Khi nói tới sức mạnh của một chế độ độc tài, tự biên tự diễn, ta thấy sức mạnh ấy tập trung vào một nhúm người qua cách tổ chức chính quyền mặc định chỉ có đảng quyền, đảng trị, c̣n nhà nước, quốc hội, ṭa án, bầu cử, xét xử … chỉ là một thứ copy tam quyền phân lập thô vụng giả vờ nhằm che mắt thế gian vừa là công cụ trấn áp quần chúng. Đó là các chế độ cộng sản c̣n sót lại trên thế giới: Việt cộng, Trung cộng, Bắc Hàn (Hàn cộng) hay độc tài quân phiệt như Miến Điện, Lybia …
Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Vũ khí, người cán binh này dùng là súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ. Nguồn ảnh: baochivn.com
Ngoài “sức mạnh” có được do vô hiệu hóa khả năng dự phần vào chính sự quốc gia của quần chúng, rồi “cấu trúc” tổ chức cai trị một cách quái đản man rợ chỉ thuần dựa vào bạo lực đàn áp, ngồi xổm trên luật lệ … (từ thời cộng sản Nga -khởi từ Staline 1924, Tàu -khởi từ Mao trạch Đông 1949), người ta c̣n liên tưởng tới một sức mạnh khác không thể thiếu: đó là bộ máy quân sự của chúng.
Bài viết này có chủ đích thu gọn trong chủ đề quân sự (việc binh bị, quốc pḥng) của Cộng Sản Việt Nam (VC) hiện tại, 2011. Để bài viết cô đọng, ngắn gọn, một số luận cứ liên quan trong bài sẽ không được chú dẫn v́ đă trở nên một thứ “kiến thức phổ thông” mà bạn đọc nếu có theo dơi, thao thức với hiện t́nh đất nước, ắt phải biết, hoặc chịu khó cập nhật qua mấy tài liệu dẫn chứng chú thích ở cuối bài.
* * *
Thông thường, sức mạnh quốc pḥng của một nước nằm ở 2 b́nh diện chính, là đường lối chính trị (chính sách), và khả năng quân sự (vũ khí cho việc binh bị)
A – Khả năng quân sự
Trước 1975:
Sau Genève 1954, VC miền Bắc dành 4 năm để nô dịch hóa dân chúng, triệt hạ sạch thành phần trí thức chống đối với chủ trương phi nhân của đường lối cộng sản… xong, là họ bắt đầu nghĩ tới việc gây chiến tranh với anh em miền Nam dưới chiêu bài giải phóng, trong khi thực tế, miền bắc rơi vào cảnh đói kém lạc hậu một cách thê thảm, từ đời sống, xă hội, sản xuất… cho đến các b́nh diện khác như kỹ thuật, công nghiệp, giáo dục, y tế (1) kéo dài cho tới năm 1975 khi chiến tranh kết thúc, th́ thử hỏi làm ǵ c̣n có thể “giải phóng” cho ai???
Một miền Bắc đói nghèo 1960, không lo phục hưng kinh tế, xây dựng nhân sinh phú cường trong thời b́nh, lại đi gây việc binh đao, th́ thật quá đỗi phi lí…
Nhưng dù sao mặc ḷng, điều trước tiên là họ phải vận động sao cho có súng đạn mà không phải mua, th́ mới tiến hành chiến tranh được!
Cho tới nay, về việc này (động cơ chiến tranh), dữ liệu của lịch sử từ các nguồn khác nhau vẫn chưa cho ta một sự thực hữu lư thống nhất. Ư định chiến tranh, theo tôi, không chỉ phát xuất từ Hồ Chí Minh với việc ông ta qua xin Krouchtchev viện trợ vũ khí để đánh miền Nam hồi 1959 (2), mà trong cái nh́n toàn cục, để tiếp tục nhuộm đỏ thế giới theo chủ trương của Staline (và đàn em là Mao trạch Đông), th́ việc Nga cộng và Tàu cộng hậu thuẫn cho Bắc Việt tiến đánh miền Nam Việt Nam là xuất phát từ chủ đích của 2 nước cộng sản lớn này. Đồng thời, nhằm duy tŕ thế đối đầu gây hấn với Mỹ và phương Tây, cộng sản quốc tế không ngừng tiếp tay cho các đảng cộng sản manh mún tại các quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Philippines, Malaisia …) trong ư định không chút dấu diếm: Nhuộm đỏ thế giới. Thế nhưng ư định này gặp phải 2 bức tường ngăn là Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập 1949 và Liên Pḥng Đông Nam Á (SEATO) thành lập 1954, nhằm tạo một “hàng rào” liên minh quân sự ngăn làn sóng đỏ của cộng sản mà vào lúc bấy giờ, khí thế cộng sản đang hồi sung măn sau khi chiếm được Hoa Lục (Tưởng Giới Thạch thua trận, chạy ra bán đảo Đài Loan thành lập Trung Hoa Dân Quốc 1949) và Bắc Hàn (Hiệp Ước Bàn Môn Điếm 1953)!
Do vậy, VC miền Bắc, thực chất là cánh tay nối dài của cộng sản quốc tế, chỉ là kẻ lấy gươm đao từ người ngoài mà đánh anh em trong Nam qua chiêu bài “chiến tranh thần thánh” mà thôi. Sử VC c̣n ghi, HCM từng đ̣i “đốt cả dăy Trường Sơn”, hoặc bất chấp “sông cạn, núi ṃn” cho mục đích cơng rắn cắn gà nhà đầy phản quốc và nhơ nhuốc này. Tác giả Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên, (con trai của ông Vũ Đ́nh Huỳnh từng là bí thư của Hồ) cũng tiết lộ 1 chi tiết quan trọng: Lê Duẩn từng tuyên bố trong một cuộc họp với thuộc hạ ở bắc bộ phủ về việc chiến tranh với miền Nam: “Chúng ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc…”. Đây là những nhận thức tối thiểu để nhận ra tính cách Vô Tổ Quốc của người cộng sản.
Hồi cách đây 40 năm, người Việt 2 miền c̣n bị lừa, thế giới tự do c̣n bị lừa về tiêu ngữ tuyên truyền nào là “giải phóng”, nào là “đánh Mỹ”, nhưng tới nay sau 36 năm chiến tranh kết thúc, sự thực đă được phơi bày rơ tới nỗi chỉ những người tự lấy tay bịt mắt mới không nhận ra.
Do vậy, trong suốt cuộc chiến từ 1960 – 1975 với miền Nam, một sự thực hiển nhiên là VC hoàn toàn được Nga và Trung cộng tiếp tế đạn dược, khí tài chiến tranh. Lượng khí tài này được tiếp tế theo nhiều đợt trong nhiều năm, và chấm dứt –một cách tự nhiên- năm 1975.
Không Có Ḥa B́nh Sau 1975:
VC mừng vui lănh “chiến thắng” từ việc Mỹ bỏ rơi miền Nam 30/4/1975 chưa được mấy ngày th́ “người anh em” Campuchia, được người “anh lớn” Trung cộng viện trợ cố vấn quân sự và vũ khí, đă bắt đầu các hoạt động quân sự “gặm nhấm” ngay từ 5/5/1975 với việc đột kích vào đảo Phú Quốc như chỗ không người, rồi tiến chiếm đảo Thổ Chu… cho tới lúc cao điểm là tiến sâu vào nội địa VN, cướp bóc và tàn sát hàng ngàn dân VN ở Ba Chúc, An Giang tháng 4/1977, th́ Hà Nội mới phát động chiến tranh với người anh em cộng sản này.
Vậy trong chiến tranh Tây Nam với Khmer đỏ (1977 – 1988), hiển nhiên là VC không thể nào c̣n được Trung cộng cho vũ khí nữa. Nguồn vũ khí c̣n mới toanh mà họ được Nga, Trung cọng cho trước 75 c̣n đó, cộng với “chiến lợi phẩm” thu được ở miền Nam (của Mỹ và các nước đồng minh, VNCH … để lại) sau 75, đă là “vốn liếng” chủ chốt cho cuộc chiến này.
Thế nhưng vốn liếng này không ở lâu trong túi Hanoi.
2 năm sau phát động chiến tranh Tây Nam với Khmer đỏ, th́ Hà Nội lại chạm trán với đàn anh cộng sản Trung Quốc khi Đặng tiểu B́nh “dạy cho VC 1 bài học” kéo dài 26 ngày từ 17/2/1979.
VC, tới lúc này, phải duy tŕ cuộc chiến tranh kép: Tây Nam và Tây Bắc. Do đó, lượng vũ khí mà họ xử dụng đă hao tổn rất nhiều, mặc dù khi chiếm được Phnom Penh 7/1/1979, họ đă thu được nhiều chiến lợi phẩm do quân Pon Pot bỏ chạy v́ ră ngũ, không kịp phá hủy hay mang theo vũ khí, đạn dược, mà thực ra số lượng vũ khí này cũng đồng chủng với thứ mà VN đang có: đều do Trung cộng (phần nhiều) và Nga cộng, Tiệp Khắc (ít hơn) chế tạo.
Bằng chứng việc nguồn vũ khí ngày càng trở nên thiếu thốn khi chống đỡ cuộc chinh phạt của Trung cộng 1979, là họ kêu cứu khẩn cấp điện Kremlin, và Nga xô đă nhanh chóng đáp ứng. Ngày 19/2/1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Nga Xô tới Ha Nội hậu thuẫn cho VC, viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Pḥng, đồng thời vận chuyển một số sư đoàn bộ binh chủ lực của Việt Nam đang đánh nhau với Khmer đỏ từ Campuchia về bằng máy bay vận tải. Ngày 21/2/1979, một tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak của Nga cộng tiến về phía vùng biển Việt Nam. Nga cũng đă bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân và vũ khí từ Nam ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Nga Xô và Bulgaria chở khí tài chiến tranh bay tới Hà Nội. Nga cũng yêu cầu Trung Quốc rút quân, như một tín hiệu ngoại giao cho thấy họ đứng đàng sau Ha Nội, trong khi Jimmy Cater đứng đằng sau Đặng Tiểu B́nh trong trận chiến Tây Bắc 1979 này.
Theo các tài liệu ghi lại từ nhiều nguồn, cho tới nay, tất cả đều tương đối thống nhất rằng, trận chiến Tây bắc với Trung cộng, VC đă thắng nhưng phải hao tổn quá nhiều nhân mạng (26.000 lính, chưa kể số lớn thường dân, mà để che đậy thực chất phi nhân độc ác của ḿnh, chế độ Hà Nội luôn bưng bít thông tin một cách vô nhân đạo với quần chúng cũng như thân nhân của các gia đ́nh có người đi lính tử nạn trong cuộc chiến 1979).
Do đó, một điều hiển nhiên là nguồn vũ khí của Hà Nội cũng lưng vơi rất nhiều nhưng họ không c̣n biết dựa vào đâu để bổ sung, v́ nhiều lẽ.
Thứ nhất, Nga xô chỉ viện trợ “nóng” khi có chiến tranh (như 1979) chứ không có lư do ǵ để tiếp tục tăng viện cho Hà Nội khi đă hết chiến tranh; bản thân Nga cộng cũng đang lún vào suy thoái và khủng hoảng trầm trọng trong chế độ khét tiếng độc tài phi nhân này (tiền đề cho cách mạng nhung 1990 sau này) cho nên họ tự lết đi cũng c̣n chưa muốn nổi, lấy ǵ cưu mang đàn em Hà Nội!
Thứ nh́, về phần ḿnh, Hanoi cũng khủng hoảng không kém với chính sách quái đản “ngăn sông cấm chợ”, đánh Hoa kiều ở Chợ Lớn, triệt tư sản (thực chất là để cướp bóc của cải), trả thù, bỏ tù người tài ở miền Nam…
Năm 1979, chỉ mới 4 năm sau 1975, mà Hà Nội đă “đổi tiền” tới 3 lần. Việt nam chỉ c̣n là một vùng đất chết, từ Nam chí Bắc một bầu khí nghẹt thở ảm đạm đói kém lan tràn (3), tới nỗi dân chúng dấy lên phong tào tự phát: Vượt biển!. Đây là lúc những tên tội đồ bắc bộ phủ lại nảy ra sáng kiến quái ác mới: bán băi cho người vượt biên lấy vàng lá chở ra Ha Nội nhập kho! Nhưng đây lại là một đề tài tôi sẽ viết vào một lúc khác!
Chiến Tranh 1984
Giữa lúc Ha Nội áp dụng một chính sách quái đản như thế, thực lực kinh tài của cả nước đang lao xuống dốc nhanh chóng, th́ xảy ra tranh chấp biên giới 1984 với Trung cộng qua vụ núi Lăo Sơn, Vị Xuyên, Hà Tuyên (đây là cuộc chiến biên giới với Trung cộng lần thứ nh́, lần này, Trung cộng chủ đích gây hấn cốt làm cho VC chảy máu. Chú ư là hiện trạng lúc này, “hiến pháp” của VC có ghi 1 điều khoản quan trọng: “Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp của VN”).
Một lần nữa nguồn vụ khí dự trữ ít ỏi c̣n lại của Hà Nội sau cuộc chiến 1979 lại phải đem ra dùng đánh nhau với Trung cộng cho tới 1989 mới đi đến 1 kết thúc bại trận với nhiều thua thiệt cho VN: hao người (con số mà Hà Nội công nhận là 3700 lính tử trận, thực tế chắc chắn cao hơn gấp bội!) hao của, mất hằng trăm cây số đất về tay Tàu cộng (so với biên giới chính thống v́ kẻ chiến thắng vừa đánh vừa dời cột mốc biên giới lùi sâu vào nội địa VN), sau 2 cuộc chiến “anh em cộng sản” tương tàn này!
Nhưng nổi bật hơn hết sau biến cố này là nguồn vũ khí họ c̣n trong tay lại trở nên thiếu hụt hơn nữa. Các nguồn tài liệu c̣n ghi lại cho tới nay, cho thấy không có sự hậu thuẫn hay viện trợ nào cho Hanoi từ phía Nga cộng như hồi 1979 nữa. Đây là thời điểm xảy ra thảm họa nhà máy điện hạch tâm Chernobyl (1986) và chỉ c̣n vẻn vẹn 4 năm nữa là đế quốc cộng sản USSR đi vào cơi thiên thu! Th́ lấy đâu ra “nguồn” sữa ngọt cho Hanoi bám vào mà kư sinh như những năm xưa nữa! Cũng phải thôi!
Cho đến thời điểm 1989, VC ở vào t́nh thế cô độc nhất so với trước đó, ta tạm điểm mục một vài như sau:
1 – Trở thành kẻ thù với Trung cộng, do đó thay v́ được Trung cộng tiếp tế quân trang quân dụng như thời chiến tranh với miền Nam quốc gia trước đây, VC bị làm chảy máu thêm tới 2 lần, cả vũ khí cho tới các nhu yếu dân sự, lẫn hậu thuẫn về ngoại giao trên thế giới.
2 – Nga cộng, và các nước trong khối Varsovie đang đi vào cơi chết, do đó toan tính “làm đĩ” 2 nơi của VC bị phá sản. Nghĩa là không c̣n dựa dẫm và Trung cộng hay Nga cộng được nữa!
3 – Lệnh cấm vận của Mỹ áp dụng cho Hà Nội sau 75 đang c̣n hiệu lực sờ sờ ra đó, như 1 bức tường chắn sừng sững không lối thoát!
Với thế giới bên ngoài, chế độ Hà Nội bị cô lập bởi thù cũng như bạn.
Trong nước th́ lộ rơ mặt thực là một chế độ tráo trở tàn ác mất ḷng dân, mất ḷng đồng đội (vụ hăm hại Trần Xuân Bách 1990, Bùi Tín tị nạn chính trị ở Pháp, CLB Những người kháng chiến cũ Nguyễn Hộ li khai 1991, Trần Độ manh nha đối kháng để rồi bị khai trừ khỏi đảng 1999 …, Vũ Thư Hiên đào thoát tị nạn ở Nga và viết hồi kư Đêm Giữa Ban Ngày vạch trần bộ mặt VC), phi nhân trước dư luận thế giới (“boat people”-thuyền nhân- một “thuật ngữ” bi thương ra đời như để chỉ mặt trâng tráo vô nhân của VC…)
Lúc này, Hà Nội đang đăm đăm một nỗi canh cánh duy nhất: tránh thoát sụp đổ! V́ thế, tập đoàn bắc bộ phủ lại trơ tráo vô liêm sỉ quay lại với Trung cộng, kẻ mà mới hơn 1 năm trước c̣n là kẻ thù ở cách 1 tầm đạn. Cái gọi là “hiến pháp” 1992 ra đời kế đó đă xóa bỏ hẳn cái điều khoản ghi vào sau cuộc chiến 1979 “coi Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp”! Tất cả mọi mầm quy thuộc một cách vững chắc vào “thiên triều” Trung cộng bắt đầu từ đây. Nhưng đó là từ phía VC.
C̣n phía Trung cộng? Làm sao “tên vô ơn phản trắc” vừa mới đọ súng với ḿnh mà được Trung cộng chấp nhận dễ dàng? Nhưng t́nh thế thế giới đă biến đổi quá lẹ và toàn diện sau khi Nga và cộng sản Đông Âu sụp đổ, do đó, cục diện thế giới cũng thay đổi theo. Các nước cộng sản ít ỏi c̣n lại này ngay lập tức t́m về tựa lưng nhau như một phản xạ tự nhiên! Trung cộng tuy chấp nhận cho tập đoàn bắc bộ phủ khấu đầu quy thuộc, để có vây cánh, thuộc hạ trong một thế cục thế giới mới, nhưng có điều chắc chắn: Trung cộng sẽ không bao giờ là nguồn cung cấp vũ khí cho Hà Nội nữa dù là bán (chứ huống ǵ là cho không như xưa nữa)!!! Đây là một sự thật hiển nhiên.
Sau biến cố Đông Âu sụp đổ 1990, VC đă thở phào khi thoát nạn sụp đổ nhưng ta hăy ghi nhận như sau đây các hiệu ứng kèm theo từ các sự kiện vừa kể trên:
- Theo đà chuyển tự nhiên của t́nh h́nh, một khi VC đă quy thuộc thiên triều Trung cộng rồi th́ hệ quả rơ nhất là không c̣n đối kháng (có thể ví von như một nàng girl, khi đă cho trai vào buồng rồi th́ làm ǵ c̣n “dấu” dao dưới gối để thủ tiết?), nghĩa là việc binh bị Hà Nội gần như “bỏ ngỏ”. Tại đây, người đọc sử có thể thấy rơ tính phản quốc của VC: nói ǵ, làm ǵ…là cốt để sống c̣n chứ không hề quan tâm tới tổ quốc, đồng bào!
- Giả sử VC không “bỏ ngỏ”, th́ việc t́m mua vũ khí để củng cố quốc pḥng với Hanoi là điều không thể do các lí do sau:
a/ Không có tiền. Thực tế, Hà Nội chưa bao giờ có thể tự trang bị khí tài chiến tranh (mà họ luôn là kẻ đi xin). Và để có khả năng đó, Hà Nội phải là một chế độ dân chủ biết huy động toàn lực nhân tài của đất nước, khi “ăn nên làm ra”, chính quyền trung ương mới hoạch định ngân sách mua dần súng đạn, quân trang, quân dụng để pḥng bị việc binh cho đất nước. V́ số ngân khoản chi dụng cho quốc pḥng rất lớn mà lại “vô dụng” nằm ́ (khi chưa có “biến”), cho nên phải có sách lược kín kẽ trong thời gian dài mới làm đầy kho chứa được! Lời kêu gào “vẫn c̣n nghèo” của Nguyễn Tấn Dũng mới đây tại Hội nghị thường niên ADB (Asian Development Bank) lần thứ 44, trưa thứ Năm, 5/5/2011 ở Hà Nội ḥng tiếp tục “ngửa tay ăn mày” thế giới đă nói lên thực trạng đó: từng cây cầu, từng con đường, từng “dự án” nhỏ to nào về dân sinh trên toàn quốc, VC đều đi xin thế giới. Vậy th́ không làm sao Hanoi có tiền để đi mua vũ khí được!
b/ Không biết mua ở đâu, bởi theo thống kê của Viện nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế Stockholm SIPRI, th́ các tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới đều ở Mỹ và Châu Âu. Mỹ lại là nước kiểm soát vô cùng chặt chẽ việc mua bán vũ khí trên thế giới, nhất là với các nước cộng sản, hoặc độc tài quân phiệt như Miến Điện, hay Hồi giáo quá khích ở Trung Đông. Việc Ha Nội có thể mua được vũ khí từ các hăng của Mỹ và Châu Âu là không bao giờ! Nếu có chăng, Ha Nội chỉ mua “chui” được một ít lẻ tẻ từ Miến, Ấn Độ, cũng chả là bao! C̣n mua từ những nước khác “bất hảo” quy tụ quanh Trung cộng th́ chắc chắn Bắc kinh đă cấm cửa!
- Năm 1994, TT Bill Clinton xóa lệnh cấm vận cho Hà Nội. 1996, Mỹ thiết lập bang giao cấp đại sứ với VC. Việt Nam trở nên một “thị trường” rẻ bèo về nguồn nhân công, năng lượng, dịch vụ… cho tư bản Mỹ và phương Tây theo chân Mỹ ùa vào mà khai thác. Quan chức VC tranh tiên nhanh hơn hết khi đổi áo từ quân sự, chuyên chính… sang kinh tế… cho tới nay! Việc các đơn vị quân đội VC bỗng chuyển sang làm ăn kiếm chác tranh nhau những “vố” lớn trong các lĩnh vực dân sự như viễn thông (điện thoại di động, Internet…), địa ốc, du lịch, nhà hàng, chứng khoán, dẫn tới biết bao tha hóa nặng nề trong hàng ngũ “tướng tá” của VC là cả một “cuốn sổ thiên đ́nh” dày cộm!
Nhưng quan trọng hơn hết, việc binh bị bỏ ngỏ, v́ tướng hư th́ binh hỏng.
Người ta có thể ghi nhận hằng ngàn khách sạn, quán nhậu, resort, đua nhau ngốn tiền tỉ, nhưng không hề thấy mọc mới các trường hay trung tâm huấn luyện binh lính, sỹ quan ứng phó cho thời chiến, hầu như tất cả chúng đều được dùng lại từ những ǵ có sẵn cũ mèm từ trước ở miền Bắc, và chiếm dụng từ quân đội quốc gia ở miền Nam sau 1975. Chỉ có hoạt động “nghĩa vụ quân sự” chiếu lệ, nhưng dần dà theo đà tha hóa nhanh chóng của cán bộ VC, các cuộc bắt lính trở nên lỏng lẻo v́ rất dễ hối lộ cho các đơn vị “tỉnh đội, huyện đội, xă đội” để thoát lệnh bắt lính. Các em nhỏ (không tiền hối lộ) sau khi “hoàn thành nghĩa vụ” 3 năm trở về, đă thuật lại những thảm trạng sa đọa trụy lạc ngày càng phổ biến từ những “doanh trại” bộ đội thời b́nh này: có đủ hết những hư hỏng bên ngoài như web sex, CD phim sex, cờ bạc, hối lộ, ma túy nữa!
- Thời hạn (date) của vũ khí: hầu hết các vũ khí mà 2 bên Nam Bắc VN đánh nhau trong 15 năm từ 1960 – 1975, đều là vũ khí cũ từ thời đệ nhị thế chiến c̣n sót lại. Các siêu cường Tư bản – Cộng sản thế giới quả nhiên đă đánh nhau qua 1 nước thứ ba, là Việt Nam, đồng thời là nơi “tiêu thụ” vũ khí của họ c̣n thừa sau đệ nhị thế chiến.