Đúng 24 Tết, hàng trăm hộ nấu bánh tét ở làng Chuồn (thôn An Truyền, xă Phú An, huyện Phú Vang) đồng loạt đỏ lửa, cho ra ḷ thứ bánh tét thơm, ngon, dẻo. Đây được xem là làng nấu bánh tét ngon nhất tại Huế kể từ thời vua Bảo Đại đến giờ.
Tại nhà bà Huỳnh Tấm (84 tuổi), hơn 600 đ̣n bánh tét đă “hết veo” khi khách đến lấy cách đây 1 tuần. Với cái lưng c̣ng, bà Tấm khom người lúi húi chuẩn bị nếp, mỡ cho hơn 1.000 đ̣n bánh tét sẽ được gói liên tục từ hôm nay (24 Âm lịch) cho đến hết 29 Tết.
Bà kể “Nhà tui đă 4 đời làm bánh, toàn bộ con cháu ai cũng biết gói bánh tét ngon. Bí quyết là phải lấy thứ gạo nếp từ ruộng Cửa của làng. Nếp vút thật sạch, chà cho hết bọt, để cho khô mới gói. Đậu xanh để cả vỏ vút với nước 3 lần rồi nấu với đồ màu cho thấm. Cộng thêm mỡ heo luộc vừa phải là sẽ có toàn bộ chất liệu ngon cho bánh”.
Gói bánh tét ở làng Chuồn
Và để chứng minh cho chất lượng, bà tét ngay một đ̣n bánh đang c̣n nóng hổi vừa vớt ra từ nồi sôi sùng sục. Tôi gắp một lát bánh tét đưa vào miệng th́ đúng là …không chê vào đâu được. Bánh rất dẻo, đậu xanh thơm quện với miếng thịt heo béo ngậy và rất thấm. “Đấy, thấy chưa chú, bánh Tét làng Chuồn gia truyền đó, ăn vào là nhớ cả đời”.
Ở xóm bên, nhà ông Hồ Văn Toàn (50 tuổi) có đến 10 người đang tất bật gói bánh. Huy động từ con rể cho đến dâu và cả cháu nhỏ nhưng vẫn gói không kịp. “Từ giờ tui không nhận đơn đặt hàng nữa. Nếu ai mua lẻ th́ c̣n chứ mua sỉ trên 20 cái là không kịp làm. Bánh ở đây ngon là nhờ nêm đồ màu vào đậu xanh và mỡ. Gia vị có tiêu, hành, nước mắm, bột ngọt, muối, đường. Nêm sao cho thấm là được” – ông Toàn tiết lộ.
Sau khi hỏi nhiều dân làng và theo mùi khói bốc lên sau những rặng tre già, chúng tôi đến nhà ông Đoàn Rạn (78 tuổi). Từ đời ông cố đă làm bánh nên ông Rạn có khá nhiều kinh nghiệm. “Chú biết câu: Gạo de An Cựu – Nếp thơm An Truyền không? Đây là những đặc sản tiến vua đó. Từ đời Bảo Đại, mỗi năm làng phải cống nạp cho vua 2 thúng lúa và 2 thúng nếp từ ruộng Cửa để vua ăn v́ đây là gạo, nếp ngon nhất Huế. Ngoài ra, vua sai phải lấy nếp này để làm bánh tét, sau đó dâng lên triều đ́nh để vua quan ăn tết.
“Ngoài các chất liệu thông thường th́ lá bọc bánh phải chọn lá chuối sứ để bánh xanh và giữ được bánh lâu từ 15-30 ngày. Buộc bánh vừa phải, không quá chặt để hơi nóng thấm vào kẻ hở bánh làm mềm nếp. Và đun ḷ bằng củi dương, thứ củi cháy rất lâu, dù củi cháy hết th́ phần than c̣n lại cháy thêm được 3 giờ nữa”.
Bánh tét làng Chuồn rất hấp dẫn
Bánh tét làng Chuồn từ lâu không tăng giá, từ 10-30 ngàn đồng/đ̣n bánh tùy theo kích cỡ to nhỏ. Nhiều nhà đă kèm thêm dịch vụ bỏ bánh tận nơi để phục vụ tối đa khách hàng. Rất đông người con ở làng Chuồn ra đi làm ăn gần Tết thường về quê lấy bánh biếu tết cho khách. Tiếng lành đồn xa, những địa phương khó tính như Đà Nẵng, Sài G̣n, thậm chí ở miền Bắc đă t́m về làng này mua bánh.
Năm nay, đi quanh làng thấy ai cũng hồ hởi, hỏi ra mới biết nhà nào cũng làm nhiều hơn vài trăm đ̣n bánh tét để bán cho khách.
Dưới đây là chùm ảnh về những “tuyệt chiêu” của “nghệ nhân” làng Chuồn làm ra chiếc bánh tét ngon nhất Huế.
Khu ruộng Cửa ở làng Chuồn nơi cho ra thứ nếp ngon tuyệt đỉnh để làm bánh tét
nếp từ ruộng Cửa đă được vút sạch trắng ngần
Đậu xanh được ngâm trong nước lâu
Chọn lá chuối sứ thích hợp nhất cho bánh xanh và giữ được lâu ngày đến 1 tháng
Đậu xanh sau khi trộn gia vị
Chọn thịt heo tươi
nhân bánh tét to gồm đậu xanh quấn thịt heo bên trong
Gói bánh tét trong mùi khói nấu bánh lan tỏa khắp nhà
những nồi bánh đỏ lửa suốt ngày đêm
Mỗi nồi chứa khoảng 50 đ̣n bánh tét
Bà Tấm vớt bánh chín ra
Bánh tét làng Chuồn thành h́nh
Từ đời Bảo Đại, bánh tét làng Chuồn đă là thứ bánh tiến vua, bánh vẫn chiếm vị trí số 1 tại Huế cho đến bây giờ
trộn bánh
Theo VTC