả đũa bằng quân sự nếu Hàn Quốc và Mỹ xúc tiến cuộc thao dượt quân sự hàng năm vào tháng tới. Truyền thông Triều Tiên gọi cuộc thao dượt chung này là một sự đe dọa quân sự công khai và là một sự chuẩn bị tấn công miền bắc bằng vũ khí hạt nhân.
Những chuyển biến ngoại giao tích cực
Các hoạt động thao dượt quân sự ở hai miền Triều Tiên diễn ra giữa lúc có các biển chuyển ngoại giao tích cực.
Lần đầu tiên trong hai năm rưỡi vừa qua, các giới chức chính phủ của hai nước Triều Tiên đă tổ chức một cuộc họp công khai với nhau. Cuộc gặp gỡ diễn ra hôm 22/7, bên lề diễn đàn khu vực ASEAN ở Bali, Indonesia.
Ngay sau cuộc hội đàm bất ngờ đó, Mỹ đă mời nhà ngoại giao hàng đầu của Triều Tiên đến New York để gặp gỡ với các nhà ngoại giao của Mỹ trong tuần này và hôm qua, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên đă lên đường qua Mỹ để chuẩn bị thảo luận việc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề giải trừ hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Theo Yonhap, cuộc gặp Triều-Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 28/7. Quan chức ngoại giao của B́nh Nhưỡng sẽ gặp nhóm các quan chức liên chính phủ của Mỹ để bàn về các biện pháp cần thiết sắp tới cho việc nối lại ṿng đàm phán 6 bên đang có nhiều tín hiệu tốt.
Các cuộc đàm phán 6 bên gồm Trung Quốc, hai miền Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản và Nga, đă bế tắc hoàn toàn từ năm 2008. Đến tháng 4/2009, B́nh Nhưỡng chính thức rút khỏi bàn đàm phán. Ngay sau đó 1 tháng, họ cho tiến hành vụ thử hạt nhân thứ hai.
Nguyễn Viết Tổng hợp
theo dt