Quân phục “made in China”
DCVOnline: Bài Quân phục Made In China! này đă được tác gỉa Nguyễn Văn Tuấn đăng trên của blog của ông.
DCVOnline xin mời bạn đọc theo dơi để thấy những tương đồng "ngộ nghĩnh" trong quân phục của Việt Nam và Trung Quốc mà theo tác gỉa: "Nh́n chung, quân phục hai quân đội giống nhau đến 95%".
Đó là tôi nói ở Úc, chứ không phải ở Việt Nam. Bây giờ người dân Úc mới phát hiện rằng quân phục của Hải quân Úc được may ở Trung Quốc. Nhưng sự kiện làm công chúng chú ư là họ viết sai tên nước Úc! Không biết quân phục ở Việt Nam do ai may?
Hôm thứ Sáu, hệ thống truyền thông đồng loạt đưa tin giật gân. Đó là bản tin cho biết quân phục, cụ thể là quân phục hải quân Úc, do người Tàu may. Nhưng điều làm người dân Úc phẫn nộ và uất ức hơn là công ti Tàu thêu sai huy hiệu của hải quân Úc! Huy hiệu của Hải quân Úc là“Royal Australian Navy”, nhưng công ti Tàu thêu thêm một mẫu tự L thành: “Royal Australlian Navy”!
Huy hiệu Hải quân Úc "Made in China" bị viết sai.
Kí giả của đài truyền h́nh số 7 rà soát đường dây may quân phục và phát hiện rằng một công ti may mặc ở Tasmania giao cho một công ti ở Hồng Kông may. Một thượng nghị sĩ Úc nổi giận nói rằng không có ǵ tồi tệ hơn khi quân phục của một quốc gia để cho người nước ngoài may. Ông cho biết ở Mĩ, người ta có luật hẳn hoi qui định rằng quân phục của quân đội Mĩ phải được sản xuất ở Mĩ bởi người Mĩ và vải may cũng là của Mĩ. Vậy mà ở Úc đồng phục quân đội để cho Tàu may. Ai cũng xem đó là một sỉ nhục quốc gia, v́ chẳng lẽ một nước Úc giàu có như thế này mà để cho người ngoài may quân phục? Chả thế mà ông chủ tịch Hội cựu quân nhân Úc nói trong uất ức: Thật không thể chấp nhận được.
Nhân chuyện của người, nghĩ đến chuyện bên nhà. Năm 2009, Thủ tướng ra quyết định thay đổi quân phục Việt Nam. Đây là một quyết định được đánh giá là quan trọng có ư nghĩa chính trị: “Thay đổi mẫu mă quân phục là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng.” Quân phục mới có màu xanh olive, giông giống với màu quân phục của nhiều quân đội trên thế giới. Theo cảm nhận cá nhân, tôi thấy quân phục mới cũng đẹp mắt.
Nhưng so sánh với quân phục Trung Quốc th́ h́nh như quân phục Việt Nam gần như có cùng kiểu cách. Hôm nọ nh́n h́nh Đại tướng Phùng Quang Thanh bắt tay một ông tướng Trung Quốc, tôi ngạc nhiên thấy quân phục của hai ông tướng rất giống nhau. T́m hiểu thêm (như h́nh dưới đây) cho thấy mô h́nh quân phục Trung Quốc (bên trái) rất giống như mô h́nh K8 của Việt Nam (bên phải). Giống như từ màu olive, mũ, đến số nút áo. Nếu có khác nhau th́ chỉ đường viền mũ của quân phục Việt Nam là màu đỏ, c̣n phía Trung Quốc là màu Olive. Nhưng độ dốc của mũ th́ giống nhau. Độ dốc này rất Liên Xô, khác với độ dốc của phe Âu Mĩ vốn thấp hơn và phẳng hơn nhưng ... oai hơn. Nh́n chung, quân phục hai quân đội giống nhau đến 95%. Mô h́nh K8 được thay đổi từ tháng 12/2009, c̣n mô h́nh quân phục Trung Quốc cũng thay đổi trước đó không lâu.
Trong quân chủng Hải quân, quân phục Việt Nam (phải) cũng giống quân phục Trung Quốc (trái). Thật vậy, những sọc áo, mũ và huy hiệu đều giống nhau. Chỉ khác nhau màu: màu xanh của quân phục Trung Quốc đậm hơn màu xanh của quân phục hải quân Việt Nam.
Chẳng những quân phục mà đồng phục công an của Trung Quốc và Việt Nam cũng không khác nhau mấy. Kiểu áo, kiểu mũ và cái móc trên áo đều giống nhau. Chỉ khác nhau ở màu xanh và màu viền của mũ. Không hiểu những chữ trên mũ của Hải quân Trung Quốc viết ǵ, nhưng tôi đoán chắc cũng giống hải quân Việt Nam.
Sự giống nhau đến ngạc nhiên như trên dẫn đến thắc mắc. Nhân câu chuyện bên Úc, tôi không biết quân phục Việt Nam được ai thiết kế? Vải quân phục có phải là vải của ta (Việt Nam)? Quân phục Việt Nam được may ở đâu? Hi vọng rằng quân phục Việt Nam là do người Việt Nam thiết kế, vải của Việt Nam, và do người Việt Nam sản xuất.
TB. Thật ra, nếu để ư sẽ thấy Việt Nam và Trung Quốc giống nhau khá nhiều về danh xưng. Chẳng hạn như Trung Quốc có Quân Đội Nhân Dân, Việt Nam cũng thế: Quân Đội Nhân Dân. Trung Quốc có Công an Nhân dân, lực lượng công an Việt Nam cũng có cùng tên. Trung Quốc có Nhân dân nhật báo, Việt Nam cũng có báo Nhân dân ra hàng ngày. Nói chung hai nước có nhiều điểm giống nhau đến ngạc nhiên.
DCVOnline