R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Đứa con độc nhất của trùm diệt chủng Pol Pot kiên quyết không nhận cha
Ba lần sảy thai liên tiếp của người vợ đầu, đứa con gái độc nhất được sinh ra bởi người vợ thứ hai với tuổi thơ tự kỉ kiên quyết không chịu thừa nhận cha ḿnh là kẻ đứng đầu thảm họa diệt chủng kinh hoàng trong lịch sử Campuchia… dường như đó chính là cái giá phải trả cho những tội ác mà Pol Pot đă gây khi đă thảm sát 26 % dân số Campuchia…
Kẻ đứng sau cái chết của hơn 2 triệu người Campuchia
Pol Pot có tên thật là Saloth Sar, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1928. Y là người lănh đạo đội quân Khmer Đỏ, kẻ tạo nên một chế độ diệt chủng kinh hoàng trong lịch sử Campuchia mang tên của chính ḿnh. Ngược với bề ngoài giản dị trong bộ áo quần bà ba đen, Pol Pot vô cùng sành điệu khi chọn các ḍng xe sang trọng, đầy quư phái như Limousine… Và cũng ngược với vẻ ngoài có phần hiền lành, Pol Pot thực sự là nỗi khiếp đảm của dân tộc Campuchia cũng như những người dân chuộng ḥa b́nh trên toàn thế giới trong suốt một thời gian dài với tư cách là nguyên nhân cho cái chết của 26 % dân số Campuchia trong thời gian 4 năm cai trị.
Pol Pot bắt đầu tham gia hoạt động chính trị từ năm 1962 khi đang theo học ở Paris. Đến năm 1975, ông ta cùng với du kích quân giành được quyền lực sau một cuộc chiến chống chính phủ Campuchia với sự hậu thuẫn của quân đội Mỹ. Ngay sau khi giành được quyền lực, chiếm đóng được thủ đô Phnom Penh, kẻ độc tài đă ráo riết cho thực hiện ảo mộng của ông ta về một xă hội không tưởng, xoá bỏ sự tồn tại của tiền tệ, sở hữu cá nhân và tôn giáo. Binh lính của Pol Pot lùa người dân rời khỏi thủ đô Phnom Penh cũng như các thành phố để thành lập trại lao động ở các vùng nông thôn. Chính trong những trại lao động tập trung đầy khủng khiếp này, hàng ngh́n người đă bỏ mạng bởi bệnh tật và đói khát.
Trong khi đó, Pol Pot và các lănh đạo Khmer Đỏ khác vẫn không ngừng khoe khoang trên đài diễn văn rằng chúng chỉ cần một hay hai triệu người trong số dân chúng toàn cuộc để xây dựng một xă hội điền địa cộng sản không tưởng. Đối với những người khác th́ chế độ Pol Pot thực hiện theo câu châm ngôn “sống cũng chẳng được ǵ, chết cũng chẳng mất ǵ".
Trong cái nh́n của Pol Pot, trí thức và những nhà sư tôn giáo là những người thực sự không cần thiết cho chế độ của y. Chính bởi vậy, bất cứ ai bị nghi ngờ là tầng lớp trí thức đều bị coi là kẻ thù của nhà nước mới. Do đó, hàng trăm ngh́n người từng được đào tạo trong nước và nước ngoài bị tra tấn hay hành quyết bằng những cách thức dă man nhất. Những người này đă bị xiềng xích một cách dă man, thậm chí bị buộc phải đào mồ chôn chính ḿnh. Sau đó quân Khmer Đỏ đánh họ đến chết bằng những thanh sắt, những cái cuốc hay chôn sống họ. Pol Pot c̣n đưa ra một chỉ thị đầy kinh hoàng đó là không được phí đạn dược với kẻ thù. Vậy nên, những cách hành quyết của quân Khmer Đỏ vô cùng dă man với những vật dụng lao động là cuốc, thuổng, chày...
Chính phủ Khmer Đỏ của Pol Pot cũng xếp hạng dân theo tôn giáo và dân tộc. Pol Pot băi bỏ mọi tôn giáo và giản tán các nhóm thiểu số, cấm họ nói những ngôn ngữ của họ cũng như thực hiện các lễ nghi theo phong tục. Không những vậy, chính phủ của Pol Pot c̣n từ chối những lời đề nghị viện trợ nhân đạo trong khi hàng triệu người đang chết đói v́ thiếu lương thực thực phẩm và phải làm việc quá sức ở vùng nông thôn. Tất cả những chính sách dă man đó đă khiến cho khoảng thời gian cầm quyền của Pol Pot là nỗi ám ảnh trong lịch sử Campuchia. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1979, Pol Pot đă thực hiện một cuộc diệt chủng đại quy mô trên toàn lănh thổ Campuchia. Trong tổng số dân gần 8 triệu của Campuchia lúc bấy giờ, chế độ Pol Pot đă giết hại từ 1,5 tới 2,3 triệu người trong giai đoạn 1975-1979.
Một bức ảnh hiếm hoi chụp vợ con của Pol Pot. Ảnh: Spiegel
Sau khi bị lật đổ vào năm 1979, Pol Pot cùng các thuộc hạ thân tín dẫn theo lực lượng tàn quân rút vào rừng núi phía bắc Campuchia và vẫn tiếp tục hoạt động trong nhiều năm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, trong nội bộ quân Khmer Đỏ đă xảy ra nhiều tranh chấp quyền lực và mâu thuẫn lẫn nhau. Vào ngày 10 tháng 6 năm 1997, Pol Pot đă ra lệnh hành quyết Son Sen, người trong nhiều năm là cánh tay phải đắc lực của ông ta và mười một thành viên trong gia đ́nh ḿnh v́ họ muốn hoà giải với chính phủ Campuchia. Sau cuộc thanh trừng nội bộ này, Pol Pot chạy sang cứ điểm của hắn ở phía bắc.
Tuy nhiên, Pol Pot đă bị lănh đạo quân sự Khmer Đỏ là Ta Mok bắt giữ và kết án quản thúc tại gia suốt đời. Đến tháng 4 năm 1998, Ta Mok chạy vào rừng đem theo Pol Pot khi bị chính phủ mới tấn công. Không lâu sau đó vào ngày 15 tháng 4 năm 1998, Pol Pot đă chết v́ bệnh tim. Xác Pol Pot được thiêu tại vùng nông thôn Campuchia với khoảng vài chục thành viên Khmer Đỏ tham gia. Theo lời kể của một số thành viên này th́ khi xác bị đốt, cánh tay phải Pol Pot đă nắm lại h́nh nắm đấm và giơ lên cao.
Đứa con gái độc nhất cùng tuổi thơ tự kỉ
Người vợ đầu tiên của Pol Pot là Khieu Ponnary, một kẻ đồng chí hướng chính trị với ông ta. Hai người đă gặp nhau vào năm 1949 tại Paris. Không lâu sau đó, Pol Pot và Khieu Ponnary kết hôn. Tuy nhiên, Khieu Ponnary không thể sinh cho Pol Pot một đứa con nào. Ngay trong thời điểm mà Pol Pot chiếm giữ được thủ đô Phnom Penh th́ cũng là lúc mà Khieu Ponnary bắt đầu có dấu hiệu của căn bệnh thần kinh. Thủ đô Phnom Penh khi đó đă trở thành địa điểm hàng đầu của chiến dịch “làm sạch” với những cuộc thảm sát, tử h́nh công khai diễn ra liên tục. Chỉ sau một thời gian ngắn, những đội quân Khơme Đỏ lúc đó, chủ yếu là những thanh niên từ 12 đến 17 tuổi, theo nguyên tắc “càng trẻ càng trong sạch” đă biến thủ đô nước Campuchia nhanh chóng trở thành một hoang mạc đẫm máu người.
H́nh ảnh những người dân hoảng sợ chạy tứ tung, những đứa trẻ đói lả, những cái đầu bị chặt bêu trên sào gỗ, những thi thể người ở khắp nơi... không c̣n xa lạ giữa thủ đô. Chính những h́nh ảnh này đă ám ảnh Khieu Ponnary, khiến “chị cả” của lănh tụ Khmer Đỏ chịu ác mộng hằng đêm. Có thai ba lần song Khieu Ponnary bị sảy thai 3 lần liên tiếp. Và không lâu sau đó, Khieu Ponnary đă ngă bệnh tâm thần và được đưa sang Pháp điều trị. Tuy nhiên, bệnh t́nh của Ponnary không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Trong khi đó, ở Campuchia, Pol Pot đă phủi tay với người vợ từng đồng chí hướng giờ đă “nửa tỉnh, nửa mơ” này.
Do không có con với người vợ cả, Khieu Ponnary nên Pol Pot quyết định đi bước nữa với người phụ nữ có tên là Mea Son. Sau một thời gian chung sống Mea Son đă sinh hạ cho Pol Pot một cô con gái, đặt tên là Mea Sitch. Tuy nhiên, cho đến nay thân phận của cô con gái tên trùm diệt chủng này vẫn được che giấu một cách bí mật và gần như không có ai biết về cuộc đời của giọt máu c̣n lại của kẻ diệt chủng Pol Pot.
Lần đầu tiên mà Mea Sitch được công khai trước dư luận là vào ngày 18/4/1998, khi Pol Pot chết và được hỏa thiêu. Ấn tượng về đứa con của trùm diệt chủng lúc bấy giờ là một cô bé nhỏ tuổi, khuôn mặt khiếp sợ, đứng núp sau người mẹ của ḿnh. Do được sinh ra trong một trại kín của quân Khmer Đỏ, cuộc sống lại chỉ biết đến núi rừng trong những cuộc hành quân chạy trốn theo cha nên Mea Sitch có vẻ rất nhút nhát. Không có bạn bè, không được học hành và vui chơi như những đứa trẻ cùng trang lứa nên Mea Sitch c̣n mắc chứng tự kỷ. Cuộc sống hằng ngày của Mea Sitch là những người đàn ông luôn được trang bị súng ống, đạn dược, khuôn mặt lạnh lùng,… Sau lễ tang của Pol Pot, Mea Sitch và mẹ đều biến mất một cách bí hiểm.
Phải đến 8 năm sau, người ta mới biết thêm những thông tin về con gái của trùm diệt chủng. Lúc này, Mea Sitch đang theo học tại trường trung học phổ thông hoang gia, chính ngôi trường mà cha ḿnh đă dùng vũ lực để đóng của. Lúc này, Mea Sitch đă khá lớn với dáng người mảnh dẻ và khuôn mặt thanh tú. Tuy nhiên, Mea Sitch đă đổi tên thành Sar Patchata, bởi mẹ cô, bà Mea Son đă tái hôn với Tep Kunnal, thư kư riêng của Pol Pot. Người ta nói rằng, đây chính là ước nguyện cuối cùng của Pol Pot.
Trước khi chết, Pol Pot đă buộc người thư kư của ḿnh thề phải chăm sóc cho mẹ con Mea Son và Mea Sitch. Chính bởi đó, dù không có t́nh cảm ǵ với Mea Son nhưng người thư kư này đă làm tṛn nhiệm vụ của ḿnh một cách chu đáo. Sau khi lấy thư kí của chồng cũ, Mea Son đă cùng người này làm các công việc liên quan đến khách sạn và nông nghiệp và nuôi nấng Mea Sitch. Mea Sitch đi học tại trường phổ thông hoàng gia bằng thẻ căn cước của người khác. Luôn được chăm sóc chu đáo và giấu kĩ các thông tin về cuộc sống thực của ḿnh nên giọt máu cuối cùng của Mea Sitch hết sức ngỡ ngàng khi được nghe nói về tội ác kinh hoàng mà cha ḿnh đă gây ra.
“Hai triệu người chết? Người ta không nói điều đó với tôi!”, Mea Sitch đă nói như thế khi được nghe về số người chết trong thảm họa diệt chủng Pol Pot. Bản thân Mea Sitch cũng không chịu thừa nhận ḿnh là con đẻ của Pol Pot. Mea Sitch luôn miệng khẳng định rằng ḿnh không phải là giọt máu cuối cùng của Pol Pot. Cô cũng tâm sự rằng ḿnh muốn làm nghề báo. Lần cuối mà báo chí Campuchia liên lạc được với Mea Sitch là vào năm 2004. Theo những ǵ mà Nhật báo Campuchia ghi lại th́ có vẻ như đứa con cuối cùng của Pol Pot muốn trở thành một kế toán và sẽ làm việc cùng mẹ ḿnh.
Đinh Minh
(Phụ nữ today)
|