Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung lần thứ ba tại Washington chứng kiến “tương quan lực lượng” dường như thay đổi với sự “tự tin” hơn của Bắc Kinh. Hai nước cũng tŕ hoăn các vấn đề phức tạp khi chú trọng mục tiêu chính trị trong nước.
Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung lần thứ ba diễn ra tại hủ đô Washington kết thúc hôm qua trong nỗ lực đưa ra giải pháp hạ nhiệt bất đồng giữa hai cường quốc tập trung vào tài chính, quy chế và thương mại.
Trong đối thoại, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy F. Geithner ghi nhận “tiến bộ của Trung Quốc trong việc áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu”. Ông Timothy cũng cho biết hai nước sẽ phối hợp, xây dựng quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn thông qua các cuộc đối thoại, kêu gọi Trung Quốc cần cải tổ hệ thống tài chính và phải chuyển dịch nền kinh tế theo hướng đáp ứng nhu cầu nội địa.
Phía Mỹ tái khẳng định sẽ cải thiện hơn nữa nền tài chính nước này, tập trung vào thị trường lao động và hệ thống tài chính.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cho biết Mỹ cần phải có lộ tŕnh rơ ràng đáp ứng đ̣i hỏi của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, giảm bớt hạn chế xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao cho Trung Quốc, công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi và công bằng cho các công ty của Trung Quốc đầu tư làm ăn tại Mỹ cũng như tránh chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại.
Về chính sách tiền tệ, Mỹ thúc giục Trung Quốc dừng việc thao túng tiền tệ bất công bằng, cần nâng giá đồng Nhân dân tệ mà theo Mỹ thấp hơn so với giá trị thực đến 40% đang ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Mỹ.
Nhiều quan chức của Mỹ đang nỗ lực gây áp lực cho Trung Quốc, yêu cầu nước này cho phép đồng Nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD và giải quyết lạm phát bằng cách tăng lăi suất. Đổi lại, Trung Quốc lo ngại về khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ của Mỹ dự kiến lên đến 1.400 tỷ USD trong năm nay, muốn Washington có những cam kết trấn an số nợ trái phiếu trị giá 1.150 tỉ USD của Mỹ.
Giới quan sát cho rằng, trong ṿng đàm phán lần này, Trung Quốc trở nên tự tin hơn rất nhiều qua việc đưa ra nhiều yêu cầu đối với Mỹ trên nhiều phương diện từ kinh tế, ngoại giao, quân sự, nhân quyền đến khoa học kỹ thuật, khác hẳn so với 2 cuộc đối thoại trước đây chủ yếu do phía Mỹ đưa ra. Điều này cho cả Mỹ và thế giới thấy rằng, Trung Quốc đang trong thế tự tin cạnh tranh với Mỹ, trong khi Mỹ đang phải cố gắng t́m lại thế cân bằng về kinh tế đối với Trung Quốc thông qua đối thoại.
Mai Linh__DV
(tổng hợp)