Khi tất cả thế giới đang nín thở dơi theo cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản th́ một nhóm chuyên gia, kỹ sư nước này đang mạo hiểm cả mạng sống của ḿnh để ngăn chặn không cho cuộc khủng hoảng đó biến thành một thảm hoạ tiếp theo sau thảm hoạ động đất, sóng thần.
Hàng ngàn người sống gần khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đă được sơ tán đi nơi khác do lo sợ nguy cơ ṛ rỉ phóng xạ từ các ḷ phản ứng ở nhà máy này.
Tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi.
Nhưng trong khi hầu hết mọi người hối hả rời khỏi khu vực nguy hiểm th́ khoảng 180 chuyên gia vẫn ở lại, bất chấp thực tế rằng họ có thể bị bệnh nặng hoặc thậm chí là chết do nhiễm phóng xạ trong quá tŕnh chiến đấu nhằm chống lại nguy cơ tan chảy lơi ḷ phản ứng.
"Các chuyên gia ở lại nhà máy Fukushima Daiichi đang tham gia vào một công việc anh hùng. Ít nhất là đă có những bằng chứng chắp vá cho thấy, một số nơi trong nhà máy đang có độ nhiễm phóng xạ ở mức cao, có thể đe doạ đến tính mạng con người," cựu quan chức Bộ Năng lượng Mỹ - ông Robert Alvarez cho biết.
Những người ở lại nhà máy Fukushima giải quyết sự cố đều là những chuyên gia, kỹ sư có chuyên môn cao, kiến thức rộng và đầy kinh nghiệm.
Theo ông Richard Wakeford thuộc Viện Hạt nhân Dalton của trường Đại học Manchester, đối với phần lớn những người ở lại nhà máy Fukushimasaid giải quyết sự cố, họ chỉ coi đó là một ngày làm việc b́nh thường khác của ḿnh.
"Họ coi đó là công việc của ḿnh. Người Nhật Bản đặc biệt rất tận tuỵ với công việc. Họ sẽ coi đó như là nhiệm vụ phải làm."
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người b́nh thường trung b́nh có thể nhiễm khoảng 3,0 millisievert (mSv) chất phóng xạ một năm từ môi trường xung quanh, thuốc men hoặc các nguồn khác. Tuy nhiên, độ phóng xạ ở Fukushima Daiichi lúc này đă tăng lên mức kỷ lục 400 millisievert/một giờ. Lượng phóng xạ này đủ để gây hại cho sức khoẻ con người. Millisievert là đơn vị mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc (IAEA) sử dụng để đo độ bức xạ.
Một người b́nh thường có thể sẽ bị ốm khi phơi nhiễm khoảng 1.000 millisievert (tương đương với 1 Sievert).
"Thật khó có thể biết được toàn bộ bức tranh hiện giờ ở nhà máy Fukushima Daiichi nhưng chắc chắn, độ phóng xạ ở đây đang lên rất cao, đủ để gây hại cho con người," Tiến sĩ Ira Helfand, một thành viên của Tổ chức Các bác sĩ v́ Trách nhiệm Xă hội, cho biết.
"Những con người đó đang phải đối mặt với khả năng phơi nhiễm phóng xạ lớn và họ có thể bị bạch cầu hoặc ung thư tuyến giáp," ông Helfand cho hay.
Các chuyên gia đă học được nhiều bài học từ thảm hoạ Chernobyl cách đây 25 năm khi những đám mây phóng xạ lan khắp Ukraine, Belarus, Nga và đông Âu. Khi đó, một số ít các chuyên gia đă được cử đến Chernobyl nhưng không hề hoặc rất ít được bảo vệ trước bụi phóng xạ. "Đó là một sự hỗn loạn. Không có giám sát cũng chẳng có ai hiểu được về những nguy cơ," ông Wakeford cho biết.
Ngược lại, các chuyên gia và kỹ sư ở nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi được trang bị đầy đủ trang phục chống xạ và máy thở. Họ cũng được giám sát chặt chẽ và làm việc theo nhóm để hạn chế độ phơi nhiễm phóng xạ. Vấn đề ở chỗ, khi mức độ bức xạ lên cao hơn nữa th́ trang phục chống xạ cũng chẳng c̣n tác dụng.
Ngoài nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ, các chuyên gia và kỹ sư ở nhà máy Fukushima c̣n phải đối mặt với mối đe doạ khác cũng có khả năng đe doạ tính mạng của họ.
"Nếu tôi là họ tôi sẽ lo lắng hơn về nguy cơ xảy ra các vụ nổ liên quan đến khí hydro. Những vụ nổ đó sẽ rất lớn, đủ để thổi bay một lúc mái của hai toà nhà," ông Wakeford cho biết. Ông Helfan ví mọi việc diễn ra ở nhà máy Fukushima của Nhật Bản lúc này giống như “một bộ phim mạo hiểm."
Ông Wakeford cho rằng, các chuyên gia và kỹ sư Nhật Bản thừa hiểu, một ngày nào đó họ có thể phải đối mặt với t́nh huống nguy hiểm như thế này.
Tuy nhiên, theo ông Helfand, điều đó chỉ khiến cho họ trở nên dũng cảm hơn và công việc của họ trở nên đáng khâm phục hơn.
Đồng ư với quan điểm của ông Helfand, ông Wakeford nói thêm: "Các chuyên gia, kỹ sư trong nhà máy điện hạt nhân được đào tạo để hiểu rơ về những nguy hiểm nhưng điều đó chỉ làm cho họ thêm anh hùng khi chấp nhận ở lại để ngăn chặn thảm hoạ".
"Họ biết rằng, nếu có t́nh trạng tan chảy trong lơi của một ḷ phản ứng hạt nhân th́ chắc chắn sẽ có một thảm hoạ khủng khiếp xảy ra, ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn và một số lượng lớn người dân. Và họ đang hy sinh mạng sống của ḿnh để nỗ lực ngăn chặn t́nh huống xấu nhất này xảy ra. Tất cả chúng ta đều cần phải biết ơn họ."
Giáo sư Wakeford tiếp lời nói thêm: "Họ thật anh hùng. Không ai có thể nghi ngờ hay phủ nhận điều đó. Họ đúng là những người anh hùng thật sự và tôi xin cúi đầu trước họ."
Nhật Bản chỉ có 48 giờ để kiểm soát cuộc khủng hoảng hạt nhân đang ngày càng tồi tệ, các chuyên gia an toàn năng lượng nguyên tử cảnh báo hôm qua.
Các quan chức về hạt nhân ở Pháp cho biết họ rất lo ngại về khả năng ngăn chặn t́nh trạng nóng chảy ở nhà máy hạt nhân Fukushima I, sau khi bể chứa các lơi nhiên liệu bị hâm nóng quá mức và bắt đầu tan chảy. (Đọc thêm: Nóng chảy hạt nhân là ǵ)
Hàm lượng phóng xạ ở đêm qua đang ở mức "cực cao" tại nhà máy vừa bị thủng từ một vụ nổ trước đó. Điều này có nghĩa là phóng xạ có thể thoát ra ngoài bầu khí quyển. Cơ quan điện lực Tokyo - chủ sở hữu nhà máy - cho biết 5 công nhân đă thiệt mạng trong vụ nổ ở đây, hai người mất tích và 21 người bị thương.
Nổ gây hư hại ở một ḷ phản ứng trong nhà máy hạt nhân Fukushima I. Ảnh: TEPCO
Đêm qua, một quan chức hạt nhân cao cấp của Mỹ cũng khẳng định chính phủ Nhật Bản đă không nhận thức được đầy đủ tầm nghiêm trọng của t́nh h́nh tại nhà máy Fukushima và cảnh báo người dân có thể không được thông báo đầy đủ.
Gregory Jaczko, Chủ tịch ủy ban điều hành hạt nhân Mỹ USNRC, cảnh báo nếu hàm lượng phóng xạ lên mức "cực cao", các công nhân sẽ không thể tiếp tục các biện pháp sửa chữa tại nhà máy bởi họ buộc phải rời bỏ vị trí.
Nhật Bản đang phải dùng đến các biện pháp tuyệt vọng như dùng trực thăng đổ nước xuống khu vực.
Hàng ngh́n người vẫn đang chờ tiếp tế thực phẩm ở những vùng xa xôi bị cô lập trong khi tuyết bắt đầu rơi nặng hạt ở miền bắc Nhật Bản. Nhưng mọi con mắt vẫn đang đổ dồn vào nhà máy hạt nhân Fukushima I.
Hệ thống làm lạnh bị hỏng đă khiến nhà máy bị tê liệt hoàn toàn và làm nước bị đun nóng lên trong bể số 4. Đêm qua, Ủy ban điều hành hạt nhân Mỹ USNRC cho biết không c̣n nước trong bể, dẫn đến hàm lượng phóng xạ cực cao. Vụ nổ trước đó tại ḷ phản ứng số 4 cũng đă làm thủng bức tường bảo vệ quanh bể.
Nếu nước hết sạch, một quan chức hạt nhân Mỹ cảnh báo, sẽ không có ǵ ngăn chặn lơi nhiên liệu nóng dần lên và cuối cùng tan chảy. Vỏ ngoài của lơi cũng sẽ nổ tung với lực đủ mạnh để đẩy nhiên liệu phóng xạ lan ra một khu vực rộng.
Thierry Charles, quan chức tại Viện an toàn hạt nhân và bảo vệ phóng xạ của Pháp nói: "48 giờ tới sẽ cực kỳ quyết định. Tôi vô cùng bi quan, bởi từ hôm 13/3 tới giờ, tôi chưa thấy giải pháp nào có hiệu quả".
Khi được hỏi về khả năng xấu nhất của t́nh h́nh, ông nói: "Sẽ giống như thảm họa Chernobyl".
Vụ nổ tại nhà máy hạt nhân Chernobyl ở Ukraine hôm 26/4/1986 ước tính gây ra 57 ca tử vong trực tiếp và 4.000 người khác chết v́ ung thư. (Đọc thêm: Thảm họa Chernobyl )
Lầu Năm Góc đă ra lệnh cho lực lượng vũ trang, được cử tới để giúp khắc phục hậu quả tại Nhật Bản, rút lui xa nhà máy 80 km, xa hơn nhiều mức 20 km do chính phủ Nhật Bản đề ra.
Yukiya Amano, Tổng giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA, cũng tuyên bố t́nh h́nh là "vô cùng nghiêm trọng" và cho biết ông sẽ bay tới Nhật Bản hôm nay để đích thân giám sát t́nh h́nh.
Con số người được xác nhận sau thảm họa kép hôm 11/3 tại Nhật Bản hiện là 4.314 người và 8.606 người mất tích.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.