Vốn đăng kư mới của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 5 giảm mạnh so với ba tháng trước đó. Trong khi đó, xu hướng các dự án có quy mô nhỏ đang tăng lên.
T́nh h́nh thu hút đầu tư nước ngoài từ đầu năm 2011 đến nay Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Đồ họa: VĨ CƯỜNG - Ảnh: T.ĐẠM
Nếu như trong tháng 2 và tháng 4, mỗi tháng VN thu hút được nguồn vốn đăng kư mới trên 1 tỉ USD th́ trong tháng 5 chỉ c̣n 320 triệu USD. Tính chung năm tháng đầu năm nay, lượng vốn đăng kư mới cũng chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,52 tỉ USD (bằng 42,7% so với cùng kỳ năm ngoái).
Vốn giảm, dự án nhỏ tăng
Nh́n vào số lượng dự án, 313 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới trong năm tháng đầu năm không phải là con số nhỏ. Nhưng việc tổng vốn đầu tư ít đi trong khi số lượng dự án nhiều chứng tỏ khuynh hướng số vốn đầu tư b́nh quân trên dự án đang nhỏ lại. Điều này cũng phù hợp với báo cáo của các tỉnh, thành về số lượng dự án quy mô nhỏ trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang tăng lên.
TP.HCM là một ví dụ: Dẫn đầu cả nước với 66 dự án mới, vốn đăng kư đạt trên 1,225 tỉ USD. Nhưng chỉ riêng dự án của Tập đoàn First Solar đă có số vốn đăng kư 1 tỉ USD. Như vậy, với 225 triệu USD cho 65 dự án c̣n lại, b́nh quân vốn đầu tư mỗi dự án chỉ đạt chưa đầy 3,5 triệu USD.
Một cán bộ thẩm định dự án đầu tư của Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cho biết trong quá tŕnh xử lư hồ sơ có nhiều dự án vốn đăng kư chỉ vài chục ngh́n USD, thuộc những lĩnh vực không khuyến khích đầu tư nên sở phải từ chối không ít.
Ông Trần Vinh Nhung, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho rằng sắp tới cần kiến nghị Chính phủ xem lại danh mục lĩnh vực kêu gọi đầu tư nước ngoài để sàng lọc, lựa chọn những dự án chất lượng chứ không thể như hiện nay.
Chờ đầu tư từ Nhật
Trong khi đầu tư nước ngoài giảm sút th́ nhiều tín hiệu sáng sủa xuất hiện từ Nhật Bản, đặc biệt kể từ sau khi nước này bị thảm họa động đất và sóng thần vừa qua. Ông Phan Hữu Thắng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài, nhận xét thời gian vừa rồi có nhiều nhà đầu tư Nhật liên lạc t́m hiểu thông tin đầu tư ở VN. Ông Thắng cho biết nhiều công ty nhỏ của Nhật gặp khó khăn nên muốn t́m cơ hội ở VN, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
“Nếu khuynh hướng này trở thành hiện thực th́ sẽ giúp VN rất nhiều. Tôi biết hiện nay các cơ quan quản lư VN đang nghiên cứu t́m biện pháp nắm bắt khuynh hướng đầu tư mới này từ Nhật”, ông Thắng nói. Trong những ngày sắp tới, đích thân ông Thắng sẽ hướng dẫn một đoàn doanh nghiệp Nhật sang làm việc với một tỉnh phía Nam cũng không nằm ngoài mục đích đầu tư.
Thời gian gần đây, hàng loạt công ty Nhật tăng cường vào thị trường VN thông qua việc mua lại cổ phần của các công ty VN. Gần đây nhất là Quỹ đầu tư công nghiệp DI châu Á do Dream Incubator VN và Công ty Orix liên doanh đầu tư mua gần 25% cổ phần của một công ty sữa VN là Nutifood. Hay trước đó là cái bắt tay giữa Tập đoàn Nippon Meat Packers (Nhật) với Công ty cổ phần Con Heo Vàng (Long An) để thành lập liên doanh Nippon Golden Pig...
Theo ông Shinichiro Hori - tổng giám đốc Công ty cổ phần Dream Incubator VN, đơn vị quản lư Quỹ đầu tư công nghiệp DI châu Á, sau khi công bố việc đầu tư vào Nutifood, có hàng chục công ty ở Nhật đă liên hệ hỏi thăm về Nutifood cũng như cơ hội kinh doanh ở VN. Ông Shinichiro Hori cho rằng lĩnh vực sữa nói riêng, lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng ở VN nói chung đang được nhiều nhà đầu tư Nhật quan tâm.
Là quỹ đầu tư với các cổ đông chính là những công ty lớn ở Nhật, Quỹ đầu tư công nghiệp DI châu Á đang kết nối cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp Nhật và VN. Thừa nhận nhiều công ty nhỏ ở Nhật muốn vào VN nhưng rào cản về ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh đă phần nào khiến các doanh nghiệp Nhật chần chừ, nên theo ông Shinichiro Hori, có thể sẽ không h́nh thành làn sóng rầm rộ như cuối thập niên 1990.
Ngoài ra, những khó khăn trong kinh tế vĩ mô ở VN hiện nay cũng làm nhà đầu tư Nhật cân nhắc giữa thị trường VN và các nước láng giềng khác. “Tôi nghĩ VN cần hành động nhiều hơn bởi sức cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài của VN hiện nay không hẳn hơn một số nước khác. Không nên dùng lao động giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh nữa, bởi cái nhà đầu tư cần là lao động có kỹ năng” - ông Shinichiro Hori góp ư.
LÊ NGUYÊN MINH
TTO