10 năm ăn mày đi t́m mẹ (Kỳ 4): Cuộc trốn chạy khỏi tổ quỷ
Kỳ 1: 10 năm ăn mày đi t́m mẹ
Quăng đời lưu lạc 10 năm ăn mày, làm thuê của cậu thiếu niên Cao Văn Quân (ngụ thôn Bắc Mễ, xă B́nh Dương, Hoành Bồ, Quảng Ninh) bắt đầu từ bi kịch người mẹ của cậu bị lừa bán sang Trung Quốc.
3.650 ngày trải qua bao nhiêu đau khổ cùng cực, không ai tưởng tượng được rằng ư chí của cậu thiếu niên này đă giúp cậu chiến thắng mọi vất vả trong hành tŕnh đi t́m mẹ. Hồi kết của câu chuyện trôi qua đă gần 10 năm nhưng nay nhắc lại, Quân vẫn không giấu nổi những giọt nước mắt xót xa cho số phận của người mẹ, và xót xa cho chính cuộc đời ḿnh.
Anh Cao Văn Quân
Vụ mất tích khó lư giải
Quân sinh ra trong một gia đ́nh mà người bố mất sớm, 5 mẹ con rơi vào cảnh bần hàn rau cháo nuôi nhau cho qua ngày đoạn tháng, vất vả so với người đời, nhưng láng giềng ai cũng tấm tắc khen họ hạnh phúc, yêu thương và đùm bọc nhau.
Mẹ Quân sống trong cảnh không có người chồng gánh vác việc kiếm tiền nuôi gia đ́nh. Mọi công việc lớn nhỏ trong gia đ́nh đều đổ lên đôi vai gầy của người phụ nữ gần 40 tuổi ấy. Bà cật lực chạy chợ bán hàng trên Móng Cái, cứ sáng đi chiều về. Gánh hàng rong không thể lo cho đàn con thơ no cái bụng, chứ nói ǵ đến chuyện học. Anh em Quân thất học từ đó và ở nhà phụ mẹ kiếm tiền.
Quân chia sẻ, anh không thể quên được buổi chiều ngày 4 anh em ḿnh bỗng dưng mất mẹ. Chiều hôm ấy mẹ Quân không về, rồi đến đêm bóng dáng mẹ càng thêm hun hút. Quân và người chị luộc khoai cho em ăn đỡ đói, dỗ các em đi ngủ, dù trong ḷng không khỏi lo lắng với suy nghĩ: "Chưa bao giờ mẹ về muộn như vậy, chắc là có chuyện ǵ bất an xảy ra. Không có họ hàng thân thích gần đó, nhà hàng xóm th́ xa nên chẳng biết cầu cứu ai, mấy chị em ôm nhau co quắp nằm chờ qua đêm.
Hai ngày sau đó mẹ Quân vẫn không về. Quân kể: "Lúc này, chúng tôi hoảng loạn thật sự, chạy đi báo bà con cô bác trong làng. Thế nhưng tất cả những người thân trong họ tộc, rồi bà con xóm làng bỏ việc, bỏ nhà đi t́m mẹ giúp chúng tôi cả tháng trời mà không thấy. Tôi nhớ chiều nào cũng vậy, chị em tôi lại bồng bế nhau ra đầu làng đợi những người t́m kiếm xem có tin tức ǵ về mẹ hay không? Nhưng rồi ngày nào cũng phải đối diện với thực tế phũ phàng: Không thấy!..
Người ta họp làng, họp xóm, bàn bạc chuyện giúp đỡ cho mấy đứa trẻ tội nghiệp. Một mặt vẫn không quên việc dặn ḍ những ai đi vùng biên ải buôn bán th́ cố hỏi thăm xem có được tin tức ǵ. Những chuyện con gái bỏ đi ở đây có thể không là chuyện lạ, v́ đă từng có vài người phụ nữ bỏ đi lấy chồng phía bên kia biên giới, vài năm sau dắt chồng con về thăm quê ngoại.
Thế nhưng chuyện mẹ Quân mất tích th́ thực sự là một chuyện chấn động xóm làng, v́ bà đă gần 40 tuổi, lại có đến 4 đứa con ở nhà, có sang kia biên giới th́ cũng chẳng ai lấy, hơn nữa chẳng có người phụ nữ nào lại đang tâm bỏ 4 đứa con đi lấy chồng. Tŕnh báo với cơ quan chức năng nhưng sau nhiều ngày t́m kiếm vẫn không có kết quả, người ta đồn đoán có khi bà bị bắt cóc, người th́ độc miệng dự báo kiểu: Có khi bị cướp rồi bọn cướp giấu mất xác cũng nên.
Sự thật sét đánh ngang tai
Quân ngày ấy mới 15 tuổi. Anh nhớ lại: "Lớn th́ thực sự nói là chưa lớn, chưa trưởng thành, nhưng có lẽ do vất vả từ nhỏ, lại phải chăm sóc mấy đứa em nên tôi có chững chạc hơn so với đám bạn cùng tuổi".
Những ngày ấy, chuyện đau ḷng nhất với anh là phải chịu đựng những tin đồn về mẹ: Có người tung tin là mẹ anh v́ thấy khổ quá nên bỏ các con đi theo người đàn ông khác để có cuộc sống nhàn hạ hơn. Lại có tin đồn, bà đă vượt biên sang đất Trung Quốc đi kiếm tiền, bỏ mặc các con sống chết ra sao th́ ra. Chị em Quân bắt đầu trốn tránh bạn bè và bà con, đến khi đó người ta mới hiểu ra và thôi lời đồn đoán, dèm pha.
Dăm ba tháng trôi qua, rồi nỗi đau cũng dần nguôi. Quân bắt đầu theo người làng đi làm đủ nghề để kiếm tiền phụ chị nuôi các em. Cuộc sống cứ thế trôi đi nặng nề trong cái gia đ́nh chỉ có trẻ con, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trên vai những đứa trẻ mà đáng ra ở tuổi đó chúng đang được đi học, được vui chơi và cơm no áo ấm. Quân vẫn chưa nguôi niềm thương nhớ mẹ, chưa xua được câu hỏi Mẹ ở đâu? C̣n sống hay đă chết? ra khỏi trí óc.
Những ngày nghỉ, Quân thường lên vùng biên đi t́m tung tích của mẹ. Quân kể lại: "Tôi đặt quyết tâm phải t́m thấy mẹ, dù chết cũng phải tận mắt thấy xác, nếu sống phải có tin tức về.
Gần một năm sau ngày mẹ Quân mất tích, một sáng có người phụ nữ lạ mặt t́m đến nhà Quân. Người đàn bà ấy quê tận Sao Đỏ (huyện Chí Linh, Hải Dương) cám cảnh nh́n lũ trẻ rồi mắt đỏ hoe: "Các cháu ơi, sao chúng mày khổ thế. Mẹ mày bị bắt và bán cho một lăo già Trung Quốc rồi. Cô ấy t́m cách trốn về mấy lần đều bị bắt lại, bị đánh cho thừa sống thiếu chết".
Th́ ra người phụ nữ này cũng là nạn nhân của nạn lừa bán phụ nữ nhưng may mắn trốn thoát được về Việt Nam. Trước đó, t́nh cờ bà có gặp mẹ Quân và 2 người đă thống nhất với nhau nếu ai may mắn về được th́ t́m về nhà người kia báo tin để người nhà biết chuyện.
Những ngày tháng sống trong sự chờ đợi xót xa v́ lo sợ có chuyện ǵ xảy ra với mẹ, mấy chị em Quân vẫn le lói niềm hi vọng có ngày mẹ may mắn trở về.
Hôm ấy, cậu bỏ làm về nhà từ giữa trưa, chờ mọi người ăn cơm xong th́ gọi chị và hai em lại tuyên bố trong nước mắt: "Chị và hai đứa ở nhà mạnh khoẻ. Tôi quyết định rồi, tôi đi t́m mẹ về, chừng nào chưa có t́m được, tôi chưa về, mọi người đừng chờ tôi. Nghe xong, ai cũng khóc.
Phút chia ly đẫm nước mắt
Chị gái Quân van nài: "Em ơi, t́m ở đâu, làm sao em đi được, em c̣n nhỏ lắm. Chị xin em. Thế nhưng Quân gạt đi kiên quyết: "Không! Tôi quyết rồi, bao giờ có tin của mẹ, t́m được mẹ th́ tôi mới về. Chị ở nhà cố mà lo cho em út, rồi kiếm lấy anh nào đó tử tế, thương chị, thương hai đứa em ấy, đừng chờ tôi.
Trước khi đi, Quân kiểm đếm chỉ có đủ tiền mua vé xe đến khu vực biên giới. Cậu thắp hương lên bàn thờ cha khấn lầm rầm, xin cho chị ở nhà đủ ăn, khấn cho mẹ ở phương xa gặp nhiều may mắn, cho ḿnh sớm t́m được mẹ. Rồi Quân bước dứt khoát ra cửa.
Bà con làng xóm biết tin, chạy ra giữ chân Quân, nhưng rồi, cái sự nhùng nhằng đó càng làm cho cậu thiếu niên vừa mới lớn quyết tâm ra đi hơn. Cậu ra khỏi làng, t́m đến đường lớn, bắt xe ngược hướng biên giới Móng Cái.
Quân nhớ lại, lúc ra đi, trên người ḿnh chỉ mặc bộ quần áo và mấy chục ngàn đồng. Lên đến cửa khẩu Móng Cái cũng là lúc hết tiền, cậu xin ăn dài ngày. Trong những ngày ấy, dọc những làng, những chợ ven đường biên, người ta thấy một cậu bé gầy c̣m, vừa xin ăn, vừa hỏi thăm tin tức về người mẹ bất hạnh. Những đêm gió mùa đông bắc kéo về như chích da chích thịt, cậu chỉ có một manh áo mỏng, đêm đến phải t́m bao tải chui vào tránh rét.
Nhưng rồi, sau nhiều ngày tháng ăn xin mà chẳng ích ǵ: Chẳng có tiền tích cóp làm lộ phí đi đường, cũng không biết thêm thông tin ǵ về mẹ, Quân nghĩ nếu cứ tiếp tục như thế sẽ chẳng bao giờ có tiền, có cơ hội t́m lại mẹ. Cậu bỏ nghề ăn mày, theo đám cửu vạn biên đi làm thuê. Cậu ra chợ, ra đường biên bốc hàng, kiếm ăn và cóp nhặt từng đồng để mong ngày vượt biên t́m mẹ.
Chuyến đi mạo hiểm
Trong số những người quen biết Quân thời gian cậu làm bốc vác có một người đàn bà tên Liên, đă lấy chồng bên Trung Quốc. Liên ngỏ ư sẽ giúp Quân sang kia biên giới. Người đàn bà này thỏa thuận với Quân: Mọi manh mối kiếm đường đi, tiền nong đều do người phụ nữ này thu xếp. C̣n điều kiện và h́nh thức mà Quân phải trả nợ cho bà th́ sang được hăy tính.
'Dù tôi biết sau sự giúp đỡ nhiệt t́nh của người đàn bà này là hoàn toàn có mục đích. Nhưng nghĩ đến người mẹ chưa biết sống chết thế nào, tôi lại càng quyết tâm ra đi nên nhận lời", Quân tâm sự.
Chọn một đêm tối trời, cả đoàn gồm 4 người, gồm bà Liên, Quân và hai cô gái trẻ theo bà qua biên giới t́m chồng ngoại, Quân nghe gọi tên hai cô là Thơm và Huệ, quê ở Hải Pḥng. Cả đoàn xuống chiếc thuyền thúng bé tẹo teo, cùng chèo sang bên kia sông.
"Đêm ấy, tôi có biết đâu rằng chuyến đi của ḿnh kéo dài 10 năm sau nữa. Đó là đêm mở đầu những ngày trở thành kẻ sống chui lủi, mất quyền công dân, phải trốn trách pháp luật nước sở tại đến khốn khổ" - Quân nói.
Đoàn người bắt đầu lội bộ luồn rừng thâu ngày thâu đêm. Đến ngày thứ ba, họ được một người Trung Quốc đón ở đầu đường lớn với một chiếc xe tải chở lợn. Họ được nhét vào thùng xe bắt đầu một chuyến đi dài.
Trạm trung chuyển là một vùng rừng rậm, họ đem lương khô ra ăn, rồi lại tiếp tục lội bộ, trốn chui lủi để tránh công an Trung Quốc. 10 ngày sau, đói rét và khổ cực, lo lắng, bà Liên thông báo là sắp đến nơi, chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống mới. Nơi họ đến là nhà chồng bà Liên, thuộc vùng Kiên Tŕ (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
Đối mặt kẻ buôn người
Đến nơi, được nghỉ ngơi 3 hôm. Đến ngày thứ tư, từ sáng sớm, khi mọi người đang ngủ th́ nhà chồng bà Liên có 2 ông khách, một ông ở độ tuổi 70, c̣n ông kia chừng 40. Sau một hồi bàn bạc, họ gọi hai cô Thơm và Huệ ra xem mặt. Hai người đàn ông gật đầu, sau đó, bà Liên ra giá 3.000 nhân dân tệ (NDT)/ cô. Bên mua đồng ư và cuộc mua bán nhanh chóng kết thúc. Số tiền này, bà Liên chiếm tất cả coi như là tiền công đă đưa các cô sang đất Trung Quốc lấy chồng ngoại.
Lúc này, chỉ c̣n Quân ở lại, bà Liên mới nói ngọt nhạt với Quân: "Em thấy đấy, lệ phí một người qua đây là 3.000 NDT. C̣n cậu, không bán được, th́ ở lại nhà tôi làm công, khi nào trả xong th́ đi t́m mẹ. Bộ mặt của kẻ buôn người đă lộ rơ. Thắc mắc phải làm việc bao lâu th́ mới hết nợ, Quân được bà chủ trả lời một cách lửng lơ: "Cái đấy c̣n tùy, lúc nào trả hết công nợ, chị sẽ thông báo".
Thế là Quân bị đưa vào rừng làm vườn. Rồi đập đá, xây nhà, công việc của kẻ ở th́ nặng nhọc như con trâu mà ăn uống th́ không được như con vật như lời Quân nói.
Anh kinh hoàng nhớ lại: "Chỉ có cháo củ cải, sáng được đem tới, múc một bát ăn rồi để cả mẹt lại, đến tối tự đốn củi hâm nóng ăn tiếp. 3 năm trời đằng đẵng như thế, tôi bị vắt kiệt sức, không được ra khỏi rừng, hoàn toàn bị cách ly với thế giới bên ngoài, v́ phải làm việc, v́ trên người không có giấy tờ tuỳ thân, bất đồng ngôn ngữ, văn hoá...".
Càng chịu đựng, Quân càng thương mẹ hơn v́ cậu nghĩ ḿnh sức vóc thanh niên c̣n có thể chịu đựng được, chứ phụ nữ chân yếu tay mềm biết sống sao? Quân nói: "Tôi cố gắng vắt kiệt sức lực ra làm để mong bà chủ thương t́nh sớm cho trả hết công nợ để tiếp tục hành tŕnh đi t́m mẹ".
xin hay post ky 3 Please. Nguoi viet minh bi Trung Cong kidnap bat la no le, con viet minh kho so lam than vay ma cai bon Viet giang no van con chua thay thuong tam, thuong nguoi, thuong dan, va dat nuoc.
Kỳ 3: Chàng trai Việt và chuyện t́nh trong ổ buôn người
Một thời gian dài sống trong ổ buôn người đầy cám dỗ và cạm bẫy, người thanh niên nông thôn đến từ Việt Nam đă không bị mua chuộc, cái tâm của cậu lại sáng hơn trong địa ngục trần gian, làm cho những người bản địa thương mến và giúp đỡ.
Chính tấm ḷng lương thiện khiến Quân thay đổi cả cuộc đời cũng như hành tŕnh cứu thoát mẹ của ḿnh.
Ảnh minh họa
Cứu người cùng khổ
Đầu làng, nơi người ta đang rao bán các cô gái Việt Nam. Người làng nghe có đợt đấu giá mới, cũng ra xem chợ người hôm nay có ǵ độc đáo. Chợ gái thế này, chỉ ở đây mới dám hoạt động công khai. Khi Quân tơi nơi thấy mấy gă đầu trọc, mặt mày lạnh tanh, đứng nh́n lơ láo lên trời chờ ngă giá.
Dưới chân hắn là bốn cô gái trẻ đang van lạy thảm thiết, vậy mà thằng cha buôn người mặt vẫn lạnh tanh. Có vài người dân bản địa x́ xồ nhỏ to, có kẻ rơi nước mắt nhưng không dám can thiệp vào chuyện của bọn trời đánh không chết này.
Trong số bốn cô gái, cô kém may mắn nhất tên là Tuyền bị một ông già trên 80 tuổi lắm tiền bỏ ra mua nên cô khóc lóc xin xỏ thảm thiết nhất. Xin măi không được, Tuyền lao đầu vào gốc cây đ̣i tự tử nhưng bọn buôn người đă túm lại để đấu giá.
Cô Tuyền lúc này chỉ biết khóc lóc và nh́n mọi người cầu cứu. Khi Quân đến, nói tiếng Việt Nam và hỏi thăm quê quán cô bắt đầu quay sang Quân cầu xin cứu lấy cô th́ dẫu sau này có làm trâu làm ngựa cho anh cũng được, miễn là cô tránh được kiếp nạn làm vợ lăo già và có cơ hội trở lại quê hương.
Phần Quân, đă là con người với nhau th́ nh́n thấy con người bị kẻ xấu đem ra bán như một thứ hàng hóa rẻ mạt sao mà không xót. Hơn nữa, lại là đồng hương, nhưng làm sao có thể cứu được cả 4 con người trong cạm bẫy kia, giờ phút này biết làm ǵ hơn là nh́n các cô. Nhưng rồi, Quân quyết định phải cứu một cô gái có số phận hẩm hiu nhất. Nhưng bằng cách nào đây? Quân chợt hỏi tay rao giá:
- Ai cũng có quyền mua người chứ?
Hắn lạnh lùng trả lời bằng thứ tiếng Việt lơ lớ:
- Tất nhiên, không cần phân biệt ǵ hết, có tiền là có tất.
- Tôi mua cô Tuyền làm vợ, nhưng chỉ c̣n 2.800 tệ, được không?
- Không được, ông già đă trả 3.000 rồi, anh trả cao hơn th́ lấy người.
Quân nghĩ, số vốn ḿnh cóp nhặt từ lúc sang biên đến giờ chỉ có thế, bỏ hết tiền ra là mạo hiểm quá rồi. Nghĩ một lúc, Quân nài nỉ:
- Tôi cùng là đàn em anh Lải Cào, nể t́nh anh em với nhau đi. Tôi chỉ c̣n ngần ấy tiền thôi?
- Không được, anh em cũng không ngoại lệ!
Hoàn cảnh cuộc đấu giá có sự đột biến. Cô Tuyền lao lại chỗ Quân nép sau anh và kêu cứu. Bà con đứng xem cũng động ḷng, trao đổi ầm ĩ, nói chung là họ ủng hộ cho Quân mua được cô gái Việt Nam. Người ủng hộ Quân mỗi lúc một đông cho đến khi gần như mấy trăm người làng cùng đồng tâm chuộc cô gái về. Họ đă nổi nóng tập thể. Thế là lăo già mua Tuyền sợ xanh mặt xua người nhà chạy mất.
Bọn buôn người vào thế tiến thoái lưỡng nan. Cuối cùng, chúng bàn bạc nhỏ to ǵ đó rồi chấp nhận bán Tuyền cho Quân. Cô Tuyền lau nước mắt những vẫn chưa hết khóc, nh́n ba cô bạn c̣n lại bị đem đi mà không khỏi xót xa.
Dân làng nổi giận
Khi cuộc mua bán đă xong, Quân đem Tuyền về nhà bố dượng và giấu kín trong nhà pḥng ngừa bọn buôn người đến cướp. Sau đó, Quân cùng mấy người bạn chuẩn bị dao, kiếm và súng săn để chuẩn bị ứng chiến. Đúng như dự đoán, một lúc sau, đàn em của Lải Cào hùng hổ kéo đến, mặt đầy sát khí đ̣i người bằng được. Một mặt, Quân nói lư với bọn chúng, một mặt chuyển chỗ ở cho Tuyền an toàn hơn.
Nhưng xem t́nh thế, nếu cứ đơn phương chống với chúng th́ trước sau Tuyền vẫn bị bắt lại, c̣n ḿnh không khéo là thiệt mạng oan. V́ thế Quân t́m cách tranh thủ t́nh người nơi vùng núi này. Mặt khác nhờ mấy người bạn ở làng hiến kế. Họ bảo, ở làng vẫn có lệ, không ai được bắt người của làng đi, thậm chí các cơ quan chức năng muốn bắt người cũng phải có ư kiến của Trưởng làng.
Lập tức nhiều người đến báo với Trưởng làng, họ bảo phải bảo vệ người vô tội. Đặc biệt, họ cũng coi Quân như người trong làng từ lâu, nên khi Quân bảo vệ vợ th́ ai trong làng cũng giúp một tay. Trưởng làng chuẩn bị kế hoạch rồi đến gặp Quân bàn bạc. Trưởng làng đứng ra nói chuyện với bọn cướp người nhưng chúng càng nổi máu côn đồ v́ cho rằng ông bảo vệ những kẻ "mọi lai".
Chúng phá tung một số căn nhà để t́m người và xông vào đánh Quân. Cậu chống trả, bạn bè Quân cũng giúp đỡ. Lúc này, Trưởng làng phẩy tay một cái, từ các ngơ ngách trong làng bỗng túa ra những người là người. Họ là nông dân, trai tráng trong làng cầm theo cuốc xẻng, gậy gộc... để đánh đuổi bọn cướp. Bọn cướp thấy bị vây, đành co cụm lại chờ đại ca đến giải cứu. Một lúc sau, Lải Cào đến, hắn chấp nhận điều kiện không đ̣i người nữa rồi bảo bộ hạ lủi đi.
Quân đă bảo vệ được Tuyền nhờ dân làng. Quân biết bọn người của Lải Cào sẽ không dám quay lại, nhưng từ giờ cậu không dám đi khỏi vùng này, v́ chỉ cần sẩy chân là bị thanh toán như chơi. Đến lúc này, trải qua bao nhiêu sóng gió trên đường thiên lư t́m mẹ Quân vẫn tin cái tốt sẽ chiến thắng cái xấu xa bỉ ổi. Tất cả t́nh cảm tốt đẹp đó, Quân và những cô gái đau khổ kia, cả mẹ cậu nữa, chắc chắn sẽ được cứu thoát...
Đôi lứa xứng đôi
Về hoàn cảnh của Nguyễn Thị Tuyền, sinh năm 1973 trong một gia đ́nh nghèo ở xă Đồng Lạc (Yên Thế, Bắc Giang). Học hết trung học cơ sở, cô phải nghỉ học để phụ giúp gia đ́nh. Gần nhà Tuyền có Nguyễn Thị Hà thường xuyên chạy hàng trên biên giới. Hà thường sang nhà Tuyền cho quà cáp, thậm chí là tiền bạc. Rồi một lần nghe Hà dụ dỗ rủ đi buôn cùng, Tuyền đă đồng ư…
Hà lừa đưa Tuyền sang bên kia biên giới, Tuyền nhận ra th́ đă quá muộn, cô bị Hà giao cho một đám đàn ông dữ tợn rồi lấy 1,2 triệu đồng bỏ đi. Cùng đi chuyến ấy c̣n có ba cô gái khác là Cúc, Hải, Kim.
Việc làm của Quân đă tạo nên cách nh́n khác của những người bản địa với người Việt Nam. Họ càng lạ hơn là anh không bắt Tuyền phải làm vợ, làm nô lệ như đă nói trong cuộc mua bán.
Cả Quân và Tuyền đều thầm yêu nhau nhưng không ai dám nói. Giá như không có mẹ Quân tạo điều kiện cho họ nói với nhau một lời th́ chưa biết bao giờ họ mới chính thức là vợ chồng.
Người mẹ đứng ra làm chủ hôn, người làng dự đông đủ và t́nh cảm. Một năm sau họ sinh một bé gái, đặt tên là Dung, em bé sinh ra đă sớm lưu lạc cùng cha mẹ và bà nội. Lúc này đây, bà, và bố mẹ càng suy nghĩ hơn đến tương lai của bé mà chờ đợi cơ hội trốn thoát về Việt Nam để được sống cuộc sống thanh b́nh.
Kỳ 4: Cuộc trốn chạy... khỏi tổ quỷ sau 10 năm lưu lạc
Cơ hội đào thoát khỏi nhà bố dượng và ổ buôn người đă đến, nhưng cũng chính lúc ấy lại sinh ra những chia ly, cách biệt đến tận bây giờ.
Đi chợ và trốn thoát
Nhiều lần hai mẹ con Quân t́m cơ hội gia đ́nh bố dượng sơ hở để cả nhà trốn về Việt Nam. Nhưng ông bố dượng đă thuê bọn đàn em của Lải Cào làm tai mắt khi một trong bốn người ruột thịt của Quân ra khỏi làng. Hơn nữa, đối với bọn buôn người, để cho gia đ́nh Quân trốn thoát là mối đe dọa cho công việc làm ăn của chúng.
Khi gia đ́nh Quân trốn thoát, chắc chắn những đầu mối cung cấp gái bên Việt Nam sẽ bị lộ. Việc trông coi những người Việt, đuổi bắt khi họ bỏ trốn đồng nghĩa với sự tồn vong trong nghề buôn người của chúng. V́ thế, mỗi khi ai có ư định trốn mà chúng phát hiện ra chỉ có chết đ̣n; c̣n những ai bị bắt lại, sẽ không khác ǵ bị đẩy đến chỗ chết, có sống cũng thành tật.
Một dịp, nhân ông bố dượng vui vẻ, ba mẹ con Quân xin đi chợ huyện để sắm đồ cho vợ chồng Quân ra ở riêng. Ban đầu, ông bố dượng không bằng ḷng. V́ lâu nay, sợ mẹ Quân trốn nên đi đâu ông ta cũng bắt người trông coi. Quả thật, bà luôn t́m cơ hội trở về Việt Nam, đă trốn 5 lần th́ đều bị bắt lại, bị đánh cho thừa sống thiếu chết. Măi sau, ông bố dượng đồng ư v́ thấy họ bỏ lại bé Dung nên chắc không dám trốn.
Thế là họ đi chợ, không mang theo một thứ đồ dùng ǵ để gia đ́nh nhà chồng và bọn tai mắt của tên Lải Cào để ư. Sau khi lượn một ṿng mua vài thứ đồ ăn thức uống cần thiết và xem xét t́nh h́nh ba mẹ con lén ra mặt đường, rồi bắt xe thẳng hướng Việt Nam. Bốn ngày đêm lo lắng bị bắt lại, rút cục, họ đă đến gần cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) để vào đất Việt Nam.
Khi càng đến gần mảnh đất quê nhà, ai cũng hồi hộp v́ xa quê lâu ngày, giờ sắp được tự do. Ba người nh́n nhau khóc nức nở. Họ lại xuống xe, lội bộ, đi thêm một chặng dài, đến những ngọn núi xếp chồng xếp lớp, rồi đến một lối ṃn dẫn ra của khẩu Tân Thanh. Từ xa trong núi, họ nghe rơ tiếng c̣i xe ầm ĩ qua trạm kiểm soát, ở đó là tự do, là cuộc sống thanh b́nh mà mẹ của Quân, và vợ chồng Quân khát vọng đă lâu.
Nguyện làm con tin
Khi đến đây, mẹ của Quân đứng sững lại, không dám bước sang phần đất Việt, bà tần ngần nh́n về quê nhà, nước mắt dàn giụa. Quân tưởng mẹ xúc động quá nên chạy lại d́u mẹ đi. Nào ngờ, bà cầm lấy tay con nói trong nước mắt lưng tṛng:
- Hai đứa về, lo cuộc sống, các con con tương lai. Bảo mọi người ở nhà là mẹ vẫn khỏe, sẽ trở về sớm nhất!
Hai vợ chồng Quân sững người lại. Quân ngạc nhiên hỏi:
- Sao mẹ lại không về, đến quê nhà rồi mà, c̣n một đoạn đường nữa thôi mà?
- Không được con ơi! Con Dung c̣n ở đó, không thể bỏ nó. Mẹ nghĩ kỹ rồi, nếu đem bé Dung theo th́ chúng sẽ không để cho thoát cả. Mẹ chỉ đưa hai con đến đây, rồi quay lại với cháu của mẹ, nó c̣n nhỏ, không biết rồi sẽ gặp chuyện ǵ trong bàn tay của dượng con đâu.
Cả ba đều khóc. Quân không phải không nghĩ đến con, chỉ cần đưa được vợ và mẹ thoát khỏi ổ buôn người là anh sẽ quay lại t́m, cứu con gái sau. Hai vợ chồng Quân thương mẹ bao năm bị đày đọa, sống đời nô lệ, ốm yếu và già đi, nếu cứ chịu khổ như thế sẽ chẳng sống nổi để trở về nên giải pháp cứu thoát mẹ và vợ trước th́ Quân cho là hợp đạo lư. Nghĩ là thế và đă làm thế, tưởng mẹ nghe theo nhưng giờ lại có sự thay đổi.
- Mẹ già rồi, chẳng sống được bao lâu, phải quay lại để lo cho cái Dung! - Mẹ Quân bảo.
- Vậy, con đi cùng mẹ. Sống chết có nhau, con không thể bỏ mẹ một ḿnh được, như thế là mang tội bất hiếu. - Quân kiên quyết…
Thế là cả ba không ai nghe ai, tất cả cứ đ̣i trở lại cái nơi đă trốn chạy. Mẹ Quân thấy cứ kéo dài măi không tốt nên gắt:
- Nếu c̣n ở lâu, chắc bọn người của Lải Cào sắp đuổi đến nơi th́ không kịp…
- Không mẹ ơi, có về cùng về, có đi cùng đi...
- Được, hai đứa không về tao cắn lưỡi chết trước mặt bọn mày cho vừa ḷng.
Thế là ba người lại ôm nhau khóc. Bà mẹ xô hai đứa con sang bên phần đất Việt bằng hơi sức cuối cùng. Rồi bà khóc, chúng bước lùi đến đâu, nh́n mẹ cũng khóc đến đó. Bà c̣n đứng măi nh́n về đất Việt, ở đó, 15 năm rồi bà chưa được về. Và bây giờ, gần quá mà có về được đâu. Bà đứng nh́n cho đến lúc hai đứa khuất bóng sau sườn núi. Họ nép vào sườn đá núi bên đất Việt nh́n mẹ bị bọn đàn em của Lải Cào trói lại, đánh đập rồi đưa vào đại lục mất dạng... Hai vợ chồng Quân khóc suốt quăng đường về.
Lời khẩn cầu... dài hơn cuộc đời?
Sau khi về đến cửa khẩu Tân Thanh, vợ chồng Quân tŕnh bày với công an Tân Thanh mọi diễn biến vụ việc. Một mặt, công an thu xếp cho hai người về quê thuận lợi; mặt khác, kết hợp với công an tỉnh Bắc Giang để tiến hành bắt Nguyễn Thị Hà, cùng quê với Tuyền và một số đối tượng có liên quan. Nhưng khi t́m đến nơi th́ tất cả bọn chúng đă cao chạy xa bay khỏi địa phương. Vợ chồng Quân về quê báo với công an và chính quyền địa phương mong sự giúp đỡ cứu mẹ và con gái...
Giờ đây, Cuộc sống đă thay đổi nhiều. Chị gái Quân đă lấy chồng, hai đứa em cũng đă lớn. Trong căn nhà của Quân, ngoài hai vợ chồng, hai em giờ có thêm hai đứa con là Cao Thị Hạnh - 3 tuổi, Cao Thế Trung hơn một tuổi. Quân bảo: "Đến nay vẫn không có tin ǵ của mẹ và con, không biết lần trở về ấy mẹ tôi có sống được nổi không? Và con gái của tôi bây giờ không biết ra sao.
Chúng tôi cũng được biết, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành đă có nhiều biện pháp nhằm giải cứu mẹ và con gái của anh. Nhưng đến nay, mọi nỗ lục đang gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân Quân cho biết, nếu có khoảng chục triệu đồng tiền Việt, anh đă đi cứu mẹ và con từ lâu chứ không để đợi đến giờ.
Gia đ́nh Quân có mẫu ruộng trồng lúa màu, năm vừa qua lại bị băo, mất mùa liên miên, chỉ đủ cho gia đ́nh sáu miệng ăn nên khát vọng góp tiền đi cứu mẹ và con vẫn chưa thể thực hiện. Anh bảo, sắp tới sẽ đi làm thêm để góp lộ phí cứu người. C̣n vay, ở vùng quê này lấy đâu ra số tiền nhiều đến thế.
Mong các cơ quan ban ngành, tổ chức, cá nhân có tấm ḷng nhân đạo hăy giúp đỡ Quân để bước đường cứu mẹ và con gái trong ổ buôn người được thuận lợi hơn, chắc chắn hơn. Mong rằng, trên đường thiên lư cứu mẹ và con gái, Cao Văn Quân sẽ b́nh an, sớm đưa được người nhà trở về đoàn viên.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.