Nguy cơ nhiễm xạ thấp nhưng hốt hoảng cao
TOKYO (AP) - Công nhân đang chật vật để làm nguội các ḷ phản ứng tại một nhà máy điện hạt nhân của Nhật vẫn đứng trước các rủi ro lớn nhất v́ có thể bị phơi bày trước tia phóng xạ. Nhưng đối với những người đă được di tản ra khỏi địa điểm, họ được coi như an toàn, cũng như 39 triệu người sinh sống tại vùng thủ đô Tokyo.
Phóng xạ đáng sợ tới mức nào?
Nhưng điều đó không chặn đứng được sự hoảng loạn ở chỗ khác. Các siêu thị ở Bắc Kinh và Thượng Hải của Trung Quốc đă hết sạch muối vào tuần này, giữa lúc người dân tích trữ muối v́ sự tin tưởng sai lầm rằng nó bảo vệ chống lại phóng xạ. Người Nga đă đổ xô đi mua rong biển, là thứ chứa nhiều iodine, và rượu vang đỏ, điều mà nhà chức trách Xô Viết khuyến cáo sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl.
Hiện có hai mối đe dọa chính từ nhà máy điện hạt nhân Dai-ichi ở Fukushima thuộc miền Đông Bắc nước Nhật: một từ các lơi của ḷ phản ứng và mối đe dọa kia từ các bể chứa nhiên liệu hạt nhân đă sử dụng rồi. Cả hai nguồn trên đă phát ra những lượng phóng xạ cao và nếu nhà chức trách không thể hạ giảm nhiệt độ xuống, những lượng phóng xạ lớn lao có thể tuôn ra.
“Nhiên liệu đă sử dụng là một nguồn phóng xạ giống như một bóng đèn là một nguồn phát ra ánh sáng,” theo lời ông Steve Crossley, một vật lư gia phóng xạ ở Úc. “Nếu bạn di chuyển ra xa, mức độ sẽ càng lúc càng giảm đi.”
Các công nhân tiếp cận với các ḷ phản ứng bị trục trặc đứng trước mối đe dọa lớn nhất khi họ cố gắng một cách vô vọng để làm nguội các ḷ phản ứng bị hư hại và thêm nước vào các bể chứa. Mức phơi bày cao có thể làm phỏng và nhiễm bệnh phóng xạ, gồm có buồn nôn, rụng tóc, ói mửa và hư hại các tế bào máu.
Bệnh ung thư tuyến giáp (thyroid cancer) được coi như nguy cơ trực tiếp nghiêm trọng nhất cho bất cứ ai bị phơi bày gần nhà máy nhất. Nhưng các viên thuốc potassium iodide có thể ngăn ngừa nó bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ chất iodine phóng xạ.
Các chuyên viên đă liên tiếp nói rằng những người ở bên ngoài bán kính di tản 12 dặm (20 km) đều an toàn. Nhật đă khuyến cáo thêm những người ở giữa bán kính 12 dặm và 20 dặm là hăy ở trong nhà, đóng các cửa ra vào và cửa sổ.
Nhưng các chính phủ ngoại quốc có vẻ cảnh giác hơn. Hoa Kỳ khuyên người Mỹ hăy ở xa nhà máy 50 dặm, và vài nước Âu Châu đă thúc giục công dân của họ rời khỏi Tokyo, dù cách đó 140 dặm, khoảng cách mà các chuyên viên cho rằng sẽ không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, sự ô nhiễm có thể lan rộng v́ gió. Những lo ngại về phóng xạ của người Mỹ đă khiến nhà chức trách bố trí thêm các máy ḍ phóng xạ ở bờ biển phía Tây và trên các lănh thổ ở Thái B́nh Dương, nhưng các viên chức cho rằng những mức phóng xạ độc hại sẽ không đi tới bất cứ nơi nào ở Hoa Kỳ.
Theo ông Gerald Laurence, một chuyên viên về an toàn phóng xạ và là một phụ tá giáo sư tại Đại Học Adelaide ở Úc, cần phải theo dơi đất hoặc cây cối trong những vùng gần nhà máy, và có thể không nên để cho trâu ḅ ăn cỏ tại một số vùng để ngăn ngừa phóng xạ đi vào sữa. Sau thảm họa Chernobyl vào năm 1986, liên hệ tới mức phóng xạ cao hơn nhiều, phóng xạ được thấy ở trong đất đai và đi vào cây cối, làm nhiễm độc sữa và thịt trong hàng thập niên sau đó.
Tuy nhiên, ông John Beddington, cố vấn trưởng về khoa học cho chính phủ Anh, nhấn mạnh rằng dù xảy ra diễn biến tệ hại nhất ở Nhật - với vật liệu hạt nhân bắn lên cao 1,640 feet (500 mét), cùng với gió mạnh thổi tới Tokyo và mưa - t́nh h́nh cũng không xấu như ở Chernobyl, được coi như thảm họa hạt nhân tệ hại nhất trên thế giới.
“Các vấn nạn đối với Chernobyl là người dân vẫn tiếp tục uống nước, tiếp tục ăn rau và cứ như vậy và các vấn nạn từ đó mà ra. Điều đó sẽ không xảy ra ở đây,” ông nói với Ṭa Đại Sứ Anh ở Tokyo.
Một diễn biến gây ác mộng khác nằm trong một giả thuyết trong một cuộc nghiên cứu vào năm 2000 của Ủy Ban Điều Hành Hạt Nhân Hoa Kỳ. Cuộc nghiên cứu tiên đoán rằng có thể có tới 26,000 cái chết v́ ung thư trên một bán kính 500 dặm trong trường hợp một vụ hỏa hoạn tại một bể chứa những thanh nhiên liệu đă sử dụng.
Hiện có những lo ngại về t́nh trạng của những thanh nhiên liệu tại một trong những bể chứa của nhà máy Fukushima sau khi một viên chức Hoa Kỳ nói tất cả nước trong bể đă cạn. Nhưng các kết quả của cuộc nghiên cứu trên căn cứ vào một t́nh huống tệ hại hơn nhiều so với ở Nhật, liên quan đến nhiều nhiên liệu hơn, ḷ phản ứng lớn hơn và trước đó không có biện pháp di tản. (n.n.)
Theo NV